Câu hỏi tự luận Lịch sử 12 cánh diều Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 12 cánh diều.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều
CHƯƠNG 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)
BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945- 1954)
(19 câu)
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Trình bày khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Trả lời:
- Thế giới:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống.
+ Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc và phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
+ Quan hệ quốc tế diễn biến phức tạp và từng bước chịu sự chi phối của Chiến tranh lạnh.
- Trong nước:
+ Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do. Nhân dân Việt Nam trở thành người làm chủ đất nước, gắn bó và quyết tâm bảo vệ chế độ mới.
+ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã bị các nước đế quốc liên kết với các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá, xâm lược.
Câu 2: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ.
Trả lời:
Câu 3: Trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946-1950.
Trả lời:
Câu 4: Trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 (tháng 12-1946 đến tháng 2-1947.
Trả lời:
Câu 5: Trình bày khái quát diễn biến chính của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
Trả lời:
Câu 6: Trình bày khái quát diễn biến chính của chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
Trả lời:
Câu 7: Trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1951-1953.
Trả lời:
Câu 8: Trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1953-1954.
Trả lời:
Câu 9: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Hãy phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Trả lời:
♦ Đối với Việt Nam:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam.
- Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
♦ Đối với thế giới:
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai;
- Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ;
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 2: Theo em, vì sao thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lại cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh?
Trả lời:
Câu 3: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) trải qua những giai đoạn nào? Hãy lập bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây vào vở) về diễn biến chính của mỗi giai đoạn.
STT | Giai đoạn | Diễn biến chính |
1 |
Trả lời:
Câu 4: Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Đông Dương?
Trả lời:
Câu 5: Em hãy làm rõ tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Phân tích sự khác biệt về chiến lược và sách lược giữa thực dân Pháp và quân đội Việt Nam trong giai đoạn từ 1949 đến 1954. Liên hệ với chiến thắng của Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trả lời:
- Trong giai đoạn từ 1949 đến 1954, chiến lược và sách lược của thực dân Pháp và quân đội Việt Nam có sự khác biệt lớn.
+ Phía Pháp thực hiện kế hoạch Nava (1953) nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh bằng cách tập trung quân đội tại các vị trí chiến lược, thực hiện phòng ngự tại Điện Biên Phủ, nhằm dụ quân đội Việt Nam tấn công để tiêu diệt lực lượng chính quy của ta. Chiến lược này tập trung vào việc xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm vững chắc, được trang bị vũ khí hiện đại và quân số đông.
- Ngược lại, phía Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã áp dụng chiến tranh nhân dân với phương châm "đánh chắc, thắng chắc".
+ Quân đội ta đã tổ chức bao vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, xây dựng hệ thống chiến hào và pháo đài vững chắc, tiến hành những cuộc tấn công có kế hoạch và lâu dài, khiến cho quân Pháp rơi vào thế bị động và kiệt quệ về lương thực, trang bị.
+ Chiến lược của ta kết hợp giữa chiến tranh du kích và chính quy, linh hoạt trong từng giai đoạn, từng chiến dịch.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chứng minh sự khác biệt rõ rệt về chiến lược giữa hai bên.
+ Phía Pháp, với ưu thế về vũ khí, quân số nhưng bị gò bó trong các cứ điểm, không thể phát huy hết tiềm lực.
+ Trong khi đó, Việt Nam dù gặp nhiều khó khăn về trang bị, nhưng nhờ chiến lược đúng đắn và sự chỉ huy tài tình, đã đánh bại hoàn toàn quân Pháp, buộc Pháp phải ký Hiệp định Geneva, kết thúc chiến tranh.
Câu 2: Đánh giá vai trò của chiến thắng Điện Biên Phủ trong việc kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Phân tích chiến lược và sách lược của Đảng trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1950-1954).
Trả lời:
- Trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp (1950-1954), Đảng Cộng sản Việt Nam đã áp dụng chiến lược chiến tranh nhân dân, với sự phối hợp giữa đấu tranh quân sự và ngoại giao.
- Về mặt quân sự, Đảng đã phát động các chiến dịch lớn như Chiến dịch Biên giới, Tây Bắc và đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ. Song song với đó, Đảng cũng chủ động mở mặt trận ngoại giao, tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế và chuẩn bị cho hội nghị Geneva. Chiến lược này giúp Việt Nam giành thắng lợi toàn diện, buộc Pháp phải đàm phán chấm dứt chiến tranh. Đây là sự kết hợp khéo léo giữa thế trận quân sự và thế trận chính trị, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
---------------------------------
-------------- Còn tiếp ---------------------
=> Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)