Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Bài 5: Văn bản. Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Văn bản. Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)
VĂN BẢN. MÚA RỐI NƯỚC HIỆN ĐẠI SOI BÓNG TIỀN NHÂN
( 16 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Trình bày tác giả, tác phẩm Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
Trả lời:
a, Tác giả
Ko có tên tác giả cụ thể
b, Tác phẩm
- Thể loại: Văn bản nghị luận
- Xuất xứ: Theo tạp chí Heritage, số ra tháng 7/ 2019 tr.116 -118)
Câu 2: Văn bản được chia thành mấy phần? Nội dung chính của những phần đó là gì?
Trả lời:
Văn bản được chia thành 3 phần:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “đúc kết của nhiều thế hệ”: Sự ra đời của trò rối nước.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “để thật tròn vai”: Không gian biểu diễn đặc trưng của múa rối nước và đặc điểm của con rối nước
- Đoạn 3: Còn lại: Việc bảo tồn và phát triển rối nước.
Câu 3: Văn bản “Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân” thuộc thể loại nào? Em biết những thông tin gì về thể loại đó.
Trả lời:
- Thể loại: văn bản nghị luận
- Văn nghị luận là kiểu văn bản mà ở đó người nói, người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.
- Đặc điểm: Gồm luận điểm và luận cứ. Luận cứ gồm lý lẽ, chứng cứ. Lập luận là trình tự sắp xếp, tổ chức, bố cục của vấn đề nêu ra
Câu 4: Tóm tắt văn bản “Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân” bằng một đoạn văn ngắn
Trả lời:
Văn bản "Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân" giới thiệu về nghệ thuật múa rối nước. Bài giới thiệu từ sự ra đời của trò rối nước, không gian biểu diễn đặc trưng của múa rối nước đến các đặc điểm của con rối nước, việc bảo tồn và phát triển rối nước.
Câu 5: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản
Trả lời:
a, Giá trị nội dung
Văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về một loại hình nghệ thuật múa rối nước truyền thống của dân tộc ta. Qua đó thể hiện niềm tự hào, trân trọng cũng như cho thấy những thách thức và khó khăn của múa rối nước xã hội hiện nay
b, Giá trị nghệ thuật
- Lời văn rõ ràng, rành mạch
- Ngôn từ phù hợp với văn bản thông tin
- Văn phong mạch lạc, dễ hiểu
- Thể hiện những đặc trưng của một văn bản thông tin như nội dung, sapô, bố cục…
Câu 6: Em hãy nêu hiểu biết của mình về nghệ thuật múa rối nước.
Trả lời:
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống ra đời từ nền văn minh lúa nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống, và là một sáng tạo đặc trưng của người Việt Nam
Nghệ thuật trò rối nước có những đặc điểm khác với múa rối thông thường: dùng mặt nước làm sân khấu (gọi là nhà rối hay thủy đình), phía sau có phông che (được gọi là tấm y môn) tạo sân khấu biểu diễn múa rối nước y như ban thờ lớn ở Đình, chùa của người Việt, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã... trên "sân khấu" là những con rối (được làm bằng gỗ) biểu diễn nhờ sự điều khiển của những người phía sau phông thông qua hệ thống sào, dây... Biểu diễn rối nước không thể thiếu những tiếng trống, tiếng pháo phụ trợ
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Hãy nêu lại các chức năng thông thường của một sa-pô.
Trả lời:
Các chức năng của phần sa-pô trong văn bản là:
- Hoàn thiện tít (title), bằng cách nói rõ chủ đề bài viết và góc độ mà bạn lựa chọn, giúp độc giả hình dung bài viết sẽ nói gì.
- Tóm tắt thông tin, đưa ra thông tin chủ yếu của bài viết.
- Giải thích bài viết, chỉ ra tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này
- Nêu rõ hoàn cảnh, bài viết ra đời
- Thông báo bố cục, phát triển thông điệp cốt lõi của bài viết mà trong tít đã nhắc đến. Điều này rất cần thiết với những độc giả đọc nhanh, bởi cách này rõ ràng.
Câu 2: Phần sa-pô đã đem đến cho người đọc ấn tượng đầu tiên như thế nào về nghệ thuật rối nước.
Trả lời:
- Ấn tượng nổi bật:
+ Sàn diễn là mặt nước còn diễn viên lại xuất thân từ những miếng gỗ.
+ Con người chỉ thầm lặng đứng ở hậu trường, những hình nhân vô tri lại tỏa sáng dưới ánh đèn sân khấu.
⇨ Nêu ra những đặc điểm “độc”, “lạ” của nghệ thuật múa rối nước để gây tò mò, sự chú ý của độc giả.
Câu 3: Theo dõi văn bản và tóm tắt nội dung về thời gian ra đời, thời gian và không gian biểu diễn của nghệ thuật rối nước
Trả lời:
- Nguồn gốc: Tương truyền, múa rối nước được hình thành từ thế kỉ XI-XII.
- Thời gian: biểu diễn trong các buổi hội làng hay các dịp lễ tết.
- Không gian có sự kết hợp giữa nghệ thuật tạo hình và kĩ thuật
+ Làng quê: dựng nhà rối trên ao làng với lối kiến trúc mái chùa cog cùng mành tre, cờ phướn, võng lọng, cổng hàng mã. Khán giả xem rối giữa hây hây gió trời.
+ Trong các nhà hát, khu du lịch sinh thái, thủy đình dựng trên hồ nhân tạo. Khán giả xem rối giữa điều hòa mát mẻ.
- Dù không gian nào, các nghệ nhân đều đem lại cho khán những nét đặc trưng của nghệ thuật rối nước Việt Nam.
Câu 4: Trong trò rối nước, con rối đã được chế tác và điều khiển như thế nào?
Trả lời:
- Chế tác: những con rối được đẽo gọt từ gỗ sung, tạo hình ngộ nghĩnh
- Điều khiển: người điều khiển sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây được gắn ở phần thân dưới để điều khiển con rối
- Rối nước cần tiếng đàn, tiếng hát, tiếng trống mõ, tiếng kèn sao và cả tiếng pháo phụ trợ để thật tròn vai
Câu 5: Việc bảo tồn rối nước đang gặp phải những khó khăn gì? Chúng ta cần làm gì để bảo tồn nghệ thuật này?
Trả lời:
- Rối nước gặp phải khó khăn: có nhiều loại hình nghệ thuật mới ra đời, du nhập từ nước ngoài như Kpop, hiphop,… hấp dẫn hơn, thu hút và bắt mắt hơn.
- Vấn đề đặt ra: tìm tòi, sáng tạo để đào sâu và phát huy những giá trị vốn có của nghệ thuật múa rối nước.
=> Đặt ra yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Nhan đề văn bản đã tạo nên sự hấp dẫn như thế nào với người đọc?
Trả lời:
Nhan đề văn bản Múa rối nước - hiện đại soi bóng tiền nhân gợi lên sự chờ đợi xem tác giả sẽ trình bày như thế nào về sự phản chiếu của đời sống hiện đại trên nền nghệ thuật múa rối nước cổ truyền đang được làm hồi sinh
Câu 2: Nội dung hai câu đầu của phần sa-pô tập trung nhấn mạnh điều gì? Tại sao người viết lại quan tâm đến điều đó?
Trả lời:
Nội dung hai câu đầu của phần sa-pô tập trung nhấn mạnh cái lạ, cái độc đáo của nghệ thuật rối nước: khác biệt với nhiều nghệ thuật sân khấu khác ở “sàn diễn”, “diễn viên” ở sự hoán chuyển vị trí, chức năng giữa con người với đạo cụ. Đây là một sự nhấn mạnh đầy dụng ý, kích thích trí tò mò của người đọc, nhất là người đọc nước ngoài đến Việt Nam và đang muốn tìm hiểu bản sắc văn hoá của dân tộc ta.
Câu 3: Theo bạn, ý tưởng "hiện đại soi bóng tiền nhân" đã được tác giả triển khai qua những thông tin cụ thể nào? Hãy nêu nhận xét về cách triển khai đó.
Trả lời:
Ý tưởng “hiện đại soi bóng tiền nhân" đã được tác giả triển khai qua các thông tin cụ thể sau:
- “Thời nay, thuỷ đình được dựng ngay trong các nhà hát và trong các khu du lịch sinh thái,... với sân khấu là hồ nhân tạo. Khán giả làng đứng ngồi xúm xít quanh ao xem rối. [...] giữa hây hây gió trời còn khán giả phố lại xem rối giữa mát mẻ điều hoà”.
-“Bên cạnh những sinh hoạt biểu diễn hội hè đã thành thông lệ ở nhiều làng xã, trên khắp cả nước có rất nhiều địa điểm tổ chức biểu diễn múa rối nước hấp dẫn khán giả, đặc biệt là các khán giả nhỏ tuổi và người nước ngoài”.
Trong các thông tin nêu trên, người đọc đểu nhận ra sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong các nỗ lực làm sống lại những giá trị tinh thần từng nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ người Việt. Tác giả dường như cho thấy một vấn đề: nghệ thuật cổ truyền như rối nước muốn có chỗ đứng trong đời sống hôm nay thì bắt buộc phải thích ứng với các điều kiện mới.Tất nhiên, thích ứng thế nào để cho bản sắc không bị phai nhạt lại là câu hỏi còn để ngỏ.
Câu 4: Bạn hiểu như thế nào về sự trăn trở của những người yêu nghệ thuật múa rối nước được để cao ở cuối văn bản? Ban có thể góp thêm ý kiến gì về vấn đề này
Trả lời:
Sự trăn trở của những người yêu nghệ thuật rối nước được đề cập ở cuối văn bản xoay quanh các từ “duy trì”, “bảo tồn” và “phát triển”. Duy trì và bảo tồn quả không dễ vì lớp người thực sự yêu và hiểu hồn của rối nước còn không nhiều, trong khi con người thời nay bị cuốn theo rất nhiều hình thức giải trí mới, hấp dẫn và phù hợp hon. Hon nữa, bảo tồn nghệ thuật múa rối nước luôn gắn liền với việc tổ chức biểu diễn chứ không đơn thuần là việc tàng trữ một cái gì mang tính vật thể. Muốn biểu diễn thành công phải cẩn rất nhiều điều kiện, trong đó có việc phục dựng lại bối cảnh phù hợp, giống bối cảnh của đổng quê xưa. Giữ nguyên vẹn những gì đã có thì sớm muộn múa rối nước cũng sẽ trở nên xa lạ với hậu duệ của những bậc tiền nhân đã sáng tạo ra múa rối nước. Nhưng phát triển thế nào để phần tình hoa của múa rối nước không bị biến dạng, đó là cả một vấn đề lớn chưa thể có câu trả lời dứt khoát.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Phân tích tác phẩm Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
Trả lời:
Có một trò diễn chà sàn diên là mặt nước còn diên viên lại xuất thân từ những tiếng gõ. Có tột trò diễn mà con người chỉ thầm lặng đứng ở hậu trường trong khi nang hình nhân vô tri lại tỏa sáng dưới ánh đèn sân khấu. Trò diễn đó chính là múa rối nước, một loại hình biểu diễn nghệ thuật mang đậm hơi thở của tiễn ăn tính lúa nước đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
Hiếm người biết chính xác múa rối nước ra đời từ bao giờ, bởi nó bắt đầu nảy mầm, len lỏi trong lòng các xóm làng chiêm trũng rồi lớn dần lên giữa những sinh hoạt nhỏ bé đời thường. Tương truyền, múa rối nước được hình thành từ thế kỉ XI - XI. Theo thời gian, múa rối nước ngày càng trở nên phổ biến và hoàn thiện thông qua những đúc kết của nhiều thế hệ.
Múa rối nước vốn thường được biểu diễn trong các buổi hội làng hay các dịp lễ tết, khi bà con đã thu xếp xong việc đồng áng để cùng ra đừng góp vui. Sau này, rối vào thành phố, rối vào nhà hát, diễn viên vẫn là rối gồ, sân khấu vẫn là mặt nước, người điều khiển vẫn đứng sau bức mành, nhưng không khí và quy mô của nó đã khác hơn nhiều.
=> Giáo án điện tử ngữ văn 10 kết nối bài 5: văn bản 3 - Múa rối nước - Hiện đại soi bóng tiền nhân