Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 1 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 1 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ?

Câu 1: Theo em để tìm hiểu về một chuyện xảy ra trong quá khứ cần xác định được những yếu tố cơ bản nào?

Trả lời:

Để tìm hiểu về một chuyện xảy ra trong quá khứ cần xác định được những yếu tố:

- Thời gian - Thời gian

- Không gian xảy ra - Không gian xảy ra

- Con người liên quan đến tới sự kiện - Con người liên quan đến tới sự kiện

Câu 2: Theo em sự cần thiết phải xác định thời gian đối với cuộc sống con người là gì?

Trả lời:

Sự cần thiết phải xác định thời gian đối với cuộc sống con người:

- Thời nguyên thủy, do việc kiếm sống khó khăn, con người không nghĩ đến thời gian và chưa có điều kiện để hiểu biết về thời gian. - Thời nguyên thủy, do việc kiếm sống khó khăn, con người không nghĩ đến thời gian và chưa có điều kiện để hiểu biết về thời gian.

- Khi cuộc sống đã khá hơn, con người có mong muốn ghi nhớ một số việc mình làm. Nhu cầu này tăng lên khi có nhiều việc liên quan với nhau và người ta cần biết được khoảng thời gian từ lúc bắt đầu cho đến lúc có kết quả như đã đạt được - Khi cuộc sống đã khá hơn, con người có mong muốn ghi nhớ một số việc mình làm. Nhu cầu này tăng lên khi có nhiều việc liên quan với nhau và người ta cần biết được khoảng thời gian từ lúc bắt đầu cho đến lúc có kết quả như đã đạt được

- Từ nhu cầu ngày càng bức thiết đó, con người bắt đầu quan sát trời, đất, cây, cỏ, sông, nước v.v... và đặc biệt là họ nhận thấy nhiều hiện tượng lặp đi lặp lại, những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với Mặt Trời và Mặt Trăng. Cơ sở để xác định thời gian là vượn người chuyển biến tôi nói quốc của của được bắt đầu từ đó.  - Từ nhu cầu ngày càng bức thiết đó, con người bắt đầu quan sát trời, đất, cây, cỏ, sông, nước v.v... và đặc biệt là họ nhận thấy nhiều hiện tượng lặp đi lặp lại, những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với Mặt Trời và Mặt Trăng. Cơ sở để xác định thời gian là vượn người chuyển biến tôi nói quốc của của được bắt đầu từ đó.

 

Câu 3: Lịch sử là gì?

Trả lời:

Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ của sự vật và con người, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay. Đó là lịch sử từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng nghìn năm đến thời đại chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI.

Câu 4: Vì sao đối với lịch sử việc tính thời gian cực kì quan trọng?

Trả lời:

Đối với lịch sử, việc tính thời gian cực quan trọng bởi vì:

- Lịch sử là quá khứ. Muốn dựng lại lịch sử, điều trước tiên là phải sắp xếp được sự kiện theo thứ tự thời gian.  - Lịch sử là quá khứ. Muốn dựng lại lịch sử, điều trước tiên là phải sắp xếp được sự kiện theo thứ tự thời gian.

- Chỉ có trên cơ sở thời gian, chúng ta mới thấy được con đường đi lên của lịch sử, giải thích được các mối quan hệ giữa các sự kiện, các thời điểm lịch sử.  - Chỉ có trên cơ sở thời gian, chúng ta mới thấy được con đường đi lên của lịch sử, giải thích được các mối quan hệ giữa các sự kiện, các thời điểm lịch sử.

- Có xác định được thời gian mới đánh giá đúng bản chất của lịch sử, không thể đứng ở thời kì này đánh giá thời kì khác, đó gọi là quan điểm lịch sử.  - Có xác định được thời gian mới đánh giá đúng bản chất của lịch sử, không thể đứng ở thời kì này đánh giá thời kì khác, đó gọi là quan điểm lịch sử.

Câu 5: Quá trình nào của xã hội loài người được gọi là lịch sử?

Trả lời:

- Mọi sự vật đang tồn tại xung quanh chúng ta đều phát sinh, tồn tại - Mọi sự vật đang tồn tại xung quanh chúng ta đều phát sinh, tồn tại và biến đổi theo thời gian.

- Quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người cũng vậy. - Quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người cũng vậy.

=> Quá trình đó chính là lịch sử.

Câu 6: Nguyên nhân để tính thời gian là gì?

Trả lời:

Nguyên nhân để tính thời gian:

- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian. - Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.

- Việc xác định thời gian là một nguyên tắc quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử. - Việc xác định thời gian là một nguyên tắc quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.

 

Câu 7: Em có hiểu biết gì về môn lịch sử?

Trả lời:

Môn lịch sử là một khoa học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

Câu 8: Nêu cơ sở để tính thời gian?

Trả lời:

Cơ sở để tính thời gian:

- Nhu cầu ghi lại những việc làm của con người trong quá khứ. - Nhu cầu ghi lại những việc làm của con người trong quá khứ.

- Quan sát các hiện tượng tự nhiên như trời hết sáng đến tối, hết mùa nắng đến mùa mưa,... - Quan sát các hiện tượng tự nhiên như trời hết sáng đến tối, hết mùa nắng đến mùa mưa,...

- Hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng. - Hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng.

Câu 9: Em có nhận xét gì về việc học lịch sử? Vì sao phải học lịch sử?

Trả lời:

- Nhận xét về việc học lịch sử: học lịch sử là rất cần thiết và bổ ích. - Nhận xét về việc học lịch sử: học lịch sử là rất cần thiết và bổ ích.

- Phải học lịch sử vì: - Phải học lịch sử vì:

+ Lịch sử giúp chúng ta hiểu biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước. Cha ông ta đã từng dạy: + Lịch sử giúp chúng ta hiểu biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước. Cha ông ta đã từng dạy:

“Con người có tổ, có tông

Như cây có cội như sông có nguồn”.

+ Lịch sử giúp chúng ta hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay. Cho nên năm 1942, trong tác phẩm Lịch sử nước ta, Bác Hồ đã viết: + Lịch sử giúp chúng ta hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay. Cho nên năm 1942, trong tác phẩm Lịch sử nước ta, Bác Hồ đã viết:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

(Lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh)

+ Học lịch sử còn để giúp chúng ta đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.  + Học lịch sử còn để giúp chúng ta đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.

Câu 10: Thời gian theo âm lịch được tính như thế nào?

Trả lời:

Cách tính thời gian theo âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái Đất là một tháng.

 

Câu 11: Em hãy đúc kết lại lí do cần phải học lịch sử là gì?

Trả lời:

Đúc kết lí do cần phải học sử: học lịch sử sẽ giúp chúng ta hiểu được toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ từ cội nguồn, từ sự cống hiến của dân tộc để từ đó chúng ta rút ra những bài học quý giá cho mỗi người, mỗi dân tộc.

Câu 12: Em hãy nêu sự khác nhau giữa lịch phương Đông và lịch phương Tây?

Trả lời:

Sự khác nhau giữa lịch phương Đông và lịch phương Tây:

Người phương ĐôngNgười phương Tây
Dựa vào sự tuần hoàn của Mặt Trăng tính tháng, tính ngày. Một tháng gọi là một tuần trăng có 29 - 30 ngày, gọi là âm lịch.Dựa vào thời gian Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời một vòng làm một năm và lúc đó họ tính được một năm có 365 hoặc 366 ngày, sau đó chia ra tháng, ngày gọi là dương lịch.

 

Câu 13: Học lịch sử liên quan đến lòng yêu nước như thế nào?

Trả lời:

Học lịch sử để chúng ta có được lòng tự hào chân chính về dân tộc, lòng yêu nước sâu sắc và bền vững để sống, học tập và lao động vì đất nước, vì dân tộc, vì nhân dân.

Câu 14: Em có nhận xét gì về lịch của các nước thời xưa?

Trả lời:

Lịch của các nước thời xưa:

- Thời xưa các nước chưa có chung một thứ lịch, các nước phương Đông như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc v.v... đều có lịch riêng trên cơ sở tính toán một năm có 360 ngày hay 365 ngày, chia thành 12 tháng, mỗi tháng có từ 29 đến 30 ngày. - Thời xưa các nước chưa có chung một thứ lịch, các nước phương Đông như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc v.v... đều có lịch riêng trên cơ sở tính toán một năm có 360 ngày hay 365 ngày, chia thành 12 tháng, mỗi tháng có từ 29 đến 30 ngày.

- Để giải quyết số ngày dư thừa trong năm, mỗi nước lại có cách làm riêng như Ai Cập thì thêm khoảng 5 ngày đầu năm, Trung Quốc thì thêm tháng nhuận. - Để giải quyết số ngày dư thừa trong năm, mỗi nước lại có cách làm riêng như Ai Cập thì thêm khoảng 5 ngày đầu năm, Trung Quốc thì thêm tháng nhuận.

- Người phương Tây, đặc biệt là người La Mã cổ đại, họ làm lịch với một cách tính một năm bằng 365 ngày, 4 năm lại có một năm nhuận 366 ngày (tháng Hai thêm một ngày).  - Người phương Tây, đặc biệt là người La Mã cổ đại, họ làm lịch với một cách tính một năm bằng 365 ngày, 4 năm lại có một năm nhuận 366 ngày (tháng Hai thêm một ngày).

Câu 15: Theo em, thành quả của quá khứ cần được nhìn nhận như thế nào? Lịch sử đòi hỏi những chứng cứ như thế nào?

Trả lời:

Quá khứ là cái đã qua, không thể quay lại. Không thể dùng suy luận đơn thuần hay dùng một công thức, một định lí để tạo ra một kiến thức lịch sử. Những sự vật hiện đang tồn tại trước mắt chúng ta là thành quả của quá khứ nhưng không thể suy từ đó ra những gì đã diễn ra trong quá khứ.

=> Lịch sử đòi hỏi những chứng cứ thật, đáng tin cậy.

 

Câu 16: Nêu cách giải quyết ngày dư thừa trong năm của một số nước thời xưa?

Trả lời:

Cách giải quyết ngày dư thừa trong năm của một số nước thời xưa:

 - Ai Cập thì thêm khoảng 5 ngày đầu năm

- Trung Quốc thì thêm tháng nhuận  - Trung Quốc thì thêm tháng nhuận

Câu 17: Em biết những di tích lịch sử nào ở địa phương em đang sống?

Trả lời:

Em đang sinh sống ở Hà Nội, có  di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò nằm trên phố Hỏa Lò, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi thực dân Pháp xây dựng vào năm 1896 với mục đích giam giữ tù nhân và những tội phạm chính trị. Nhà tù Hỏa Lò có diện tích lên đến 12.000 m², nơi đây chính là một trong những nhà tù lớn và kiên cố nhất Đông Dương thời điểm bấy giờ.

Sự kiện lịch sử quan trọng đó là vào tháng 3/1945, hàng trăm chiến sỹ cộng sản đã nắm bắt và lợi dụng thời cơ,  gần trăm tù chính trị "thăng thiên" qua tường thoát ra ngoài, trên 100 tù chính trị đã vượt ngục theo đường cống ngầm. Những ngày sau đó, lính Nhật có nới lỏng hơn, cho người nhà đến thăm tù nhân khá đông, kẻ ra người vào thăm nuôi khá lộn xộn. Lợi dụng tình hình này, tổ chức đã bí mật tuồn những bộ quần áo thường, cho anh chị em tù chính trị cải trang, trà trộn với đoàn người vào thăm nuôi, trốn thoát ra ngoài bằng đường cổng chính. Sau khi thoát khỏi nhà tù Hỏa Lò, các chiến sỹ cộng sản nhanh chóng trở về các địa phương, khẩn trương tổ chức chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945.

Câu 18: Em hãy xác định: từ thời điểm xảy ra các sự kiện ghi trên sơ đồ bên dưới đến hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ?

Trả lời:

●     Tính từ năm 40 (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) cho đến năm hiện tại là 1981 năm, 198 thập kỉ, 19 thế kỉ.

●     Tính từ năm 248  (khởi nghĩa Bà Triệu) cho đến năm hiện tại là 1773 năm, 177 thập kỉ, 17 thế kỉ.

●     Tính từ năm 542  (khởi nghĩa Lí Bí ) cho đến năm hiện tại là 1479 năm, hơn 147 thập kỉ, 14 thế kỉ.

●     Tính từ năm 938  (chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng ) cho đến năm hiện tại là 1083 năm, hơn 108 thập kỉ, 10 thế kỉ.

 

Câu 19: Hãy viết một đoạn văn ngắn về lịch sử ngôi trường em đang học ( trường được thành lập khi nào? Nó thay đổi như thế nào theo thời gian?...)

Trả lời:

Ví dụ:

Hình thành từ tháng 7 năm 1997, trường được đặt nhờ trên những dãy nhà cấp 4 của hợp tác xã Dệt Hành Thiện và chỉ được coi là một phân hiệu của trường THCS Xuân Hồng. Đến tháng 10 năm 1997 trường có tên là “Trung tâm chất lượng cao Hành Thiện”. Năm 1998 trường chính thức đổi tên thành trường THCS Xuân Trường cho xứng với tầm vóc của một trường cấp huyện. Năm 2004 trường được xây dựng chính thức tại Thị trấn Xuân Trường – Trung tâm huyện. Qua 20 năm xây dựng và phát triển, dưới sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện, PGD – ĐT huyện Xuân Trường và ban đại diện cha mẹ học sinh, Trường THCS Xuân Trường không ngừng nỗ lực xây dựng và phát triển để xứng đáng với niềm tin của các cấp chính quyền và nhân dân trong toàn huyện.

Câu 20: Hãy cho biết những ngày lễ quan trọng của Việt Nam sau dựa theo loại lịch nào: giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán, Ngày Quốc Khánh

Trả lời:

Các ngày lễ:

●     Giỗ Tổ Hùng Vương: dựa vào lịch âm

●     Tết Nguyên Đán: dựa vào lịch âm

●     Ngày Quốc Khánh: dựa vào lịch dương

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay