Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Ôn tập bài 3 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 3. Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 3

NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1: Giải thích ý nghĩa câu nổi: Hiền tài là nguyên khí quốc gia

Trả lời:

- Hiền tài là người tài cao, học rộng và có đạo đức. - Hiền tài là người tài cao, học rộng và có đạo đức.

- Nguyên khí là chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. - Nguyên khí là chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.

⇒ Hiền tài là nguyên khí quốc gia có nghĩa là: Hiền tài, chính là phần cốt lõi, chất ban đầu để làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước. Quốc gia có nhiều người tài giỏi và biết sử dụng họ thì sẽ phát triển vững mạnh. Câu nói này nhằm đề cao giáo dục là quốc sách hàng đầu để cho một đất nước phát triển phồn thịnh.

Câu 2: Trình bày ngắn gọn về tác giả, tác phẩm Hiền tài là nguyên khí quốc gia

Trả lời:

  • a. Tác giả
  • b. Tác phẩm

Câu 3: Qua văn bản, em thấy hiền tài có vai trò quan trọng đối với đất nước như thế nào? Liên hệ với  đất nước ta hiện nay.

Trả lời:

Vai trò của "Hiền tài" đối với đất nước:

- Là người làm nên đất nước. - Là người làm nên đất nước.

- Là người đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu, đưa đất nước vượt qua những thách thức to lớn mà cuộc sống mang lại. - Là người đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu, đưa đất nước vượt qua những thách thức to lớn mà cuộc sống mang lại.

- Họ chính là người quyết định vận mệnh của đất nước. Nước có mạnh, có phát triển đều bắt nguồn từ chính sự nỗ lực, phấn đấu, sáng tạo của những con người ấy. - Họ chính là người quyết định vận mệnh của đất nước. Nước có mạnh, có phát triển đều bắt nguồn từ chính sự nỗ lực, phấn đấu, sáng tạo của những con người ấy.

- Họ là người đồng hành cùng với Tổ quốc trong chặng đường phát triển, đánh bại mọi thế lực xâm lăng.  - Họ là người đồng hành cùng với Tổ quốc trong chặng đường phát triển, đánh bại mọi thế lực xâm lăng.

Liên hệ:

- Việt Nam hiện nay là một nước phát triển, và tình trạng làm lãng phí một nguồn chất xám lớn, tạo khoảng cách giàu nghèo rõ rệt giữa nước ta với các cường quốc khác. - Việt Nam hiện nay là một nước phát triển, và tình trạng làm lãng phí một nguồn chất xám lớn, tạo khoảng cách giàu nghèo rõ rệt giữa nước ta với các cường quốc khác.

Một lực lượng lớn trí thức trẻ đang tìm kiếm cơ hội cho bản thân ở những quốc gia khác có điều kiện sống và phát triển năng lực bản thân mạnh mẽ hơn. Nhiều người sau một thời gian học tập và làm việc tại một số quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mĩ,... đã quyết định định cư lâu dài, không quay trở lại làm việc trong nước.

- Đất nước muốn giữ được người hiền tài thì phải có những phương án lâu dài và hợp lý trọng dụng người tài. Nhà nước phải có chính sách đào tạo và sử dụng đúng đắn cùng chính sách đãi ngộ trân trọng, hợp lí. Tạo điều kiện thuận lợi để hiền tài phát triển tài năng và cống hiến có hiệu quả nhất cho sự nghiệp phát triển đất nước giàu mạnh, tạo được nhiều môi trường làm việc xứng đáng, phù hợp. - Đất nước muốn giữ được người hiền tài thì phải có những phương án lâu dài và hợp lý trọng dụng người tài. Nhà nước phải có chính sách đào tạo và sử dụng đúng đắn cùng chính sách đãi ngộ trân trọng, hợp lí. Tạo điều kiện thuận lợi để hiền tài phát triển tài năng và cống hiến có hiệu quả nhất cho sự nghiệp phát triển đất nước giàu mạnh, tạo được nhiều môi trường làm việc xứng đáng, phù hợp.

- Mỗi cá nhân không ngừng phát triển, bồi dưỡng kiến thức và đạo đức để trở thành hiền tài đất nước, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. - Mỗi cá nhân không ngừng phát triển, bồi dưỡng kiến thức và đạo đức để trở thành hiền tài đất nước, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Câu 4: Trong Hiền tài là nguyên khí quốc gia tại sao nói các thánh đế minh vương khuyến khích hiền tài thế vẫn chưa đủ?

Trả lời:

Chưa đủ vì danh tiếng của hiền tài mới chỉ được vang danh ngắn ngủi, lẫy lừng một thời mà ko lưu truyền được lâu dài.

Câu 5: Bạn có thể làm gì để cùng cộng đồng nâng cao ý thức bảo vệ nguồn chất xám trí tuệ của đất nước?...

Trả lời:

Đầu tư vào việc giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục

Có những khuyến khích, ghi nhận thành tích của nhân tài để họ tiếp tục cống hiến cho đất nước. Ngoài ra còn giúp lưu danh để lại cho con cháu đời sau noi theo

Câu 6: Trình bày tác giả và tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

Trả lời:

  • a. Tác giả
  • b. Tác phẩm

Câu 7: Em hiểu như thế nào về nhan đề “Chữ bầu lên nhà thơ”

Trả lời:

Nhan đề: “Chữ bầu lên nhà thơ “: là khẳng định vai trò của ngôn từ với nhà thơ. Ngôn ngữ góp phần: chuyên chở điệu hồn nhà thơ; khẳng định tài năng, nhân cách của người thi sĩ; tôn vinh vị thế nhà thơ. Bản chất của thơ là trữ tình. Tiếng lòng của nhà thơ chỉ có thể được cất lên, được biểu đạt bằng câu chữ, thanh âm, tiết tấu.

Câu 8: Theo em, ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả là gì?

Trả lời:

Nhà thơ đã đưa ra nhiều quan điểm nhưng có thể coi ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả là: Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ.

Câu 9: Em suy nghĩ gì về ý kiến của tác giả: “nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ”

Trả lời:

- Tác giả đã dùng biện pháp ẩn dụ để biểu đạt luận điểm của mình: một nắng hai sương, lực điền, cánh đồng giấy, hạt chữ.  - Tác giả đã dùng biện pháp ẩn dụ để biểu đạt luận điểm của mình: một nắng hai sương, lực điền, cánh đồng giấy, hạt chữ.

=> Sự so sánh ngầm, dựa trên sự phát hiện về mối tương đồng giữa hoạt động sáng tạo của nhà thơ và lao động của người nông dân trên đồng ruộng, xét trên cả hai mặt: sự lao khổ và thành tựu cuối cùng có được đều do sự lao động vất vả, nghiêm túc, tâm huyết mà có.

Câu 10: Ở cuối phần 2, tác giả đã triển khai quan niệm “chữ bầu lên nhà thơ” như thế nào?

Trả lời:

- Ở cuối phần 2, tác đã triển khai quan niệm “Chữ bầu lên nhà thơ” - Ở cuối phần 2, tác đã triển khai quan niệm “Chữ bầu lên nhà thơ”

+ Dẫn ý kiến của các nhà thơ, nhà văn lớn trên thế giới (Ét-mông Gia-bét - Edmond Jabès, Gít-đơ - Gide, Pét-xoa - Pessoa), xem như đó là sự hậu thuẫn tích cực cho cách lí giải vấn đề của mình. + Dẫn ý kiến của các nhà thơ, nhà văn lớn trên thế giới (Ét-mông Gia-bét - Edmond Jabès, Gít-đơ - Gide, Pét-xoa - Pessoa), xem như đó là sự hậu thuẫn tích cực cho cách lí giải vấn đề của mình.

+ Diễn giải ý kiến của Ét-mông Gia-bét theo hướng bám sát ý tưởng đã được đề cập từ nhan đề và phần đầu văn bản. Nếu trong phát biểu của mình, Ét-mông Gia-bét gần như chỉ nói đến vai trò của sáng tạo ngôn từ trong việc xác định danh vị đích thực của nhà thơ, thì Lê Đạt lại phát triển thêm, cho rằng mỗi lần sáng tạo tác phẩm mới lại một lần nhà thơ phải vật lộn với chữ.  + Diễn giải ý kiến của Ét-mông Gia-bét theo hướng bám sát ý tưởng đã được đề cập từ nhan đề và phần đầu văn bản. Nếu trong phát biểu của mình, Ét-mông Gia-bét gần như chỉ nói đến vai trò của sáng tạo ngôn từ trong việc xác định danh vị đích thực của nhà thơ, thì Lê Đạt lại phát triển thêm, cho rằng mỗi lần sáng tạo tác phẩm mới lại một lần nhà thơ phải vật lộn với chữ.

 "nhà thơ” không phải là danh vị được tạo một lần cho mãi mãi. Nó có thể bị tước đoạt nếu nhà thơ không chịu khổ công lao động với ngôn từ mỗi khi viết một bài thơ mới.

Câu 11: Theo tác giả, con đường chung cho các nhà thơ là gì?

Trả lời:

- Nhà thơ nêu lên quan điểm: nhà thơ phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất phong phú cho tiếng mẹ. - Nhà thơ nêu lên quan điểm: nhà thơ phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất phong phú cho tiếng mẹ.

- Sáng tạo thơ ca là một loại lao động có tính đặc thù, đòi hỏi nhà thơ phải tốn rất nhiều tâm não trong cuộc vật lộn với chữ để làm nên những sản phẩm ngôn từ độc đáo, đặc sắc, làm phong phú cho tiếng nói chung. - Sáng tạo thơ ca là một loại lao động có tính đặc thù, đòi hỏi nhà thơ phải tốn rất nhiều tâm não trong cuộc vật lộn với chữ để làm nên những sản phẩm ngôn từ độc đáo, đặc sắc, làm phong phú cho tiếng nói chung.

Câu 12: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Tác giả đã đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng như thế nào để thuyết phục người đọc.

Trả lời:

Nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm: Nghệ thuật lập luận độc đáo, chặt chẽ và linh hoạt, phối hợp nhiều phương thức biểu đạt, cách sắp xếp bố cục nội dung, cách lập luận, giọng điệu, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh đã làm cho bài cáo trở nên vô cùng thuyết phục, sâu sắc đi vào lòng người bởi sự uyển chuyển của văn chương.

Câu 13: Tác giả đã “sực nhận ra” những vấn đề quan trọng gì qua cuộc tiếp xúc với chú bé?

Trả lời:

Qua cuộc tiếp xúc với chú bé, tác giả đã “sực nhận ra” những vấn để quan trọng:

- Đổ vật cũng có linh hồn, cũng có cảm giác dễ chịu hay không dễ chịu trước các kiểu sắp đặt khác nhau của con người. Việc nhận thức được điều này rất có ý nghĩa trong sáng tác, bố cục tác phẩm hội hoạ, nhất là loại hội hoạ về đề tài tĩnh vật. Tương tự như vậy là ý nghĩa của bố cục trong một bài văn miêu tả. - Đổ vật cũng có linh hồn, cũng có cảm giác dễ chịu hay không dễ chịu trước các kiểu sắp đặt khác nhau của con người. Việc nhận thức được điều này rất có ý nghĩa trong sáng tác, bố cục tác phẩm hội hoạ, nhất là loại hội hoạ về đề tài tĩnh vật. Tương tự như vậy là ý nghĩa của bố cục trong một bài văn miêu tả.

- Người nghệ sĩ dứt khoát phải "có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất" - đồng cảm theo nghĩa thấy, nghe, cảm nhận, chia sẻ được với mọi đối tượng khác nhau. - Người nghệ sĩ dứt khoát phải "có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất" - đồng cảm theo nghĩa thấy, nghe, cảm nhận, chia sẻ được với mọi đối tượng khác nhau.

Câu 14: Theo những gì được nói tới trong đoạn văn, bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của sự đồng cảm?

Trả lời:

Theo những gì được nói tới trong đoạn văn, có thể nói về ý nghĩa của sự đồng cảm như sau:

- Đồng cảm giúp con người nhìn thấy được cái đẹp ở mọi nơi, mọi lúc. - Đồng cảm giúp con người nhìn thấy được cái đẹp ở mọi nơi, mọi lúc.

- Đồng cảm giúp con người sống hoà đồng với thế giới, biết trân trọng tiếng nói riêng hay đời sống của vạn vật. - Đồng cảm giúp con người sống hoà đồng với thế giới, biết trân trọng tiếng nói riêng hay đời sống của vạn vật.

Câu 15: Chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn.

Trả lời:

Các phương tiện liên kết đã được sử dụng trong đoạn văn:

- Dùng nhiều lần từ “đồng cảm” trong các câu khác nhau để đảm bảo có một vấn đề đang được tập trung bàn bạc ở đây. - Dùng nhiều lần từ “đồng cảm” trong các câu khác nhau để đảm bảo có một vấn đề đang được tập trung bàn bạc ở đây.

- Các cụm từ “từ đó”, “bấy giờ” báo hiệu sự nối tiếp liên tục theo một mạch thống nhất của các câu trong đoạn văn. - Các cụm từ “từ đó”, “bấy giờ” báo hiệu sự nối tiếp liên tục theo một mạch thống nhất của các câu trong đoạn văn.

- Các đại từ “chúng”, “đó”, “những thứ đó” cho thấy các câu văn kế tiếp nhau cùng nói về một đối tượng. - Các đại từ “chúng”, “đó”, “những thứ đó” cho thấy các câu văn kế tiếp nhau cùng nói về một đối tượng.

Câu 16: Viết một đoạn văn nghị luận về sự đồng cảm và chia sẻ.

Trả lời:

Sự đồng cảm là thái độ tôn trọng, thấu hiểu, sẻ chia giữa người với người và vạn vật xung quanh. Sự đồng cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống. Nhận ra cảm xúc của người khác, đặt mình vào suy nghĩ của người khác, chúng ta mới có thể yêu thương họ như chính mình. Đồng cảm, chúng ta mới cảm nhận nỗi đau của người đối diện, hiểu họ cũng là cách để giúp mình. Mỗi khi mâu thuẫn với ai, hãy hiểu rằng đó là vì ta chưa biết đặt mình vào vị trí của người ấy. Hãy hỏi để hiểu rõ ý của họ, để biết mục đích của họ và biết vướng mắc của họ để xem ta có thể giúp được gì. Nếu có được sự đồng cảm, con người sống trở nên vị tha hơn, giảm đi sự ích kỷ, hướng đến lối sống vì cộng đồng nhiều hơn. Tránh được những mâu thuẫn không cần thiết và giữ chúng ta lại trong sự kết nối hài hòa. Mối quan hệ giữa người với người nhờ vậy cũng được rút ngắn lại, giúp mọi người thêm gắn bó với nhau hơn. Thế giới này vô cùng rộng lớn, dù muốn hay không bạn vẫn cũng phải chịu sự ảnh hưởng của người khác. Vì vậy bạn nên xây dựng mối quan hệ và sự hiểu biết, không nên sống một mình trong thế giới của riêng bạn. Đồng cảm sẽ giúp bạn có được những thành công lớn trong cuộc sống cũng như trong công việc. Nếu ta sống mà không có sự đồng cảm và chia sẻ thì ta sẽ cô lập với mọi người và cuộc sống vì thế mà cũng mất đi một phần ý nghĩa.

Câu 17: Theo em, sự đồng cảm đóng vai trò như thế nào trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật.

Trả lời:

Sự đồng cảm đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Đồng cảm là khả năng cảm nhận và hiểu được cảm xúc, trạng thái tâm lý của người khác, và có khả năng chia sẻ hoặc truyền đạt lại những trạng thái tương tự đó.

Trong nghệ thuật, sự đồng cảm giúp người tạo ra nghệ thuật (như nhạc sĩ, họa sĩ, diễn viên, nhà văn) có khả năng tạo ra tác phẩm mà người khác có thể đồng cảm và cảm nhận. Khi người nghệ sĩ có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác, họ có thể sáng tạo những tác phẩm mà người khác có thể tìm thấy sự liên kết và hiểu được thông điệp mà nghệ sĩ muốn truyền đạt.

Sự đồng cảm cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một công chúng cho nghệ sĩ. Khi khán giả cảm thấy nghệ thuật có sự đồng cảm với cuộc sống và kinh nghiệm của họ, họ có xu hướng tìm hiểu và ủng hộ tác phẩm nghệ thuật đó. Sự đồng cảm là một cầu nối giữa người tạo ra nghệ thuật và khán giả, giúp tạo ra một trải nghiệm tương tác và ý nghĩa.

Sự đồng cảm cũng có thể kích thích sự tư duy sáng tạo bên trong người tạo ra nghệ thuật. Khi người nghệ sĩ có khả năng đồng cảm với những trạng thái tâm lý khác nhau, họ có thể tìm thấy cảm hứng và ý tưởng mới để sáng tạo. Sự đồng cảm giúp mở rộng tầm nhìn và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và đa dạng.

Tóm lại, sự đồng cảm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật bằng cách giúp người nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm mà người khác có thể đồng cảm và cảm nhận, xây dựng một công chúng cho nghệ sĩ và kích thích sự tư duy sáng tạo.

Câu 18: Đọc lại văn bản Yêu và đồng cảm trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 77 – 78), đoạn từ “Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú” đến “vạn vật có tình cũng như không có tình” và trả lời câu hỏi: Chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn.

Trả lời:

Các phương tiện liên kết đã được sử dụng trong đoạn văn:

- Dùng nhiều lần từ “đồng cảm” trong các câu khác nhau để đảm bảo có một vấn đề đang được tập trung bàn bạc ở đây. - Dùng nhiều lần từ “đồng cảm” trong các câu khác nhau để đảm bảo có một vấn đề đang được tập trung bàn bạc ở đây.

- Các cụm từ “từ đó", “bấy giờ” báo hiệu sự nối tiếp liên tục theo một mạch thống nhất của các câu trong đoạn văn. - Các cụm từ “từ đó", “bấy giờ” báo hiệu sự nối tiếp liên tục theo một mạch thống nhất của các câu trong đoạn văn.

- Các đại từ “chúng”, “đó” “những thứ đó” cho thấy các câu văn kế tiếp nhau cùng nói về một đối tượng. - Các đại từ “chúng”, “đó” “những thứ đó” cho thấy các câu văn kế tiếp nhau cùng nói về một đối tượng.

Câu 19: Đọc lại văn bản Chữ bầu lên nhà thơ trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 82 – 84). Văn bản chủ yếu được viết bằng những câu văn ngắn và xuống hàng liên tục. Mặc dù vậy, người đọc vẫn cảm nhận được một mạch văn, mạch ý thông suốt. Theo bạn, điều gì đã khiến văn bản tạo được ấn tượng ấy?

Trả lời:

Theo em, điều làm nên sự ấn tượng này chính là người viết đã cho độc giả thấy được làm nghệ thuật là cả một quá trình dài. Thông tin trong văn bản đem đến nhiều, cung cấp nhiều kiến thức bổ ích, câu chữ trong bài được triển khai, lập luận một cách mạch lạc, logic.

Câu 20: Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn mắc lỗi gì?

“ Mọi tác phẩm nghệ thuật đều bắt đầu từ một cảm xúc. Thơ là loại hình nghệ thuật có ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu. Thơ có thể có vần hoặc không có vần”

Trả lời:

Đoạn văn mắc lỗi thiếu mạch lạc: câu thứ nhất nói về “mọi tác phẩm nghệ thuật” và nói đến cội nguồn của “mọi tác phẩm nghệ thuật”, trong khi câu thứ hai lại nói về “thơ”- vốn chỉ là một loại hình nghệ thuật, đồng thời lại nói đến ngôn ngữ thơ => Các câu trong đoạn không tập trung vào một chủ đề.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay