Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Văn bản 2 - Bình Ngô đại cáo
Giáo án tiết: Văn bản 2 - Bình Ngô đại cáo sách ngữ văn 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của ngữ văn 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Văn bản 2 - Bình Ngô đại cáo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT ….: VĂN BẢN 2: BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
- MỤC TIÊU
- Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS vận dụng được những hiểu biết chung về tác gia Nguyễn Trãi và các kiến thức đã học giới thiệu trong phần Tri thức nghữ văn để hiểu Bình ngô đại cáo tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông.
- HS nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử văn hóa được thể hiện trong một văn bản văn học cụ thể qua thực hành phân tích Bình Ngô đại cáo
- HS nhận biết và phân tích được bố cục mạch nghị luận các lí lẽ và bằng chứng trong một văn bản nghị luận cổ qua tìm hiểu Bình Ngô đại cáo với tư cách là một tac phẩm cáo điển hình
- HS biết cách phân tích bình luận về vai trò của yếu tố biểu cảm trong các tác phẩm nghị luận cổ qua việc chỉ ra được những biểu hiện cụ thể của yếu tố này ở Bình Ngô đại cáo
- HS biết kính trọng biết ơn và học tập những nhân vật kiệt xuất đã có đóng góp lớn lao cho lịch sử và văn hóa dân tộc như Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bình Ngô đại cáo
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bình Ngô đại cáo
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Phẩm chất:
- Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Bình Ngô đại cáo.
- Nội dung: GV cho HS xem một đoạn video về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và chíên thắng quân Minh xong đó đặt câu hỏi gợi mở vấn đề.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em đã được học lịch sử và tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hãy cho cả lớp lắng nghe những hiểu biết của mình về cuộc khởi nghĩa.
- GV mở đọan video về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
https://www.youtube.com/watch?v=MyzHSCNf3ic
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS theo dõi video
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt:
- GV dẫn dắt vào bài: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với chiến thắng vĩ đại đã mở ra một trang sử mới cho dân tộc. Và để công bố chiến thắng vang dội ấy Lê Lợi đã giao cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo như một cách để công chiếu toàn thiên hạ về nền độc lập dân tộc. Đến nay trải qua bao nhiêu thế kỉ Bình Ngô đại cáo vẫn được xem là một áng thiên cổ hùng văn. Với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén và dẫn chứng cụ thể Nguyễn Trãi đã vạch trần tội ác dã man của quân Minh đồng thời thể hiện tinh thần nhân đạo của dân tộc Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu về áng Cáo mẫu mực này qua văn bản Bình Ngô đại cáo – bài 2 tiết 1 nhé.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, đặc điểm Cáo và đọc văn bản Bình Ngô đại cáo.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại Cáo và văn bản Bình Ngô đại cáo.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Bình Ngô đại cáo.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm Cáo Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà: + Hãy trình bày khái niệm về thể loại Cáo + Cáo có đặc điểm gì? + Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS dựa vào các phần đã đọc trước ở nhà hãy trả lời các câu hỏi sau: + Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? + Bố cục bài cáo gồm mấy phần? nêu nội dung từng phần? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK chuẩn bị trình bày trước lớp Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Cáo a. Khái niệm Cáo là một thể loại văn bản có nguồn gốc từ Trung Quốc. Là thể loại văn bản hành chính nhà nước quân chủ thường được dùng cho các phát ngôn chính thức hệ trọng của Vua chúa hoặc thủ lĩnh nhằm tổng kết một công việc, trình bày chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết. b. Đặc điểm + Cáo thường được viết bằng thể loại văn xuôi, nhưng thường được viết bằng biền văn, thường có câu dài ngắn không bò gó. Mỗi cặp có hai vế đối nhau. + Cáo là thể loại văn có tính hùng biện, do đó lời lẽ rất đanh thép, lí luận sắc bén kết cấu chặt chẽ và mạch lạc. c. Ý nghĩa nhan đề · Đại cáo: Tên thể loại – bài cáo lớn · Bình: dẹp yên, bình định, ổn định · Ngô: chỉ giặc Minh -> Sự khinh bỉ và lòng căm thù đối với giặc => Tuyên bố về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô bình định bờ cõi cho thiên hạ biết 2. Đọc văn bản - Năm 1427 cuộc kháng chiến chống giặc Minh giành thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình ngô đại cáo. Tác phẩm được ban bố vào tháng Chạp năm Đinh Mùi đầu năm 1428. - Bố cục gồm 4 phần: + Phần 1: Từ đầu đến chứng cớ còn ghi: Nêu luận đề chính nghĩa + Phần 2: Tiếp đến ai bảo thần dân chịu được:Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh + Phần 3: Tiếp đến Cũng là chưa thấy xưa nay: Diễn biến của cuộc chiến kể từ luc mở đầu đến thắng lợi hoàn toàn. Nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của yêu nước tinh thần sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn + Phần 4: Còn lại: Tuyên bố chiến thắng, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 550k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất