Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 kết nối Bài 19: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 19: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 9 KNTT.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức

CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

BÀI 19: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY. LIÊN BANG NGA VÀ NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

(17 câu)

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Trình bày xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh.

Trả lời:

- Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh:

+ Xu hướng đối đầu trong Chiến tranh lạnh dần được thay thế bằng xu thế đối thoại, hoà hoãn,...

+ Hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm, tích cực tham gia liên kết kinh tế trong các tổ chức khu vực và quốc tế.

+ Hoà bình là xu thế chủ đạo, tuy nhiên, nội chiến, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo vẫn diễn ra ở một số khu vực.

+ Một trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo xu đa cực, nhiều trung tâm với sự cạnh tranh của các cường quốc như Mỹ, Liên minh châu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc và Liên bang Nga.

Câu 2: Nêu tình hình chính trị, kinh tế Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay.

Trả lời:

♦ Chính trị

- Đối nội:

+ Trong những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình Liên bang Nga bất ổn do mâu thuẫn giữa các đảng phái về việc xác lập một thể chế chính trị mới. Tháng 12-1993, Hiến pháp mới được ban hành, xác lập thể chế Cộng hoà Tổng thống của Liên bang Nga. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nên tình hình chính trị nước Nga vẫn còn nhiều bất ổn.

+ Sang đầu thế kỉ XXI, tình hình chính trị Liên bang Nga dần ổn định, địa vị quốc tế được nâng cao.

- Đối ngoại:

+ Trong những năm 90 của thế kỉ XX, Liên bang Nga vừa theo đuổi chính sách đối ngoại thân phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ của các nước này về chính trị và kinh tế, vừa khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.

+ Sang đầu thế kỉ XXI, Nước Nga chú trọng thực hiện chính sách cân bằng Âu-Á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Trung Quốc, Ấn Độ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),...

♦ Kinh tế

- Liên bang Nga thực hiện cải cách, chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liệu bao cấp sang nền kinh tế thị trường qua hai giai đoạn:

+ 1991 – 1999: GDP tăng trưởng âm, lạm phát cao, thâm hụt ngân sách.

+ 2000 – 2021: GDP tăng trưởng khá cao, kiềm chế được lạm phát, thặng dư ngân sách. Nga là một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Câu 3: Trình bày tình hình kinh tế, chính trị của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay.

Trả lời:

Câu 4: Trình bày khái niệm đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

Trả lời:

Câu 5: Hãy trình bày bối cảnh lịch sử dẫn đến sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh.

Trả lời:

Câu 6: Nêu các nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991.

Trả lời: 

Câu 7: Liên bang Nga đã đối mặt với những khó khăn gì sau khi Liên Xô tan rã?

Trả lời:

Câu 8:  Hãy trình bày sự trỗi dậy của Mỹ trong trật tự thế giới mới sau năm 1991.

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (4  CÂU)

Câu 1: Hãy trình bày những thay đổi lớn trong cán cân quyền lực giữa các nước lớn sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Trả lời:

- Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cán cân quyền lực trên thế giới thay đổi rõ rệt. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, nắm giữ quyền lực vượt trội về quân sự và kinh tế. Trong khi đó, Liên Xô tan rã, và Nga trở thành quốc gia kế thừa nhưng không còn vị thế mạnh mẽ như trước. 

- Các nước lớn khác như Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Nhật Bản cũng dần vươn lên với ảnh hưởng kinh tế và chính trị đáng kể, tạo ra một trật tự thế giới mới, trong đó quyền lực được phân bổ đồng đều hơn giữa các trung tâm quyền lực đa dạng.

Câu 2: Phân tích tác động của toàn cầu hóa đến các nước đang phát triển trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh Lạnh.

Trả lời:

Câu 3: Phân tích sự thay đổi trong quan hệ giữa Mỹ và Nga sau Chiến tranh Lạnh. Các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến mối quan hệ này trong bối cảnh quốc tế mới?

Trả lời:

Câu 4: Chính sách ngoại giao của Mỹ đối với châu Á trong những năm gần đây có những thay đổi gì?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Tại sao Liên Xô tan rã đã làm thay đổi trật tự thế giới?

Trả lời:

- Sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991 đánh dấu sự kết thúc của một cường quốc đối trọng với Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, từ đó làm thay đổi hoàn toàn cán cân quyền lực quốc tế. 

- Khi Liên Xô sụp đổ, các quốc gia thuộc khối Đông Âu giành lại độc lập, và Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, định hình một trật tự thế giới đa cực nhưng tập trung chủ yếu vào quyền lực của Mỹ và các đồng minh phương Tây. Từ đó, các nước nhỏ hơn bắt đầu tìm kiếm các liên minh mới và vai trò của các tổ chức quốc tế tăng lên.

Câu 2: Vai trò của Mỹ trong việc thiết lập trật tự thế giới mới sau Chiến tranh Lạnh là gì?

Trả lời:

Câu 3: Tại sao các nước châu Á trở thành trung tâm kinh tế mới của thế giới sau Chiến tranh Lạnh?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy chứng minh nhận định sau: "Hiện nay, cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn". 

Trả lời:

♦ Chứng minh nhận định: "Hiện nay, cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn".

- Hiện nay, tác động từ cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, xu thế toàn cầu hóa cùng các biến động kinh tế - chính trị khác,… đã khiến cho so sánh tương quan lực lượng và sức mạnh của các nước lớn đã và đang có sự thay đổi nhanh chóng. Điều này đã thúc đẩy cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn.

- Biểu hiện:

Mỹ hiện nay tuy vẫn là cường quốc số một thế giới, song Mỹ đã suy giảm sức mạnh tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.

▪ Mỹ vẫn là nền kinh tế số một thế giới, tính chung cả về tổng GDP, lĩnh vực vốn và khoa học - công nghệ, nhưng vị thế đó đang đứng trước những thách thức to lớn, ngày càng bị thu hẹp với các trung tâm quyền lực khác. Mỹ từ chỗ chiếm 31% năm 2000 giảm xuống còn khoảng gần 25% GDP toàn cầu (năm 2021). Năm 2000, GDP của Mỹ gấp 12 lần của Trung Quốc, nhưng đến năm 2021 chỉ còn gấp khoảng 1,9 lần.

▪ Về chính trị, vị thế và uy tín của Mỹ có chiều hướng ngày càng giảm sút.

▪ Sức mạnh quân sự của Mỹ tuy còn vượt trội so với các quốc gia trên thế giới, nhưng khoảng cách so với các nước như Nga, Trung Quốc đang bị thu hẹp dần.

Trung Quốc đã vươn lên mạnh mẽ, vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới sau Mỹ và sức mạnh quân sự không ngừng được nâng cao.

▪ Sau hơn 30 năm cải cách, mở cửa, Trung Quốc đạt được những thành tựu thần kỳ, kinh tế phát triển nhanh liên tục (tốc độ trung bình 9,7%/năm), với GDP năm 2021 lên hơn 14 nghìn tỷ USD. Theo Ngân hàng Thế giới, năm 1980, GDP của Trung Quốc (khoảng 189 tỷ USD) bằng 17,4% GDP của Nhật Bản (1.087 tỷ USD) và bằng 6,6% GDP của Mỹ (2.863 tỷ USD); nhưng 32 năm sau (năm 2012), với khoảng 8.227 tỷ USD, GDP của Trung Quốc đã vượt GDP của Nhật Bản và bằng 50,6% GDP của Mỹ (16.245 tỷ USD). Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ lên đến 3.312 tỉ USD, đứng hàng đầu thế giới.

▪ Trung Quốc tăng cường đầu tư cho quốc phòng - an ninh, trở thành cường quốc toàn cầu, có vai trò quyết định các vấn đề quốc tế; ngân sách cho quốc phòng năm 2012 là 106,6 tỷ USD (đứng thứ hai sau Mỹ).

▪ Trung Quốc cũng trở thành cường quốc tầm cỡ thế giới về khoa học - công nghệ, được xếp hàng đầu thế giới về những ngành khoa học - công nghệ mũi nhọn như công nghệ thông tin, vũ trụ, gien, công nghệ xanh,...

Liên bang Nga đã có bước phục hồi và phát triển mạnh mẽ, trở lại là một trong những nước lớn hàng đầu về kinh tế, quân sự.

▪ Sau thời gian suy giảm kéo dài, từ năm 2000 đến năm 2014, kinh tế Nga đã có bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 6 - 7%/năm. GDP của Nga đạt khoảng 1.954 tỷ USD, có dự trữ ngoại tệ lên tới 527 tỷ USD (đứng thứ ba thế giới).

▪ Nga tiếp tục duy trì vị trí cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.

Liên minh châu Âu (EU) ngày càng có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu về kinh tế

▪ EU với 27 nước thành viên là một thực thể kinh tế lớn, có vai trò quan trọng hàng đầu thế giới. Năm 2012, GDP của EU đạt khoảng hơn 16.210 tỷ USD, chiếm khoảng 25% tổng GDP toàn cầu. EU còn là một trong những trung tâm khoa học - công nghệ của thế giới, nhiều lĩnh vực khoa học - công nghệ đứng đầu thế giới.

▪ EU có vai trò quan trọng trong việc thiết lập phần lớn các luật lệ thương mại và tài chính quốc tế thông qua các thể chế tài chính quốc tế như G8, IMF, WB, WTO,...

▪ Một số nước trong EU có sự tăng trưởng, phát triển nhanh chóng. Đặc biệt là Đức. Năm 2023, Đức đã vượt qua nb, vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

Nhật Bản tiếp tục duy trì địa vị cường quốc kinh tế, từng bước tăng cường sức mạnh về chính trị và quân sự, ngày càng có ảnh hưởng trên trường quốc tế.

▪ Năm 2010 – 2023, GDP của Nhật Bản đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Tới cuối năm 2023, quy mô của nền kinh tế nb tụt xuống vị trí thứ 4 thế giới, sau: Mỹ, Trung Quốc, Đức.

▪ Nhật Bản có nền khoa học - công nghệ phát triển cao, nhiều ngành khoa học - công nghệ của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới, nhất là công nghệ cao.

Ấn Độ đang phát triển để trở thành cường quốc kinh tế, quân sự.

▪ Sau hơn 20 năm cải cách kinh tế, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế luôn duy trì tốc độ phát triển ở mức cao (bình quân 7%/năm), trở thành một trong mười nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới. Năm 2012, GDP của Ấn Độ đạt khoảng 1.743 tỷ USD. Ấn Độ là nước có lực lượng lao động đông, tay nghề cao, giỏi tiếng Anh nên rất thuận lợi để phát triển kinh tế tri thức.

▪ Ấn Độ có tiềm lực quân sự mạnh, là cường quốc quân sự ở khu vực.

+ Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều nước lớn và sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các nước đó, trong những năm qua, thông qua quá trình hợp tác, liên kết, cạnh tranh, đấu tranh, đã hình thànhnhiều trung tâm, nhiều tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế mới trong một thế giới kết nối, toàn cầu hóa. Chẳng hạn: Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi (BRIC); Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Hợp tác kinh tế Á - Âu (ASEM); Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị - an ninh; Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB); Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR); Khu vực tự do thương mại châu Mỹ (FTAA); Các tổ chức kinh tế và chính trị (không có Mỹ) ALBA ở châu Mỹ; Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),...

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án Lịch sử 9 kết nối bài 19: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay