Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 3: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 3. ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỶ IV ĐẾN THẾ KỶ XIX (PHẦN 2)
Câu 1: Em hãy cho biết sự đa dạng của điều kiện tự nhiên tác động đến lịch sử của Ấn Độ thời phong kiến?
Trả lời:
Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ:
- Phía Bắc là những dãy núi cao như bức tường thành.
- Phía Đông Nam và Tây Nam giáp Ấn Độ Dương.
- Có sự hiện diện của các dòng sông lớn: sông Ấn, sông Hằng.
- Phía Tây và phía Đông là những đồng bằng châu thổ mà mỡ, trù phú được tạo nên bởi sự bồi đắp của sông Ấn và sông Hằng.
- Khí hậu thuận lợi (nền nhiệt và độ ẩm cao, mưa nhiều).
Câu 2: Vương triều Đê-li có vị trí như thế nào đối với Ấn Độ thời phong kiến?
Trả lời:
- Vị trí của vương triều Đê-li:
+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
+ Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 3: Điều kiện tự nhiên nào tạo thuận lợi cho giao thương, buôn bán của Ấn Độ phát triển?
Trả lời:
Điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi cho giao thương, buôn bán của Ấn Độ phát triển: Lãnh thổ Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á, được ví như tiểu lục địa. Phía bắc là dãy Hi-ma-lay-a hùng vĩ; ba mặt còn lại giáp biển tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương, buôn bán.
Câu 4: Vị vua nào đã đưa đế quốc Mô-gôn bước vào giai đoạn phát triển thịnh trị nhất?
Trả lời:
Năm 1556, Hoàng đế A-cơ-ba (1542 - 1605) lên nắm quyền, nỗ lực thống nhất Ấn Độ bằng các cuộc chinh phạt, đưa đế quốc Mô-gôn bước vào giai đoạn thịnh trị nhất.
Câu 5: Hoàn thành bảng thể hiện chính sách cai trị của vương triều Hồi giáo Đê-li?
Lĩnh vực |
Chính sách cai trị |
Chính trị |
|
Kinh tế |
|
Xã hội |
|
Văn hóa |
|
Kiến trúc |
Trả lời:
Lĩnh vực |
Chính sách cai trị |
Chính trị |
+ Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. + Nhà vua có quyền lực cao nhất. Ấn Độ chia thành nhiều khu vực hành chính do các tướng lĩnh Hồi giáo cai quản. + Các tín đồ Hindu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng. + Nhà vua Hồi giáo tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hy vọng thành lập đế quốc Hồi giáo. |
Kinh tế |
+ Nông nghiệp trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển. + Thủ công nghiệp và thương nghiệp tiếp tục phát triển. Nhiều thành thị mới xuất hiện, một số hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập. |
Xã hội |
+ Mặc dầu các ông vua thời Vương triều Hồi giáo Đê-li đã thực thi nhiều chính sách mềm mỏng để giữ yên và phát triển đất nước, nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tan đi nỗi bất bình trong nhân dân. + Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình. |
Văn hóa |
Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. |
Kiến trúc |
Xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới. |
Câu 6: Sự kiện nào đã lập ra Vương triều Gúp-ta?
Trả lời:
- Sự kiện đã lập ra Vương triều Gúp-ta:
+ Từ sau thế kỉ III TCN, Ấn Độ bị phân chia thành nhiều quốc gia nhỏ.
+ Đến đầu thế kỉ IV, Sanđra Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất được đất nước, lập ra Vương triều Gúp-ta.
Câu 7: Những chính sách cải cách kinh tế của vua A-cơ-ba có tác dụng như thế nào?
Trả lời:
- Chính sách kinh tế của vua A-cơ-ba:
+ Đo đạc lại ruộng đất
+ Thống nhất lại hệ thống đo lường và tiền tệ
- Tác dụng: Những chính sách cải cách kinh tế của vua A-cơ-ba đã giúp cho: sản phẩm nông nghiệp đa dạng, kinh tế hàng hóa phát triển.
Câu 8: Đọc thông tin trong bài và quan sát tư liệu 9.3, em hãy nêu những đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc Hồi giáo Đê-li.
Trả lời:
Nhiều công trình kiến trúc theo kiểu Hồi giáo được xây dựng, với đặc trưng rất dễ nhận biết bởi các tháp cao, mái vòm, cửa vòm, sân rộng và hoạ tiết trang trí bằng chữ Ả-rập cổ.
Câu 9: Xã hội Ấn Độ thời phong kiến phân hóa như thế nào?
Trả lời:
- Xã hội chia thành 4 đẳng cấp:
+ Đẳng cấp thứ nhất gồm: Quý tộc, tăng lữ, vũ sĩ, địa chủ.
+ Đẳng cấp thứ 2 gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
+ Đẳng cấp thứ 3 gồm: tiện dân, nô tì.
+ Đẳng cấp thứ 4 là những người “nằm ngoài xã hội”, có địa vị thấp kém nhất.
- Ngoài ra, xã hội Ấn Độ còn xuất hiện mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc.
Câu 10: Điểm chung giữa vương triều Mô-gôn và vương triều Đê-li là gì?
Trả lời:
Điểm chung giữa vương triều Mô-gôn và vương triều Đê-li là gì?
- Vương triều Đê-li do người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ lập nên.
- Vương triều Mô-gôn do một bộ phận người Hồi giáo gốc Mông Cổ lập nên.
⇒ Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn đều là những vương triều ngoại tộc theo đạo Hồi.
Câu 11: Em hãy tìm hiểu một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ thời Đê-li.
Trả lời:
- Văn hoá Ấn Độ có thêm yếu tố văn hoá mới là văn hoá Hồi giáo.
+ Về kiến trúc: Nhiều công trình kiến trúc theo kiểu Hồi giáo được xây dựng, với đặc trưng rất dễ nhận biết bởi các tháp cao, mái vòm, cửa vòm, sân rộng và hoạ tiết trang trí bằng chữ Ả-rập cổ.
+ Chữ Ba Tư được du nhập và trở thành ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ.
+ Cuối thời kì vương triều Đê-li, xuất hiện nhà văn hoá, nhà thơ lớn Kabir, những tác phẩm của ông viết bằng ngôn ngữ Hindi ngợi ca lòng trung thực, sống lương thiện và tinh thần khoan dung.
Câu 12: Thành tựu văn hóa nào của Ấn Độ thời Gúp-ta có ảnh hưởng đến ngày nay?
Trả lời:
- Thành tựu văn hóa của Ấn Độ thời Gúp-ta có ảnh hưởng đến ngày nay đó là thiên văn học, y học và văn học:
+ Thiên văn học: thời kì Gúp-ta, người Ấn Độ đã đưa ra được giả thuyết về Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục, làm cơ sở để chúng ta nghiên cứu và chứng minh tính đúng đắn về hình dạng của Trái Đất và chuyển động quay của Trái Đất.
+ Y học: các thầy thuốc biết phẫu thuật và khử trùng vết thương; biết chế tạo ra vắc-xin, => những thành tựu đó chính là cơ sở cho nền y học hiện nay.
+ Văn học: vở kịch Sơ-cun-tơ-la của nhà văn Ka-li-đa-sa vẫn được trình diễn và làm say đắm lòng người.
Câu 13: Cơ sở nào khiến văn hóa thời Mô-gôn đạt được nhiều thành tựu đáng kể so với thế giới đương thời?
Trả lời:
Cơ sở khiến văn hóa thời Mô-gôn đạt được nhiều thành tựu đáng kể so với thế giới đương thời: phát triển kinh tế, khuyến khích và thực thi tinh thần khoan dung tôn giáo, hòa hợp dân tộc.
Câu 14: Từ kiến thức có trong bài và tham khảo các nguồn tài liệu khác, em hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về lăng Ta-giơ Ma-han.
Trả lời:
Taj Mahal được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Mughal, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Tuy phần mái vòm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các phong cách kiến trúc. Việc xây dựng Taj Mahal đã bắt đầu tại Agra ngay sau cái chết của hoàng hậu Mahal Mumtaz vào năm 1632 và Taj Mahal được xây dựng trong khoảng thời gian 16 năm, sử dụng 20.000 công nhân và được hoàn thành vào năm 1648. Taj Mahal xây trên một khu đất rộng 304m và dài 580m. Chính giữa lăng là một khu nhà đáy hình bát giác, mỗi cạnh dài 100m. Lăng được xây bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ trên cao. Chính nhờ chất liệu đặc biệt này mà Taj Mahal có thể đổi màu tùy vào cường độ ánh sáng mặt trời, mỗi một khung giờ, lăng mộ lại có một màu sắc riêng, đặc biệt hơn cả là vào những đêm trăng sáng, Taj Mahal như một viên ngọc lấp lánh. Mái lăng hình vòm tròn bằng đá cẩm thạch trắng, xung quanh là 4 vòm tròn nhỏ. Bốn góc là 4 tháp nhọn cao 40m. Trong lăng được trang trí bằng nhiều tấm thảm khảm ngọc. Có những đường viền được trạm khảm bằng 12 loại đá quý. Lăng cao xấp xỉ 80m vươn lên trên trời xanh như một viên ngọc quý. Điểm nổi bật nhất là sàn nhà bằng đá cẩm thạch chia ô bàn cờ đen và trắng, 4 tháp cao (khoảng 40 m) ở 4 góc và vòm tráng lệ ở trung tâm. Trên lối đi có cổng tò vò được khắc những dòng kinh Koran. Sự tinh xảo và lộng lẫy hiển hiện rõ ràng trong từng cột đá, cứ 3 cm vuông được chạm khắc bằng 50 viên đá quý. Công trình lịch sử này có thể coi là biểu tượng của tình yêu với câu chuyện bất diệt của đức vua Shah Jahan dành cho hoàng hậu của ngài là Mahal Mumtaz.
Câu 15: Em có nhận xét gì về xã hội thời Gúp-ta?
Trả lời:
Xã hội thời Gúp-ta:
- Người dân Ấn Độ họ sống rất tự do, họ được làm mọi thứ mà không bị lệ thuộc vào ai.
- Tất cả mọi người làm việc đều được trả công, nhà vua không sử dụng những hình phạt thể xác để trừng phạt. người dân sống rất ôn hòa.
- Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn tồn tại chế độ phân biệt đẳng cấp, những người được gọi là chan-đa-la-xơ, là những người tầng lớp thấp, họ phải làm những công việc ô uế và họ phải sống tách biệt với mọi người.
Câu 16: Vì sao Vương triều Mô-gôn sụp đổ?
Trả lời:
- Xuất hiện sự bất mãn của dân chúng, những âm mưu chống đối, tranh giành quyền lực đã gia tăng.
- Hoàng đế cuối cùng của Vương triều là Ao-reng-dép phải gánh chịu hậu quả đó. Vương triều tồn tại 50 năm với dầy rối ren, cùng với sự xâm lấn của thực dân Anh, làm cho mất Bom-bay và Ma-drát. Vương triều Mô-gôn sụp đổ.
⇒ Nguyên nhân khiến vương triều Mô-gôn sụp đổ.
Câu 17: Trình bày sự giống nhau của Vương triều Gúp-ta và Vương triều Đê-li
Trả lời:
- Năm 232 TCN, Hoàng đế A-sô-ca bằng hà, Ấn Độ rơi vào tình trạng phân liệt. Hơn 500 năm sau, năm 320, Ấn Độ thống nhất lại dưới vương triều Gúp-ta. Vương triều Gúp-ta là vương triều phong kiến bản địa cuối cùng của miền Bắc Ấn Độ.
- Sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ, Ấn Độ tiếp tục rơi vào trình trạng chia cắt, phân liệt. Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm miền Bắc Ấn Độ, lập nên vương triều Hồi giáo đầu tiên, lấy Đê-li làm kinh đô
=> Điểm giống nhau giữa Vương triều Gúp-ta và Vương triều Đê-li là: được thành lập sau khi thống nhất miền Bắc Ấn Độ khỏi tình trạng phân liệt.
Câu 18: Theo em nét đặc sắc nổi bật nhất của Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta là gì?
Trả lời:
- Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua, qua 150 năm (319-476). Nét đặc sắc nổi bật của thời kỳ này là sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.
+ Đạo Phật phát triển mạnh dưới thời Gúp-ta: Sự truyền bá đạo Phật, lòng tôn sùng đạo Phật người ta làm nhiều chùa hang. Cùng với chùa là những pho tượng Phật điêu khắc bằng đá , trên đá.
+ Ấn Độ giáo cũng ra đời và phát triển.
+ Chữ viết chủ yếu là Phạn.
Câu 19: Nêu chính sách cai trị của từng vương triều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn?
Trả lời:
Chính sách cai trị của từng vương triều:
- Vương triều Gúp-ta: mở rộng và thống nhất phần lớn lãnh thổ Ấn Độ.
- Vương triều hồi giáo Đê-li: xác lập sự thống trị của người Hồi giáo, phân biệt sắc tộc giữa người theo Hồi giáo và người theo Ấn Độ giáo.
- Vương triều Mô-gôn: thực hiện nhiều chính sách để hòa hợp dân tộc.
Câu 20: Sự thịnh đạt của Ấn Độ dưới triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
- Sự thịnh đạt dưới thời Gúp-ta:
+ Dưới thời Vương triều Gúp-ta lãnh thổ Ấn Độ được mở rộng hầu khắp lưu vực sông Hằng, đến đầu thế kỉ V, đã thống nhất phần lớn bán đảo Ấn Độ.
+ Thời Gúp-ta, kinh tế Ấn Độ có những tiến bộ vượt bậc: Trong nông nghiệp, công cụ sản xuất bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi lớn được xây dựng. Buôn bản trong nước được đẩy mạnh. Ấn Độ có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.
+ Dưới Vương triều Gúp-ta đạo Phật tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nơi. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng Phật bằng đá),...
+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ ba vị thần chính: thần Sáng tạo, thần Thiện, thần Ác. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng.
+ Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Sanskrit (chữ Phạn). Chữ viết Ấn Độ phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Ấn Độ và có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều quốc gia như Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,...
+ Văn học: Văn học Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu to lớn. Văn học Hindu – mang tinh thần và triết lí Hindu giáo rất phát triển.