Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 4: Văn bản thông tin (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 4: Văn bản thông tin (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 4

VĂN BẢN THÔNG TIN

Câu 1: Tóm tắt nội dung chính của văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hoá Việt Nam theo cách hiểu của em?

Trả lời:

Hà Nội là một vùng đất linh thiêng giàu văn hóa đồng thời cũng là trung tâm hội tụ đầy đủ những tinh hoa bản sắc của dân tộc từ folklore, lễ hội, dân ca, …đến cách sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, xã hội của Hà Nội đều rất phong phú, nhiều dáng vẻ. Bên cạnh đó, phong thái và khí chất của con người Hà Nội cũng rất khác, duyên dáng, phong lưu mà sang trọng. Từ cổ chí kim, trải qua ngàn đời, ngàn năm xây dựng và phát triển, Hà nội vẫn luôn là mảnh đất xinh đẹp, đáng tự hào của dân tộc ta.

Câu 2: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hoá Việt Nam ?

Trả lời:

- Ca ngợi nền văn hóa, nét đẹp lâu đời của mảnh đất Hà Nội

- Giới thiệu sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

Câu 3: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hoá Việt Nam là gì ?

Trả lời:

- Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt, sáng tạo.

- Giọng văn nhẹ nhàng, sâu sắc.

- Sử dụng sáng tạo kết hợp các phương thức biểu đạt nhằm phân tích đánh giá văn bản.

Câu 4: Nêu những thông tin về Thăng Long mà em biết ?

Trả lời:

Thăng Long: Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết lý do hình thành tên gọi này như sau: "Mùa Thu, năm Canh Tuất (1010) vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long"

Câu 5: Nền văn hóa Hà Nội được hình thành như thế nào ?

Trả lời:

- Văn hoá Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố:

+ Trữ lượng folklore (dân gian) phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích,... của vũng Đông, Nam, Đoài, Bắc kết tụ chọn loc và nâng cao trên cái có sẵn của vùng non nước Hồ Tây - Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán mà trở thành folklore Hà Nội.

+ Truyền thống lễ hội văn hóa dân gian, sinh hoạt văn hóa tôn giáo lâu đời

+ Văn hoá dân gian không tách rời mà kết hợp, hoà hợp với văn hóa cung đình và được “chính thức hoá" và “sang trọng hoá". Cái sang trọng bao giờ cũng là một sắc thái cần và bắt buộc của văn hoá Thủ đô, văn hoá Thăng Long - Hà Nội.

Câu 6: Những thông tin em biết về nhà sử học Trần Quốc Vượng ?

Trả lời:

Nhà sử học Trần Quốc Vượng: là một nhà nhà sử học, một giáo sư, một nhà khảo cổ học nổi tiếng Việt Nam. Ông được biết đến là một trong những người khởi nguồn cho lịch sử khảo cổ học Việt Nam. Ông được phong hàm Giáo sư vào năm 1980 khi ông 46 tuổi. Trong thời gian đó ông cũng đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Chủ nhiệm bộ môn Khảo cổ học; giám đốc Trung tâm liên văn hoá ĐH Tổng hợp Hà Nội; Trưởng môn Văn hoá học, ĐH Quốc gia Hà Nội, Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, chủ nhiệm CLB Văn hoá ẩm thực Việt Nam, Phó chủ nhiệm CLB Nghề truyền thống Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội. Ông là chủ tịch đầu tiên của Hội Sử học Hà Nội.

Câu 7: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Lễ hội Đền Hùng?

Trả lời:

- Giới thiệu về Lễ Hội đền Hùng

- Giới thiệu về Khu di tích đền Hùng

- Nêu thông tin cần biết khi đến khu di tích đền Hùng

Câu 8: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Lễ hội Đền Hùng là gì ?

Trả lời:

- Hình ảnh sinh động, chân thực

- Ngôn ngữ thực tế, rõ ràng

Câu 9: Nêu bố cục của tác phẩm Lễ hội Đền Hùng ?

Trả lời:

- Phần 1: từ đầu đến “nhân dân địa phương”: Tưng bừng khai mạc lễ hội đền Hùng 2019

- Phần 2: còn lại: Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội

Câu 10: Tóm tắt nội dung chính của văn bản Lễ hội Đền Hùng theo cách hiểu của em?

Trả lời:

Giới thiệu về lễ hội đền Hùng, về khu di tích lịch sử đền Hùng và nêu những thông tin cần thiết cho khách tham quan khi đến với đền Hùng.

Câu 11: Vị trí địa lý của khu di tích đền Hùng được miêu tả như thế nào ?

Trả lời:

- Thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ

- Là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

- Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.

- Xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây.

=> Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia

Câu 12: Nêu bố cục của tác phẩm Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận ?

Trả lời:

Đoạn 1: Từ đầu đến “ba ngày liên tục”

Giới thiệu về lễ hội Ka-tê

Đoạn 2: Tiếp theo đến “ý nguyện của mình”

Giới thiệu phần nghi lễ

Đoạn 3: Tiếp theo đến “như bị xóa nhòa”

Giới thiệu phần hội

Đoạn 4: Còn lại

Ý nghĩa của lễ hội Ka- tê

Câu 13: Phương thức biểu đạt của tác phẩm Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận là gì ?

Trả lời:

 Phương thức biểu đạt: Thuyết minh

Câu 14: Thể loại của văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận là gì ?

Trả lời:

Thể loại: Văn bản thông tin

Câu 15: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận ?

Trả lời:

Ca ngợi văn lễ hội Ka-tê của người dân tộc Chăm, một nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.

Câu 16: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận là gì ?

Trả lời:

- Thông tin được trình bày rất rõ ràng, cụ thể.

- Ngôn từ mạch lạc, phổ thông dễ hiểu

Câu 17: Chủ đề của bài viết  Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận là gì ?

Trả lời:

Nhan đề: lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận.

Đề tài: Viết về lễ hội dân gian Việt Nam.

=> Nhan đề văn bản có mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với đề tài bởi nó khát quát được đề tài của văn bản.

Câu 18: Phần hội của lễ hội Ka - tê có những đặc điểm gì ?

Trả lời:

- “Trong thời gian lễ hội, hoa đăng đều được thắp sáng trên mọi ngả đường.”

- “Tất cả những người tham gia lễ hội đều cảm thấy phấn chấn trước khi bước vào một vụ mùa mới.”

- “Khắp nơi là âm thanh vang vọng của các nhạc cụ dân tộc Chăm (trống Ghi-năng, Ba-ra-nung và kèn Sa-ra-nai) hoà quyện với giọng hát của nam thanh, nữ tú,...”

- “Trong các điệu hát tạ ơn thần linh, tổ tiên, các thiếu nữ Chăm thẹn thùng thả dáng cùng các điệu múa quạt, múa đội Thong-ha-la (cỗ bồng trầu). Việc trình diễn những điệu múa này để cầu các vị thần ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu và đời sống của người dân ấm no, hạnh phúc.”

Câu 19: Trong các đoạn văn sau đây, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để liên kết các câu trong đoạn?

“Nếu muốn thay đổi tính chất của các mối quan hệ với mọi người xung quanh, bạn phải ý thức rõ tác động của những gì mình nói ra. Có lẽ, chúng ta không cố tình gây tổn thương người khác bằng nhận xét của mình. Thật ra, chúng ta cứ nghĩ mình đang cư xử lịch thiệp hay thậm chí là ân cần, những biểu hiện trên gương mặt của người đối diện mới nói lên sự thật.”

Trả lời:

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn: Sử dụng phép nối: nhiều quan hệ từ hay cụm từ có tác dụng chuyển tiếp để liên kết với nhau, thì các liên kết đó được gọi là phép nối hay phép nối để liên kết:  Nếu;  Có lẽ; Thật ra

Câu 20: Em có nhận xét gì về tính liên kết trong đoạn văn dưới đây ?

“Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ? Bởi vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác? Đôi khi, lí do này đúng. Nhưng sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an. Đó là cách chúng ta tránh né người khác để họ không nhận thấy cảm giác thật của mình. Làm như vậy có thể hiệu quả nhưng nó chẳng giúp ích cho ai cả. Nó khiến mọi người xa rời nhau thay vì đoàn kết vì một mục đích chung. Chúng ta không bao giờ tìm thấy sự bình yên nếu cứ khăng khăng bảo vệ cải ốc đảo cô đơn của mình. Cố gắng theo đuổi mối liên kết chung với mọi người là con đường bằng phẳng nhất đưa chúng ta đến hoà bình. (Ca-ren Ca-xay)”

Trả lời:

+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế, nối, lặp

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.

+ Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Chúng ta cư xử thô lỗ vì đầu óc xao nhãng hay bất an nhưng chúng ta không nên làm như vậy mà nên theo đuổi mối liên kết chung với mọi người.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay