Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 7: Thơ tự do (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 7: Thơ tự do (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 7

THƠ TỰ DO

Câu 1: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

a.“ Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”.

(Hồ Chí Minh)

b.“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

(Ca dao)

Trả lời:

Biện pháp so sánh được sử dụng ở đây đã so sánh hình ảnh “Trẻ em như búp trên cành” vì sự tương đồng giữa 2 hình ảnh này đều nói về sự non, trẻ.

Biện pháp so sánh được sử dụng ở đây đã so sánh hình ảnh “Công cha” giống như núi Thái Sơn, còn “nghĩa mẹ” được so sánh với nước trong nguồn. Công cha, nghĩa mẹ và núi Thái Sơn, nước trong nguồn đều có sự tương đồng là: sự lớn lao, nhiều.

Câu 2: Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:

“Mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nếp một, như đường mía lau.”

Trả lời:

Điệu đặc biệt ở đây có tới 3 Sự vật so sánh “chuối ba hương”, “xôi nếp một”, “đường mía lau”. Ý chỉ công lao, nghĩa tình của mẹ được thể hiện trong rất nhiều mặt của đời sống.

Câu 3: Các em hãy nêu 5 ví dụ về so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng ?

Trả lời:

So sánh ngang bằng

So sánh không ngang bằng

+ Em xinh như hoa

+ Bạn Long cao như cái sào

+ Anh của tớ khỏe như voi

+ Anh em như thể chân tay

+ Thầy thuốc như mẹ hiền

+ Tuấn học giỏi hơn Nam

+ Tớ cao hơn cậu

+ Tuấn đá bóng giỏi hơn Nam

+ Bút bi khó viết hơn bút chì

+ Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Câu 4: Các từ “kim cương”, “ngôi sao sáng” trong các câu thơ sau có phải là biện pháp tu từ ẩn dụ không? Phân tích giá trị?

“Nghe dào dạt mười bốn triệu Miền Nam đang tỉnh thức

Khôn! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc

Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời

Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.”

Trả lời:

Những từ “Kim cương”, “ngôi sao sáng” trong đoạn trích là ẩn dụ để biểu thị những cái quý giá trong nhân phẩm, tính cách con người.

Câu 5: Tìm hiểu về tác giả Chu Thùy Liên?

Trả lời:

- Họ và tên khai sinh: Chu Tá Nộ, dân tộc Hà Nhì. Sinh ngày 21/07/1966. Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên.

- Bút danh khác: Ha Ni, Thanh Thuỳ, Nang Bua Khua

- Tốt nghiệp đại học sư phạm, ngành ngữ văn năm 1989. Thạc sĩ văn hóa học năm 2013. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó Trưởng Ban Dân tộc Tỉnh Điện Biên.

- Tác phẩm đã xuất bản:

+ Thơ: Lửa Sàn Hoa, Tập thơ,  NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003, Thuyền đuôi én, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2009, giải nhì năm 2010 Hội VHNT các dân tộc Thiểu số Việt Nam

+ Các tác phẩm khác: Xa Nhà ca: Trường ca dân tộc Hà Nhì. Tác phẩm sưu tầm biên dịch chung với tác giả Lê Đình Lai. NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000. Truyện cổ Hà Nhì (bảy truyện), NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2002.

Câu 6: Phương thức biểu đạt của tác phẩm Mùa hoa mận ?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm  + Tự sự

Câu 7: Nghệ thuật độc đáo nào được sử dụng trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mùa hoa mận?

Trả lời:

- Điệp từ: nhấn mạnh và khẳng định các hoạt động sinh hoạt diễn ra hàng ngày

- Ẩn dụ: tăng sức biểu cảm cho câu thơ, làm cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh và có tính hàm xúc cao, khiến cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe

- Nhân hóa: Giúp biểu thị suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, làm cho đồ vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, thân thiết với con người, giúp con người yêu quý và quý trọng thiên nhiên hơn.

Câu 8: Tâm trạng của người con xa quê được thể hiện như thế nào trong bài thơ Mùa hoa mận ?

Trả lời:

- Người đi xa nhớ lối trở về à tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương

- Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen.

- Những người miền Tây Bắc khi đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa.

Câu 9: Tìm hiểu về tác giả Hoài Vũ?

Trả lời:

-  Hoài Vũ, 1935

- Quê quán: Quảng Ngãi

- Phong cách nghệ thuật: Nhẹ nhàng, trong sáng, thiết tha

- Tác phẩm chính: Tiếng sáo trúc, Rừng dừa xào xạc…

Câu 10: Nêu bố cục của tác phẩm Đi trong hương tràm ?

Trả lời:

Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên

Khổ 2: Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau

Khổ 3: Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm

Khổ 4: Hương tràm trong tâm trí con người

Câu 11: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Đi trong hương tràm ?

Trả lời:

- Bức tranh Đồng bằng sông Cửu Long đầy sắc hương

- Khung cảnh sinh hoạt nơi sông nước

- Tình cảm nhớ thương của người đi xa khi nhớ về nhà

Câu 12: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Đi trong hương tràm?

Trả lời:

-- Biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ được sử dụng hiệu quả

- Ngôn ngữ thơ trong sáng thiết tha

Câu 13: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Đi trong hương tràm ? Và lý giải vì sao ?

Trả lời:

Em ấn tượng nhất với hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ :

"Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng

Hương tràm bên anh, mà em đi đâu"

"Bầu trời", "cánh đồng" là những thứ luôn tồn tại vĩnh hằng trong đất trời, là đại diện cho sự rộng lớn, mênh mông. Đối diện với hai không gian này, nhân vật trữ tình không khỏi cảm thấy lẻ loi, hiu quanh. Nếu trước kia, anh có "hương tràm", có "em" cạnh bên thì bây giờ, anh lại một mình bơ vơ với "hương tràm". Giống như bầu trời và cánh đồng, hương tràm vẫn luôn hiện hữu, duy chỉ có "em" là không. Câu hỏi tu từ "Hương tràm bên anh, mà em đi đâu" vừa là lời độc thoại mà nhân vật trữ tình tự hỏi mình, vừa là câu hỏi tha thiết mà "anh" hướng tới "em". Sau tất cả, nỗi ám ảnh nghịch lí còn - mất, nỗi ám ảnh về sự cô đơn đã khắc sắc trong tâm trí nhân vật trữ tình.

Câu 14: Lời hát của người lính biển mang thông điệp và ý nghĩa gì ?

Trả lời:

- Lời hát nhắc lại những kỉ niệm nơi hậu phương

- Kỉ niệm đi dạo dưới đêm trăng

- Những bức thư tình chưa biết gửi cho ai

=> Nỗi nhớ nhung của những người lính đảo nơi chiến tuyến

- Lời hát là lời khẳng định lòng chung thủy nơi biển đảo

- Đứng vững giữa muôn trùng sóng vì tổ quốc yêu thương

=> Dù trăm bề khốn khổ nhưng những người lính không quên nhiệm vụ của mình, rắn rỏi, ngang tàng

Câu 15: Từ đây em có nhận thấy điều gì về hoàn cảnh sống của những người lính đảo?

Trả lời:

- Hoàn cảnh sống khó khăn, khắc nghiệt

- Gió rát mặt, đảo liên tục thay đổi hình dáng => Địa hình nơi đảo xa khó khăn, hiểm trở

- Hình ảnh so sánh “sỏi cát bay - lũ chim hoang” => thể hiện số lượng sỏi cát bay mịt mù trong gió trời

- Cả người hát lẫn người xem toàn là lính trọc đầu => Đặc điểm của những người lính trên đảo

Câu 16: Em có cảm nhận gì về hình ảnh đất nước ta đang vùng lên đấu tranh giành độc lập ?

Trả lời:

- Vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù: "Những đêm dài hành quân nung nấu", "Xiềng xích chúng bay không khóa được… lòng dân ta yêu nước thương nhà".

- Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất: "Ôm đất nước những người áo vải/ Đã đứng lên thành những anh hùng", "Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa".

Câu 17: Biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào dùng để miêu tả hình ảnh đất nước quật cường và anh dũng ?

Trả lời:

- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.

=> Bức tranh đất nước được tạo nên bằng chất liệu hiện thực (đường nét tương phản đối lập).

 => Hình tượng giàu tính sử thi, là cao trào của cảm xúc, thâu tóm được tư tưởng toàn bài.

Câu 18: Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về nội dung bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi. Trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh

Gợi ý:

Đất nước của Nguyễn Đình Thi như một bài ca hát lên vẻ đẹp hùng cường của Tổ quốc và con người Việt Nam. Nhà thơ đã miêu tả đất nước trong hành trình đi lên từ những đau thương của chiến tranh cho tới khát vọng về một tương lai tương sáng, khi con người Việt Nam được làm chủ quê hương của mình, cùng nhau phát triển đất nước. Sâu bên trong từng câu chữ là niềm tự hào của tác giả về truyền thống của cha ông qua bao thế hệ và nhắc nhở mọi người về truyền thống "uống nước nhớ nguồn". Về mặt nghệ thuật, bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh mang sức gợi lên, giàu chất thơ, lồng trong tình yêu nước sâu sắc. Ngôn từ thơ giản dị , chan chứa yêu thương, niềm tự hào dân tộc. Ngoài ra, các biện pháp nghệ thuật cũng được sử dụng hết sức linh hoạt và nhuần nhuyễn.Bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một trong những tác phẩm hay nhất về đề tài đất nước trong nền thơ ca Việt. “Đất nước” đã khẳng định tên tuổi của Nguyễn Đình Thi, để ông xứng đáng góp mặt trong những nhà thơ xuất sắc nhất của văn đàn thơ của dân tộc Việt Nam ta.

Câu 19: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Đất nước ?

Trả lời:

- Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo.

- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc.

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật.

Câu 20: Theo em chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đất nước là gì ?

Trả lời:

- Cảm hứng chủ đạo: niềm tự hào mãnh liệt về quê hương, đất nước.

- Chủ đề: tình yêu đất nước.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay