Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều Bài 8: Thực hành tiếng Việt
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
TL:THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NHẬN BIẾT
Câu 1: Phép liên kết là gì ?
Trả lời:
Phép liên kết là dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau nhưng cùng chỉ một đối tượng người, vật, hiện tượng....để thay thế cho nhau ở những câu khác nhau, từ đó tạo ra sự liên kết câu giữa chúng.
Liên kết có vai trò vô cùng quan trọng, nếu muốn có một đoạn văn hay mà mạch lạc thì người viết phải thể hiện được sự thống nhất của từng câu từng đoạn trong bài văn đó, khi đó mới có thể tạo ra cảm xúc cho bài viết. Phép liên kết giúp cho chúng ta có thể dẫn dắc người đọc đi từ nội dung này sang nội dung khác một cách hợp lý.
Câu 2: Có những hình thức liên kết nào ?
Trả lời:
- Phép lặp: Là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ để tạo ra sự liên kết giữa các câu, các đoạn chứa yếu tố đó.
- - Phép nối hay phép liên kết nối là phép sử dụng hai nhiều câu nhờ quan hệ từ hay cụm từ có tác dụng chuyển tiếp để liên kết với nhau, thì các liên kết đó được gọi là phép nối hay phép nối để liên kết.
- - Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương với mục đích giúp tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Hay nói một cách ngắn gọn thì phép thế là cách sử dụng ở câu đứng sau từ có tác dụng thay thế câu đứng trước.
THÔNG HIỂU
Câu 3: Đọc đoạn văn dưới đây và xác định các phép liên kết về mặt hình thức:
“Một ông bố đang đọc tạp chí và cô con gái nhỏ của ông cứ làm ông phân tâm mãi.
Để làm cho cô bé bận rộn, ông xé một trang in bản đồ thế giới ra. Ông ta xé nó ra từng mảnh và yêu cầu cô con gái đi vào phòng và xếp chúng lại thành một bản đồ hoàn chỉnh.
Ông chắc mẩm rằng cô bé sẽ mất cả ngày để hoàn tất nó. Nhưng chỉ sau vài phút cô bé đã quay trở lại với tấm bản đồ hoàn hảo……
Khi ông bố ngạc nhiên hỏi tại sao cô bé có thể xếp nhanh như vậy, cô bé đáp, “ Oh …. Cha, có một khuôn mặt của một người đàn ông ở phía bên kia của tờ giấy….con chỉ việc xếp theo gương mặt đó và sau đó con có được bản đồ hoàn chỉnh !”
Trả lời:
Trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết phép lặp và phép thay thế. Cụ thể như sau:
- Phép lặp: Lặp từ " ông" “cô bé”, ” bản đồ hoàn chỉnh “ - Phép lặp: Lặp từ " ông" “cô bé”, ” bản đồ hoàn chỉnh “
- Phép thế: - Phép thế:
+ ” ông “, ” ông ta “, ” cha ” thay thế cho ” ông bố “ + ” ông “, ” ông ta “, ” cha ” thay thế cho ” ông bố “
+ ” cô bé ” thay thế cho ” cô con gái nhỏ “ + ” cô bé ” thay thế cho ” cô con gái nhỏ “
+ ” nó “, ” chúng ” thay thế cho ” trang in bản đồ thế giới “. + ” nó “, ” chúng ” thay thế cho ” trang in bản đồ thế giới “.
Phép nối: " nhưng"
Câu 4: Tìm các phép liên kết có trong các đoạn trích sau:
a, Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
b, Tôi ngẩng cao đầu mới thấy tuổi của bà; chứ cứ nhìn bà chặt củi, nhổ sắn, nhìn bà đứng, bà đi thì không ai biết bà đã gần bảy mươi. Bà làm nhanh, đi nhanh, lưng thẳng. Bà không hút thuốc lào như u tôi, không ăn giầu.
c, Có cây lược anh càng mong gặp con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực.
Trả lời:
a, Phép thế
b, Phép lặp
c, Phép nối
Câu 5: Chỉ ra tính liên kết hình thức của các đoạn trích sau:
“Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vời vợi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.”
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Trả lời:
Đoạn văn của Nguyễn Thành Long có sự liên kết chặt chẽ bằng các phép liên kết sau: phép lặp: người, anh, suy nghĩ; phép nối: Và; phép thế: anh (thế cho người con trai).
Câu 6: Đọc đoạn văn sau và nêu tác dụng của phép liên kết:
“Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mời, thiên niên kỉ mới. Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.”
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Trả lời:
Đoạn văn của Vũ Khoan được liên kết chặt chẽ bằng các phép liên kết: phép lặp: thế kỉ, thiên niên kỉ, ai, hành trang, con người; phép thế: vậy, thế; liên tưởng: sử dụng trường từ vựng về thời gian (năm, thế kỉ, thiên niên kỉ, thời khắc, cổ, kim).
Câu 7: Đoạn văn dưới đây được trình bày theo hình thức gì ?
“Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình… Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường tron bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.” (Theo Xuân Diệu)
Trả lời:
Đoạn văn trình bày theo phép quy nạp: có câu chủ đề đứng cuối đoạn, nêu lên ý kết luận, khái quát lại nội dung của các câu đứng trước. Các câu đứng trước được trình bày bằng các thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận… hướng đến những nhận xét, đánh giá chung ở câu cuối đoạn.
VẬN DỤNG
Câu 8: Nêu tác dụng của biện pháp trình bày song hành trong đoạn văn dưới đây:
“Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương bằng hoa. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả. Cây khoai, cây dong nói bằng củ, bằng rễ. Bao nhiêu thứ hoa, bấy nhiêu tiếng nói.” (Theo Trần Mạnh Hảo)
Trả lời:
Đoạn văn trình bày theo phép song hành: là đoạn văn không có câu chủ đề. Mỗi câu trong đoạn triển khai một hướng của chủ đề đoạn nhưng không có câu mang ý khái quát toàn đoạn, không có ý này bao quát ý kia hoặc ý này phụ thuộc vào ý kia. Các câu có quan hệ ngang hàng, bình đẳng nhau về ngữ pháp. Do vậy, loại đoạn văn này thường dùng phép lặp cú pháp.
Câu 9: Nối các từ ngữ cột A với các từ ngữ cột B sao cho phù hợp
A | B |
1. Phép lặp từ ngữ | a, Sử dụng ở các câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước |
2. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng | b, Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước |
3. Phép thế | c, Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước |
4. Phép nối | d, Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước |
Trả lời:
1-c: Phép lặp từ từ - lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước
2-d: Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng - sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
3-a: Phép thế - sử dụng ở các câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước
4-b: Phép nối - sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước
Câu 10: Phân tích cách trình bày nội dung của các đoạn văn sau:
“ Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, chầu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm […] Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại […].” (Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh)
Trả lời:
Đoạn văn của Lê Anh Trà có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức:
- Về nội dung: - Về nội dung:
+ Các câu trong đoạn văn cùng hướng đến chủ đề ca ngợi lối sống giản dị của Bác Hồ. + Các câu trong đoạn văn cùng hướng đến chủ đề ca ngợi lối sống giản dị của Bác Hồ.
+ Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo trình tụ họp lí (lô-gíc): câu 1, 2, 3: Bác giản dị trong nơi ở; câu 4, 5: Bác giản dị trong trang phục; câu 6: Bác giản dị trong bữa ăn hằng ngày. + Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo trình tụ họp lí (lô-gíc): câu 1, 2, 3: Bác giản dị trong nơi ở; câu 4, 5: Bác giản dị trong trang phục; câu 6: Bác giản dị trong bữa ăn hằng ngày.
- Về hình thức: Các câu trong văn bản được liên kết chặt chẽ bằng các phép liên kết: phép lặp: nhà sàn, Người; phép thế: Người (thế cho vị Chủ tịch); phép nối: Và; phép đồng nghĩa: giản dị, mộc mạc đon sơ, đạm bạc. - Về hình thức: Các câu trong văn bản được liên kết chặt chẽ bằng các phép liên kết: phép lặp: nhà sàn, Người; phép thế: Người (thế cho vị Chủ tịch); phép nối: Và; phép đồng nghĩa: giản dị, mộc mạc đon sơ, đạm bạc.
Câu 11: Trong các đoạn trích sau đây, những phép liên kết câu và liên kết đoạn văn nào đã được sử dụng?
a) Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa. (Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục)
b) Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống. Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức. (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
c) Thật ra, thời gian không phải là một mà là hai: đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa là một khái niệm chủ quan của con người đơn độc. Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời gian. Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời gian là liên tục. (Thời gian là gì? trong Tạp chí Tia sáng)
d) Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. (Nam Cao, Chí Phèo)
Trả lời:
- (a): - (a):
+ Liên kết câu: trường học ở trường học (phép lặp); + Liên kết câu: trường học ở trường học (phép lặp);
+ Liên kết đoạn: + Liên kết đoạn: trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến ở như thế(phép thế).
- (b): - (b):
+ Liên kết câu: + Liên kết câu: Văn nghệ ở văn nghệ (phép lặp);
+ Liên kết đoạn: + Liên kết đoạn: sự sống ở Sự sống; văn nghệ ở Văn nghệ (phép lặp).
- (c): Liên kết câu: - (c): Liên kết câu: thời gian ở thời gian ở thời gian; con người ở Con người (phép lặp).
- (d): Liên kết câu: - (d): Liên kết câu: yếu đuối ở mạnh; hiền lành ở ác (liên hệ trái nghĩa).
Câu 12: Tìm các cặp từ ngữ trái nghĩa trong hai câu văn sau đây và cho biết chúng có tác dụng như thế nào trong việc liên kết câu.
“Thời gian vật lí vô hình, giá lạnh, đi trên một con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (tuyệt hảo bởi không bao giờ hư), tạo tác và phá huỷ mọi sinh vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó, thời gian tâm lí lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh lúc chậm với bao kỉ niệm nhớ thương về dĩ vãng, cũng như bao nhiêu dự trù lo lắng cho tương lai.”
(Thời gian là gì?, trong Tạp chí Tia sáng)
Trả lời:
- Các cặp từ ngữ trái nghĩa: - Các cặp từ ngữ trái nghĩa: Vô hình - Hữu hình; Lạnh giá - nóng bỏng; thẳng tắp - hình tròn; đều đặn - lúc nhanh lúc chậm
- Đoạn văn có chủ đề là phân biệt thời gian vật lí và thời gian tâm lí. Trong sự diễn đạt đặc điểm của hai loại thời gian, mối liên hệ giữa các cặp từ trái nghĩa tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa hai câu văn. - Đoạn văn có chủ đề là phân biệt thời gian vật lí và thời gian tâm lí. Trong sự diễn đạt đặc điểm của hai loại thời gian, mối liên hệ giữa các cặp từ trái nghĩa tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa hai câu văn.
Câu 13: Tìm các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và sửa lại.
a) Cắm bơi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
b) Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết. Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
Trả lời:
a): Theo sự diễn đạt này, các câu vi phạm liên kết nội dung: không cùng chung một chủ đề. Có thể sửa lại bằng cách thêm một số từ ngữ vào để tạo ra liên kết chủ đề giữa các câu:
Cắm bơi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ thì mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
b): Câu này vi phạm liên kết nội dung: trình tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí. Có thể chữa lỗi liên kết này bằng cách thêm vào cho câu 2 thành phần trạng ngữ chỉ thời gian để làm rõ diễn biến trước sau của sự việc:
Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết. Suốt thời gian anh ốm, chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng.
Câu 14: Tìm và chữa các lỗi liên kết hình thức trong các đoạn trích sau:
a) Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn.
b) Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông.
Trả lời:
a) Lỗi thay thế, từ nó trong câu 2 không thể thay thế cho loài nhện. Chữa: thay nó bằng chúng.
b) Lỗi dùng từ không thống nhất, từ hội trường không thể đồng nghĩa với từ văn phòng cho nên không thể thay thế được cho nhau. Chữa: bỏ từ hội trường trong câu 2 hoặc thay từ này bằng từ văn phòng.
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) về chủ đề: Uống nước nhớ nguồn. Trong đó có sử dụng các từ để liên kết và chỉ ra từ liên kết ấy ?
Trả lời:
“Uống nước nhớ nguồn” là một thói quen tốt. Thói quen tốt ấy được thể hiện ở việc ta biết ơn, kính trọng đối với thế hệ đi trước, những người đã tạo ra những “quả ngọt” để ta hưởng thụ hôm nay. Nó giúp cho con người biết nhớ về cội nguồn và trần trọng những gì mà mình đang sử dụng hay sở hữu. Vì thực tế, cần phải hiểu rằng, trong cuộc sống này, không phải thứ gì cũng tự nhiên mà có mà mọi vật đều có một nguồn gốc riêng, do những bàn tay tạo nên. Cái áo ta mặc, chiếc giày ta đi,… là bàn tay lao động vất vả của các bác công nhân tạo nên, ta có cuộc sống yên bình, hạnh phúc là nhờ có công lao to lớn của biết bao thế hệ cha anh trong thời chiến đã không tiếc thân mình để hy sinh, bảo vệ Tổ Quốc, dân tộc. Vậy nên, con người ta bên cạnh việc biết ơn thì cũng cần phải biết giữ gìn và trân trọng những thành quả ấy. Thế hệ chúng ta hôm nay, cần biết phát huy và bảo tồn đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, đó là một đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc.
- - Phép liên kết: “Uống nước nhớ nguồn” là một thói quen tốt. Thói quen tốt ấy được thể hiện…
=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt trang 104