Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Ôn tập bài 1 (P3)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 1. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP BÀI 1
SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ
Câu 1: Xếp những từ ngữ sau đây thành 2 nhóm chính: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
“ thiên thư, sơn hà, giang sơn, quốc gia, thiên tử, cường quốc, ái quốc, thủ môn, thiên vị, xâm phạm, chiến thắng”
Trả lời:
Từ ghép chính phụ : thiên thư, thiên tử, cường quốc, ái quốc, thủ môn, thiên vị, chiến thắng.
Từ ghép đẳng lập : sơn hà, giang sơn, quốc gia, xâm phạm
Câu 2: Giải thích nghĩa của những từ Hán Việt sau: nhân đạo, phụ tử, hữu duyên, thảo mộc, hậu cung, bái kiến
Trả lời:
Nhân đạo: đạo lý làm người
Phụ tử: cha con (phụ: cha, tử: con)
Hữu duyên: Có sự ràng buộc sẵn với nhau
Thảo mộc: Cỏ và cây. Chỉ chung cây cối
Hậu cung: Toà nhà lớn ở phía sau dành cho các vợ và hầu thiếp của vua.
Bái kiến: thăm hỏi, chào hỏi (người trên)
Câu 3: Văn bản Tản Viên từ Phán sự lục được kể theo ngôi thứ mấy? Việc kể chuyện theo ngôi kể này có tác dụng gì?
Trả lời:
- Truyện được kể theo ngôi thứ ba (người kể chuyện là tác giả Nguyễn Dữ) - Truyện được kể theo ngôi thứ ba (người kể chuyện là tác giả Nguyễn Dữ)
- Tác dụng: giúp người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật, mang tính khách quan hơn. - Tác dụng: giúp người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật, mang tính khách quan hơn.
Câu 4: Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm Chữ người tử tù
Trả lời:
Thái độ trân trọng, ngợi ca, nuối tiếc của nhà văn trước một vẻ đẹp văn hóa lâu đời đang có nguy cơ mai một
Tác phẩm cũng là bài học về lẽ sống đẹp của những con người chân chính: dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ gìn “thiên lương” cho lành vững; sống trên đời không được phụ những tấm lòng trong thiên hạ; phải biết tôn trọng tài năng và phẩm giá của con người.
Câu 5: Lời bình của tác giả ở cuối đoạn trong văn bản Tản viên từ phán sự lục có tác dụng gì
Trả lời:
- Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi. - Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi.
- Lũ ma quỷ gian xảo, nanh ác thì lộng hành, đe doạ, bức hại dân lành, gây đảo điên luật lệ: hồn ma tên tướng giặc họ Thôi cướp trắng đền miếu, làm điều thảm ngược, bưng bít sự thật, dối lừa được cả Diêm Vương; lũ quỷ Dạ Xoa "đôi mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác"; cõi âm "gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương";... - Lũ ma quỷ gian xảo, nanh ác thì lộng hành, đe doạ, bức hại dân lành, gây đảo điên luật lệ: hồn ma tên tướng giặc họ Thôi cướp trắng đền miếu, làm điều thảm ngược, bưng bít sự thật, dối lừa được cả Diêm Vương; lũ quỷ Dạ Xoa "đôi mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác"; cõi âm "gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương";...
- Tạo dựng một thế giới thần linh, ma quỷ như thế, tác giả đã phơi bày thực trạng của xã hội đương thời và thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ, gay gắt. - Tạo dựng một thế giới thần linh, ma quỷ như thế, tác giả đã phơi bày thực trạng của xã hội đương thời và thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ, gay gắt.
+ Tệ nạn mê tín dị đoan. + Tệ nạn mê tín dị đoan.
+ Tham ô, hối lộ. + Tham ô, hối lộ.
=> Là kẻ sĩ, biết đấu tranh đến cùng để chống lại cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa.
Câu 6: Nêu một số thông điệp bạn tiếp nhận được từ tác phẩm Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên.
Trả lời:
- - Ca ngợi khí phách của kẻ sĩ: chính trực, dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ chính nghĩa.
-Thể hiện khát vọng và niềm tin vào công lý, vào sự chiến thắng của cái thiện. -Thể hiện khát vọng và niềm tin vào công lý, vào sự chiến thắng của cái thiện.
- - Phê phán xã hội đương thời: quan lại tham nhũng, ăn hối lộ, bao che cho kẻ xấu tàn hại dân lành.
- - Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.
Câu 7: Phân tích tác dụng của chi tiết: “Năm Giáp Ngọ, có người thành Đông quan…nhà quan phán sự”
Trả lời:
Chi tiết người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên “xe quan Phán sự” và việc người đời sau truyền nhau về “nhà quan Phán sự” là các yếu tố “thực”của truyện truyền kì. Sự kết hợp giữa hai yếu tố “kì” và “thực” đã chắp cánh cho thể loại truyện truyền kì.
Sáng tạo những “bằng chứng” này, tác giả khiến người đọc có cảm giác câu chuyện là có thật; đổng thời thể hiện thái độ trân trọng, ngưỡng mộ nhân vật Tử Văn - biểu tượng cho nhân cách cao đẹp của kẻ sĩ.
Câu 8: Em hãy miêu tả diễn biến, kết quả cảnh xử kiện và thái độ của các nhân vật Hồn ma Bách hộ, Diêm Vương và Tử Văn
Trả lời:
Hồn ma Bách hộ | Diêm Vương | Thổ công | |
Diễn biến | Kiện Tử Văn ở âm phủ. Đổi giọng nhân nghĩa. | Trách mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma. Nghi ngờ, cử người đến đền Tản Viên lấy chứng cứ. | Không run sợ, kêu oan, kể lại sự việc bằng lời lẽ cứng cỏi. Đề nghị Diêm Vương đến đền Tản Viên xác minh. |
Kết quả | Bị nhốt vào ngục Cửu U. | Mắng, trừng phạt Bách hộ và ban thưởng cho Tử Văn. | Được ban thưởng. |
Câu 9: Phân tích nhan đề của tác phẩm Chữ người tử tù
Trả lời:
Căn cứ vào nội dung truyện, có thể hiểu Chữ người tử tù là cái nhan đề hàm chứa quan niệm và thái độ trân trọng, ngợi ca của nhà văn đối với cái Đẹp thuộc về văn hóa truyền thống và cái Đẹp thuộc về nhân cách con người. Đó chính là sự tôn vinh và luyến tiếc của Nguyễn Tuân trước một vẻ đẹp văn hóa lâu đời đang có nguy cơ mai một. Ngoài ra, khi “chữ” đặt cạnh cụm từ “người tử tù”, khiến ta thấy được sự tương phản: một người tử tù lại có nét chữ rất đẹp- tài năng đáng trân trọng. Nhan đề gợi sự tò mò cho người đọc. Ngoài ra, nhan đề hàm chứa ý nghĩa: dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn cần giữ “thiên lương” trong sạch.
Câu 10: Trình bày bố cục của tác phẩm Chữ người tử tù
Trả lời:
- Phần 1 (Từ đầu đến …để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): Cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại - Phần 1 (Từ đầu đến …để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): Cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại
- Phần 2 (Tiếp theo đến …thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục. - Phần 2 (Tiếp theo đến …thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục.
- Phần 3 (Còn lại): Cảnh cho chữ. - Phần 3 (Còn lại): Cảnh cho chữ.
Câu 11: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên
Trả lời:
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt. Đồng thời, qua tác phẩm, tác giả muốn thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.
Câu 12: Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ Hán Việt trong văn viết.
Trả lời:
+ Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc. + Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc.
+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ hoặc đau buồn + Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ hoặc đau buồn
+ Tạo sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc nhưi được sống trong bầu không khí xã hội xa xưa + Tạo sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc nhưi được sống trong bầu không khí xã hội xa xưa
Câu 13: Nhân vật Huấn Cao được tác giả “vẽ” lên như thế nào?
Trả lời:
a, Một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp
- Tài viết chữ đẹp: viết nhanh, đẹp, vuông và màng nhân cách của người viết “nói lên cái hoài bão tung hoành của 1 đời người”. - Tài viết chữ đẹp: viết nhanh, đẹp, vuông và màng nhân cách của người viết “nói lên cái hoài bão tung hoành của 1 đời người”.
- Tài chữ đẹp nổi tiếng được ngưỡng mộ. - Tài chữ đẹp nổi tiếng được ngưỡng mộ.
b, Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất
- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình. - Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.
- Trong hoàn cảnh lao tù vẫn hiên ngang, khí phách: - Trong hoàn cảnh lao tù vẫn hiên ngang, khí phách:
c, Một nhân cách, một thiên lương cao cả
- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ”, và chỉ mới cho chữ “ba người bạn thân” -> Trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỷ. - Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ”, và chỉ mới cho chữ “ba người bạn thân” -> Trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỷ.
- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: Xem y là kẻ tiểu nhân -> Đối xử coi thường, cao ngạo. - Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: Xem y là kẻ tiểu nhân -> Đối xử coi thường, cao ngạo.
- Khi biết tấm lòng của quản ngục: Cảm nhận được “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “sở thích cao quý” của quản ngục, Huấn Cao nhận lời cho chữ -> Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp. - Khi biết tấm lòng của quản ngục: Cảm nhận được “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “sở thích cao quý” của quản ngục, Huấn Cao nhận lời cho chữ -> Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.
Câu 14: Tìm trong đoạn thơ sau, có những từ Hán Việt nào. Giải thích nghĩa của những từ đó. Chọn 1 từ và đặt câu.
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
(Trích trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan)
Trả lời:
Những từ Hán Việt và nghĩa:
Hoàng hôn: khoảng thời gian mặt trời mới lặn, ánh sáng yếu ớt và mờ dần
Ngư ông: người đàn ông làm nghề đánh bắt cá
Viễn phố: bến xa, nơi xa xôi
Mục tử: trẻ chăn trâu
Cô thôn: cô gái nơi làng quê.
Đặt câu với từ: hoàng hôn
Tôi rất thích ngắm hoàng hôn vì nó mang đến một cảm giác buồn man mác.
Câu 15: Tìm các từ Hán Việt có yếu tố sau: tiền (trước), nhân (người)
Trả lời:
Tiền (trước): tiền nhân, tiền bối, tiền đường
Nhân (người): phu nhân, nhân ngư, nhân tâm, nhân đạo
Câu 16: Mô tả khái quát nhân vật Tử Văn qua đoạn đầu giới thiệu.
Trả lời:
- Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang - Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang
- Chàng là người khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được. Chàng được mọi người khen là người cương trực - Chàng là người khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được. Chàng được mọi người khen là người cương trực
- Tác giả không đề cập ở đoạn đầu công việc của Tử Văn, tuy nhiên ở những phần về sau, ta được biết chàng là người theo nghiệp nho, đọc sách vở thánh hiền. - Tác giả không đề cập ở đoạn đầu công việc của Tử Văn, tuy nhiên ở những phần về sau, ta được biết chàng là người theo nghiệp nho, đọc sách vở thánh hiền.
Câu 17: Phân tích chi tiết: “Viên quản ngục cảm động, vái người tù một vái…Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”
Trả lời:
Biết yêu cái đẹp, biết trân trọng giữ gìn cái đẹp, viên quản ngục còn là người có thiên lương trong sáng. Sống giữa chốn lao tù, đầy rẫy tội ác mà tâm hồn viên quản ngục không hề bị nhuốm bẩn. Ông biết nhận rõ đâu là đúng, đâu là sai, đâu là tốt và đâu là xấu. Quả thực “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Tự mình ông cũng đã biết mình chọn “nhầm nghề”. Vì vậy, khi Huấn Cao có lời khuyên “Ở đây lẫn lộn cả. Ta khuyên thầy quản nên thay đổi chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người (…) Thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi” thì viên quản ngục đã kính cẩn tiếp nhận lời khuyên “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Qua phân tích, ta thấy viên quản ngục đúng là một thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật đều xô bồ.
Câu 18: Những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, phụ đứng sau là gì? Lấy ví dụ và đặt 1 câu.
Trả lời:
- Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau làm nhiệm vụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. - Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau làm nhiệm vụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
VD: thất vọng, khai giảng, khai trương, thất hứa, vĩ nhân.
Đặt câu: Tôi vô cùng thất vọng vì kết quả thi vừa rồi.
Câu 19: Tóm tắt nội dung chính của đoạn 2 văn bản Tản Viên từ phán sự lục
Trả lời:
Đoạn hai kể về việc Tử Văn gặp gỡ Bách Hộ và Thổ công: Sau khi Tử Văn đốt đền, chàng bị bệnh nặng, Tử Văn thấy “khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét”. Tiếp đó, Ngô Tử Văn đã mơ gặp hồn ma Bách hộ và thổ công. Mặc kệ những lời lẽ đe dọa của tên Bách Hộ, Tử Văn vẫn không hề sợ hãi và hối hận về hành động của mình. Tử Văn thể hiện thái độ điềm tĩnh, bản lĩnh, không khiếp sợ trước gian tà và quyết tâm bảo vệ lẽ phải. Đến chiều tối, chàng lại gặp Thổ công và được nghe kể rõ sự tình cũng như cách để tố cáo tên tướng bại trận gian ác.
Câu 20: Vì sao Thổ công bị tên tướng giặc cướp đền nhưng không thưa kiện? Chi tiết này liệu có ẩn ý gì về xã hội lúc đó.
Trả lời:
Lý do Thổ công không thưa kiện:
+ Tên tướng giặc quen dùng chước dối lừa, Thượng đế bị nó bưng bít + Tên tướng giặc quen dùng chước dối lừa, Thượng đế bị nó bưng bít
+ Những miếu đền xung quanh, vì tham của đút lót, đều bênh vực cho tên Tướng giặc + Những miếu đền xung quanh, vì tham của đút lót, đều bênh vực cho tên Tướng giặc
+ Những Phán quan làm việc tắc trách, không xử phạt nghiêm minh. + Những Phán quan làm việc tắc trách, không xử phạt nghiêm minh.
Ẩn ý về tình trạng lúc đó: xã hội bất công, quan trên tham của đút lót, để mặc sự bất công xảy ra. Những tên ngang tàng bạo ngược thì thoả sức lộng hành, báo hại nhân dân. Người bị hại thì không biết kêu oan ở chỗ nào.
=> Giáo án và PPT Ngữ văn 10 kết nối Ôn tập học kì 1