Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Bài 6: Văn bản. Bình Ngô đại cáo

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Văn bản. Bình Ngô đại cáo. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

VĂN BẢN. BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

( 18 câu)

1.    NHẬN BIẾT ( 6 câu)

Câu 1: Giới thiệu về tác giả và tác phẩm Bình Ngô đại cáo.

Trả lời:

a, Tác giả:

Nguyễn Trãi: hiệu là Ức Trai sinh năm 1380 mất năm 1442, cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, một nho sĩ hay và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Ông quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).

b, Tác phẩm:

  • Hoàn cảnh sáng tác: Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo
  • Nội dung:  tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lê Lợi
  • Bố cục: Gồm 4 phần: nêu luận điểm, vạch rõ tội ác kẻ thù, kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa, tuyên bố kết quả khẳng định chiến thắng

Câu 2: Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng một đoạn văn

Trả lời:

Sau khi nước ta giành được thắng lợi của cuộc chiến chống quân Minh, vua Lê Lợi đã lệnh cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo. Năm 1428, bài cáo này đã được công bố đến toàn thể nhân dân. Bình Ngô đại cáo đã thuật lại và tổng kết lại quá trình đánh đuổi quân Minh khỏi bờ cõi của nhân dân ta, cho thấy chiến công vang dội cùng lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền của dân tộc.

Câu 3: Văn bản được chia làm mấy phần. Nêu nội dung chính từng phần

Trả lời:

-       Bố cục gồm 4 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến chứng cớ còn ghi: Nêu luận đề chính nghĩa

+ Phần 2: Tiếp đến ai bảo thần dân chịu được:Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh

+ Phần 3: Tiếp đến Cũng là chưa thấy xưa nay: Diễn biến của cuộc chiến kể từ luc mở đầu đến thắng lợi hoàn toàn. Nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của yêu nước tinh thần sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

+ Phần 4: Còn lại: Tuyên bố chiến thắng, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.

Câu 4: Em hãy giải thích nhan đề “Bình Ngô đại cáo”

Trả lời:

·      Đại cáo: Tên thể loại – bài cáo lớn

·      Bình: dẹp yên, bình định, ổn định

·      Ngô: chỉ giặc Minh -> Sự khinh bỉ và lòng căm thù đối với giặc

=> Tuyên bố về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô bình định bờ cõi cho thiên hạ biết

Câu 5: Văn bản Bình Ngô đại cáo thuộc thể loại gì? Em hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của thể loại đó

Trả lời:

- Văn bản thuộc thể loại Cáo

- Khái niệm: Cáo là một thể loại văn bản có nguồn gốc từ Trung Quốc. Là thể loại văn bản hành chính nhà nước quân chủ thường được dùng cho các phát ngôn chính thức hệ trọng của Vua chúa hoặc thủ lĩnh nhằm tổng kết một công việc, trình bày chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết.

- Đặc điểm

+ Cáo thường được viết bằng thể loại văn xuôi, nhưng thường được viết bằng biền văn, thường có câu dài ngắn không bò gó. Mỗi cặp có hai vế  đối nhau.

+ Cáo là thể loại văn có tính hùng biện, do đó lời lẽ rất đanh thép, lí luận sắc bén kết cấu chặt chẽ và mạch lạc.

Câu 6: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Trả lời:

a, Giá trị nội dung

  • Bình Ngô đại cáo là bản tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại, nêu cao lòng tự hào, niềm hân hoan vô hạn trước thắng lợi của chính nghĩa, ca ngợi tài năng lãnh đạo cà khí phách hào hùng của dân tộc
  • Đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Đoạn thơ giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.

b, Giá trị nghệ thuật

  • “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi không chỉ là một văn kiện lịch sử mà nó còn là một áng văn chính luận sâu sắc với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố chính luận và yếu tố trữ tình. 
  • Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: liệt kể, phóng đại, so sánh, đối lập….

2.    THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Luận điểm chính nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện thế nào trong tác phẩm? Cách thể hiện luận điểm đó có gì đặc biệt?

Trả lời:

  • a. Tư tưởng nhân nghĩa

Câu 2: Tác giả dùng từ ngữ hình ảnh nào để vạch trần tội ác của giặc Minh? Những tội ác đó được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Vạch trần âm mưu của giặc Minh. Chúng mượn danh nghĩa Phù Trần diệt hồ để cướp nước ta

“Nhân họ Hồ chính sự phiên hà

Để trong nước lòng dân oán hận

Quân cuồng Minh thừa cơ gây  họa”

ð Chúng đã xâm phạm lập trường dân tộc của chúng ta lấy danh nghĩa giúp nước ta nhưng thực chất là cướp nước.

- Chủ trương cai trị phản nhân nghĩa của giặc Minh

+ Chúng hủy hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng tàn sát người dân vô tội “Nướng dân đen”, “vùi con đỏ”...

+ Chúng tiến hành thuế khóa bóc lột nặng nề: “Nặng thuế khóa”,...

+ Chúng vơ vét cạn kiệt tài nguyên khoáng sản của dân ta:

“ Người bị bắt ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng

.............

Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt”.

+Phá hoại môi trường sống:

“Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ”

+ Đày đọa, phu dịch, phá hoại nghề truyền thống

“Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa”

Câu 3: Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết Cáo của tác giả?

Trả lời:

- Dùng hình tượng để diễn tả tội ác của kẻ thù

“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tại vạ”

ð Tội ác man rợ kiểu trung cổ của giặc Minh

-  Nghệ thuật đối lập

Tình cảnh người dân vô tội và kẻ thù ác “Thằng há miệng, đứa nhe răng máu mỡ bây no nê chưa chán”

ð Diễn tả sự điên cuồng khát màu của giặc Minh.

- Nghệ thuật phóng đại:

+ Trúc Nam sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi…Lấy cái vô hạn (trúc Nam Sơn) để nói cái vô hạn (tội ác của giặc), dùng cái vô cùng ( nước Đông Hải) để nói cái vô cùng ( sự dơ bẩn của kẻ thù)

+ Câu hỏi tu từ : Lẽ nào….? -> Noori bật tội ác dã man của giặc

+ Giọng văn: Vừa xót thương vừa căm giận

ð Lời văn trong bài cáo đanh thép, thống thiết: khi uất hận sôi trào, khi cảm thương tha thiết, lúc muốn hét thật to, lúc nghẹn ngào tấm tức.

ð Đoạn cáo đã làm sống lại một thời kỳ đau thương, đen tối của dân tộc qua đó thể hiện sự căm phẫn ngút trời và nỗi đau giằng xé của tác giả

 

Câu 4: Hình ảnh Lê Lợi buổi đầu kháng chiến được miêu tả thế nào? Qua đó em nhận xét gì về nhân vật này

Trả lời:

Có sự thống nhất giữa con người bình thường và vị lãnh tụ vĩ đại

+ Xuất thân bình thường: chốn hoang dã nương mình

+ Cách xưng hô khiêm nhường: ‘tôi”, “ta”

+ Có tấm lòng căm thù giặc sâu sắc

“ Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giặc nước thề không cùng sống”

+ Quyết tâm thực hiện lý tưởng: “Đau lòng nhức óc”, “nếm mật nằm gai”, “quên ăn”, “trằn trọc”, “băn khoăn”…

=> Lê Lợi là vị anh hùng áo vải, xuất thân từ nhân dân có lòng căm thù giặc sâu sắc, lòng yêu nước thương dân nồng nàn với quyết tâm chiến đấu chống giặc, Là linh hồn của khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 5: Qua văn bản Bình Ngô đại cáo, Quá trình đầy khó khăn và chiến thắng của cuộc kháng chiến được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Buổi đầu cuộc khởi nghĩa với những khó khăn và thuận lợi:

+ Thuận lợi:

·      Có thái độ chân thành khi cầu hiền

·      Có ý chí khắc phục khó khăn

·      Có chiến lược, có chiến thuật phù hợp

·      Có đường lối lãnh đạo tài tình sáng suốt

ð Cuộc kháng chiến chính nghĩa nên được nhân dân, quân sĩ tin tưởng đoàn kết một lòng đánh giặc.

+ Khó khăn:

·      Binh lực yếu hơn kẻ thù

·      Thiếu nhân tài

·      Quân thiếu, lương thực cạn

-       Quá trình phản công:

+ Tư tưởng chủ đạo của cuộc kháng chiến là nhân nghĩa.

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo”

- Bức tranh toàn cảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với những chiến thắng lẫy lừng.

·      Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động…

·      Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi lăng, Mã Yên, Xương Giang….

- Tác giả sử dụng nhiều động từ mạnh, hình ảnh phóng đại, lối so sánh hình tượng thiên nhiên lớn lao.

- Hình ảnh quân thù: Kết cục bi thảm của tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát.

ð Hình ảnh đối lập nêu bật khí thế hào hùng thắng lợi vẻ vang bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa.

3.    VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Qua đoạn thơ mô tả quá trình gian nan của cuộc kháng chiến, hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Trãi

Trả lời:

+ Hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên, vũ trụ

+ Nghệ thuật liệt kê, đối lập tương phản, trùng điệp

+ Câu văn dài, ngắn khác nhau

+ Giọng văn hào hùng mạnh mẽ

ð Ngợi ca chiến thắng quân ta và hình ảnh thảm bại của địch

Câu 2: Lời tuyên bố hòa bình được Nguyễn Trãi thể hiện ra sao? Nó thể hiện chủ đề gì của tác phẩm?

Trả lời:

-Giọng văn trang nghiêm trịnh trọng khẳng định với toàn dân về:

+ Nền độc lập, chủ quyền của đất nước đã đươc lập lại

+ Mở ra một kỉ nguyên mới và tương lai mới: Độc lập tự chủ xây dựng và phát triển.

ð Bài học Lịch sử: Tinh thần đoàn kết dân tộc, sức mạnh truyền thống với sức mạnh thời đại đã làm nên chiến thắng oanh liệt của nhân dân.

ð Bài cáo nêu cao tinh thần độc lập tự cường, tự hào dân tộc trước thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta và tài lãnh đạo nghĩa quân của Lê Lợi trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.

Câu 3: Nội dung của từng đoạn trong “Đại cáo bình Ngô” hướng vào chủ đề chung, nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc như thế nào?

Trả lời:

“Đại cáo bình Ngô” có thể chia thành bốn đoạn, mỗi đoạn đều có một chủ đề riêng nhưng tất cả đều hướng tới tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt của tác phẩm, đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với lòng yêu nước, yêu độc lập và niềm tự hào dân tộc.

Câu 4: Vì sao đoạn mở đầu "Đại cáo bình Ngô" có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập?

Trả lời:

Đoạn đầu mở đầu tuyên ngôn về độc lập dân tộc.

- Tác giả đưa ra chân lí chính nghĩa, và chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền

- Trình bày đầy đủ khái niệm quốc gia, dân tộc Nguyễn Trãi được trình bày một cách đầy đủ: ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt

Câu 5: Giọng văn ở đoạn kết "Đại cáo bình Ngô" có ý nghĩa gì khác với những đoạn trên? Do đâu có sự khác nhau đó?

Trả lời:

Đoạn cuối, giọng văn trầm lắng, tự hào. Bởi những lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.

- Lời tuyên bố độc lập được tác giả đồng thời rút ra bài học lịch sử: thế sự vững bền, suy vong tất yếu của mỗi quốc gia. Vị thế sự vững bền được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc.

- Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thông, sức mạnh thời đại: hiện thực hôm nay, tương lai ngày mai “nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ”

- Càng phác họa sâu đậm niềm tin, quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta.

4.    VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Theo em, có những bài học lịch sử nào qua "Đại cáo bình Ngô" và ý nghĩa của bài học lịch sử đó đối với chúng ta ngày nay như thế nào?

Trả lời:

Bài học lịch sử: Đó là quy luật bĩ, thái (khốn cùng, thông suốt) của trời đất, cũng là quy luật suy vong hưng thịnh tất yếu của mỗi quốc gia. Vì thế sự vững bền khi đã được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc, thì viễn cảnh của đất nước chắc chắn sẽ thật tươi sáng, huy hoàng phát họa sâu đậm niềm tin và quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta khi vận hội duy tân đã mở.

Câu 2: Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo

Trả lời:

Nguyễn Trãi là nhà quân sự, nhà văn hóa lớn, nhà thơ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Ông đã đóng góp cho kho tàng văn học trung đại Việt Nam nói riêng và kho tàng văn học Việt Nam nói chung nhiều tác phẩm văn học độc đáo, có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc mọi thế hệ và “Bình Ngô đại cáo” là một trong số những tác phẩm như thế. “Bình Ngô đại cáo” ra đời sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân minh xâm lược. Tác phẩm không chỉ là một văn kiện lịch sử tuyên bố nền độc lập của dân tộc mà nó còn là áng văn yêu nước, áng văn chính luận xuất sắc của nền văn học nước ta.

Được viết theo thể cáo – một thể loại văn học cổ có nguồn gốc từ Trung Hoa, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi cũng có một bố cục rất chặt chẽ. Mở đầu bài cáo, tác giả Nguyễn Trãi đã khéo léo nêu lên luận đề chính nghĩa, làm cơ sở, nền tảng cho chân lí độc lập dân tộc.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay