Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Giáo án bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) sách Lịch sử 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 7: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945 – 1954)
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm, khai thác được thông tin, hình ảnh, tư liệu lịch sử về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Sưu tầm được tư liệu về một trong những nhân vật lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
3. Phẩm chất
Yêu nước: ý thức trân trọng, tự hào về cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trách nhiệm: tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương và sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.
Các lược đồ: chiến dịch Việt Bắc năm 1947, chiến dịch Biên giới năm 1950, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Các hình ảnh, tư liệu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954).
Một số đoạn video, đoạn phim tài liệu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954) như: Cuộc chiến giữa hổ và voi, Việt Nam – trên đường thắng lợi,….; Các bộ phim điện ảnh như: Hà Nội mùa đông năm 1946, Hoa ban đỏ, Kí ức Điện Biên, Đường lên Điện Biên,…
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
b. Nội dung: GV cho HS xem quan sát hình ảnh, đọc “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” trích trong Hồ Chí Minh toàn tập và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” được Hồ Chí Minh viết trong bối cảnh lịch sử nào?
- “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” có ý nghĩa gì?
c. Sản phẩm: Bối cảnh lịch sử, ý nghĩa của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 7.1 và trích lời Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
“… Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ …”. (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” trích trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Sđd, 2011, trang 534) | ![]() Chiến sĩ “Quyết tử” ôm bom ba càng đánh xe tăng địch trong những ngày Hà Nội mở đầu kháng chiến toàn quốc |
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” được Hồ Chí Minh viết trong bối cảnh lịch sử nào?
+ “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” có ý nghĩa gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem hình ảnh, lắng nghe lời trích, vận dụng hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu bối cảnh lịch sử, ý nghĩa của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Bối cảnh viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: được công bố vào tối ngày 19/12/1946, trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng với ý chí quyết tâm “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” của cả dân tộc đã giúp cho Đảng, Chính phủ vững vàng chèo lái con thuyền cách mạng đi đến thành công.
+ Ý nghĩa của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”:
Khẳng định khát vọng hòa bình, ý chí và quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.
Là lời hịch của non sông – lời hiệu triệu lịch sử, là một văn kiện có tính chất cương lĩnh chính trị, quân sự có giá trị thời đại sâu sắc.
Phác họa những nét cơ bản về đường lối chống thực dân Pháp, góp phần chỉ đạo, định hướng cho cuộc kháng chiến giành thắng lợi.
Để lại những bài bài học sâu sắc cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Là bài học sâu sắc đối với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” tuy rất ngắn gọn, nhưng là văn kiện quan trọng, mang tính chỉ đạo không chỉ trong những ngày đầu, mà còn có tác dụng định hướng cho sự phát triển của cả cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như sau này. Vậy, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam (1945 – 1954) diễn ra trong bối cảnh lịch sử và diễn biến chính như thế nào? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử ra sao? Bài học sẽ giúp các em hiểu rõ hơn những nội dung này. Chúng ta cùng vào Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày khái quát được bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954).
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.34, 35 và trả lời câu hỏi: Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.34, 35 để tìm hiểu về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). Gợi ý:
- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân, tổng hợp các từ khóa đã tìm được và trả lời câu hỏi: Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS: + Bối cảnh thế giới và bối cảnh trong nước sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là gì? + Bối cảnh đó đã tác động đến cách mạng Việt Nam như thế nào? - GV cung cấp thêm một số tư liệu về bối cảnh lịch sử (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV mở rộng kiến thức, tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà sử học thông thái”. - GV phổ biến luật chơi: + HS chia làm 4 đội chơi và trả lời câu hỏi: Tại sao tình hình Việt nam sau Cách mạng tháng Tám được ví như “ngàn cân treo sợi tóc”? + Đội nào lí giải chính xác, phù hợp nhất, đội đó là đội chiến thắng. - GV liên hệ, vận dụng thực tế, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Theo em, có cách nào ngăn chặn cuộc chiến tranh này không? Vì sao? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin, tư liệu và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - GV mời đại diện 4 đội chơi trả lời câu hỏi trò chơi “Nhà sử học thông thái”: Tình hình Việt nam sau Cách mạng tháng Tám được ví như “ngàn cân treo sợi tóc”: + Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành lập, đã mở ra một kỉ nguyên độc lập trong lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, nền độc lập của Việt Nam chưa được quốc gia nào công nhận. + Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động liên kết với nhau bao vây, chống phá từ nhiều phía.
+ Chính quyền cách mạng mới ra đời còn non trẻ. Nạn đói vẫn chưa được khắc phục. Hàng hoá khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Di sản văn hoá lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, tệ nạn xã hội còn phổ biến. Ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng. - GV mời đại diện 1- 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng (HS trả lời trên quan điểm cá nhân, đưa ra các lí lẽ để chứng minh cho quan điểm cá nhân). Gợi ý: Không có cách nào ngăn chặn cuộc chiến tranh này không bởi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động liên kết với nhau bao vây, chống phá từ nhiều phía. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chính phủ Pháp thực hiện dã tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Bối cảnh lịch sử * Bối cảnh quốc tế - Thuận lợi: + Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống. + Phong trào giải phóng dân tộc (ở nước thuộc địa, phụ thuộc), phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ (ở các nước tư bản) phát triển. - Khó khăn: + Quan hệ quốc tế diễn biến phức tạp. + Chịu sự chi phối của Chiến tranh lạnh. * Bối cảnh trong nước: - Thuận lợi: + Bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. + Nhân dân trở thành người làm chủ đất nước, quyết tâm bảo vệ chế độ mới. - Khó khăn: thù địch trong và ngoài nước chống phá, xâm lược. | |
Tư liệu 1: Sau thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Đảng ta và nhân dân ta chỉ mong muốn có cuộc sống hoà bình để xây dựng đất nước, chăm lo đời sống. Nhưng hoàn cảnh nước ta lúc đó lại vô cùng phức tạp, gần 30 vạn quân của nhiều nước đế quốc, dưới danh nghĩa Đồng minh vào tước vũ khí phát xít Nhật, rải ra chiếm đóng các thành phố, thị xã, kể cả Thủ đô Hà Nội, các đường giao thông huyết mạch, các vị trí trọng yếu về chính trị, quân sự, kinh tế ở hầu khắp nước ta. Bọn đế quốc có ý đồ và hành động khác nhau, nhưng đều chung một đã tâm lật đổ chính quyền Việt Nam độc lập, đưa dân tộc ta trở lại cuộc sống nô lệ. Trong các nước đế quốc thì thực dân Pháp có lực lượng và điều kiện hơn cả, quyết tâm xâm lược lại nước ta, đặt lại nền cai trị trên “đoá hoa đẹp nhất” trong vườn hoa thuộc địa của Pháp trước đây.... Vào lúc này, tình thế đất nước vô cùng hiểm nghèo. Chính quyền Tưởng Giới Thạch theo lệnh Mỹ, đã kí kết thoả thuận cho quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tưởng. Như thế, quân Pháp đương nhiên sẽ đổ bộ vào miền Bắc nước ta. Nếu ta đánh quân Pháp, chúng sẽ vu cáo ta chống lại Đồng minh. Quân Tưởng sẽ có cớ để dùng vũ lực lật đổ chính quyền ta, lập chính quyền tay sai, cài cắm lực lượng phục vụ cho âm mưu bành trướng sau này và gây sức ép buộc Pháp phải nhân nhượng thêm quyền lợi. Quân Pháp sẽ trắng trợn tiến đánh quân ta. Về phía ta, chính quyền còn non trẻ, mặt trận dân tộc thống nhất chưa được củng cố, lực lượng vũ trang còn ít ỏi và non yếu về nhiều mặt. Sức ta chưa thể cùng lúc dùng lực lượng vũ trang đánh lại cả hai kẻ thù. (Theo Chiến tranh Pháp - Việt bùng nổ vì đâu, Tạp chí Cộng sản, ngày 16/12/2011) |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về diễn biến chính
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ (1945)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 2, thông tin mục 2a SGK tr.35 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về diễn biến chính của của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm với các nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu về kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ (1945) + Nhóm 2: Tìm hiểu về những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950). + Nhóm 3: Tìm hiểu về bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953). + Nhóm 4: Tìm hiểu về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp thắng lợi (1953 – 1954). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1: Khai thác Hình 2, thông tin mục 2a SGK tr.35 và hoàn thành Phiếu học tập số 1. ![]() Hình 2. Quân dân Nam Bộ trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến năm 1945
- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về kháng chiến của nhân dân Nam Bộ chống thực dân Pháp xâm lược trở lại (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV mở rộng, liên hệ, cho HS cả lớp nghe bài hát Nam Bộ kháng chiến (nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài? https://www.youtube.com/watch?v=dcNSvOBrOik Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin, tư liệu trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 1 trình bày kháng chiến của nhân dân Nam Bộ chống thực dân Pháp trở lại xâm lược theo Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: + “Nam Bộ kháng chiến” được sáng tác vào năm 1946, năm xảy ra xung đột quân sự giữa Việt Nam và liên quân Anh, Pháp, Nhật trước khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, được lấy mốc là ngày 23/9/1945, khi các lực lượng quân sự Việt Nam chống lại việc Pháp tái chiếm Nam Bộ. + Bài hát như một lời hiệu triệu bằng âm nhạc vang dậy khắp trời Nam Bộ, thúc giục toàn dân xuống đường kháng chiến. + Gần 80 năm đã đi qua theo dòng thời gian, nhưng cứ vào những ngày tháng 9 lịch sử, mọi người vẫn nghe âm vang hào khí mùa thu kháng chiến năm xưa qua giai điệu trầm hùng, dũng tiến, kiên cường réo gọi: “Thuốc súng kém, chân đi không mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai nhưng thân trai nào kém oai hùng”. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1. - GV kết luận: + Ý đồ trở lại xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đã có ngay từ khi Nhật đầu hàng và quân Đồng minh chưa vào Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. + Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ nhằm giam chân quân Pháp và tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị kháng chiến lâu dài. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Diễn biến chính a. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược (1945) Kết quả Phiếu học tập số 1 về kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ (1945) đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1. | |||||||||||
Tư liệu 2: Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ (1945 – 1946) Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp cho nổ súng ở Sài Gòn. Ngay sáng 23/9/1945, trong khi quân và dân Sài Gòn đang chống trả địch quyết liệt, Xứ uỷ và Uỷ ban nhân dân Nam Bộ đã họp tại một địa điểm trên cây đường Cây Mai, Chợ Lớn (nay là số nhà 627 - 629, đường Nguyễn Trãi, Quận 5). Tham gia cuộc họp có Ung Văn Khiêm, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Nguyễn, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Văn Tiểng,... Hội nghị đã nhất trí điện ra Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh để xin phép phát động cuộc kháng chiến và trên thực tế, quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã buộc phải đứng lên kháng chiến vì quyền lợi của quốc gia dân tộc”. (GS. Trương Hữu Quýnh - GS. Đinh Xuân Lâm - PGS. Lê Mậu Hãn, Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, trang 861) ![]() ![]() Video: Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại. https://www.youtube.com/watch?v=NP4nDyP2RlM
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1950)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày khái quát được diễn biến chính của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1950.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Tư liệu, Hình 3 – 4, mục Em có biết, thông tin mục 2b SGK tr.35, 36 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1950.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS về diễn biến chính của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1950.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 2: Khai thác Tư liệu, Hình 3 – 4, mục Em có biết, thông tin mục 2b SGK tr.35, 36 và hoàn thành Phiếu học tập số 2.
![]()
- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về diễn biến chính những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1945 – 1950) (Đính kèm phá dưới Hoạt động 2.2). - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà sử học thông thái”. - GV phổ biến luật chơi: + HS chia làm 2 đội chơi. Lần lượt trả lời các câu hỏi GV đưa ra liên quan đến những nét chính của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950). + Sau thời gian 10 phút, đội nào có đáp án đúng, cung cấp nhiều thông tin hơn, đó là đội chiến thắng. Câu 1: Nêu nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng Cộng sản Đông Dương trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. Câu 2: Nêu nét độc đáo về chiến thuật của quân dân Việt Nam. Câu 3: Tại sao nói “Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp”? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin, tư liệu và hoàn thành Phiếu học tập số 2. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 2 trình bày khái quát diễn biến chính của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 – 1950 theo Phiếu học tập số 2. - GV mời đại diện các đội chơi lần lượt trả lời câu hỏi: Câu 1: Nét nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng Cộng sản Đông Dương trong: - Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947: chủ động phản công giành thắng lợi. - Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950: chiến dịch chủ động tiến công địch đầu tiên của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Câu 2: Nét độc đáo về chiến thuật của quân dân Việt Nam: phòng ngự, phản công, tiến công, bao vây, đánh điểm, diệt viện, truy kích,… Câu 3: Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời. Không gian địa lí của chủ nghĩa xã hội mở rộng từ châu Âu sang châu Á. Mỹ can thiệp vào chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương. Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chịu tác động của cục diện hai cực, hai phe. + Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 đã mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 2. - GV kết luận: Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, từ cuối năm 1946 đến cuối năm 1950, quân dân Việt Nam từng bước làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, tiến đến giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1950) Kết quả Phiếu học tập số 2 về Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950) đính kèm phía dưới Hoạt động 2.2.
| |||||||||||
……………….. |
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều