Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 4 Đọc 2: Đồ gốm gia dụng của người Việt
Giáo án Bài 4 Đọc 2: Đồ gốm gia dụng của người Việt sách Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 4 Đọc 2: Đồ gốm gia dụng của người Việt
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 2: ĐỒ GỐM GIA DỤNG CỦA NGƯỜI VIỆT - MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Phân tích và đánh giá được tác dụng của yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của VB thông tin qua văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt.
- Nhận biết được bố cục, mạch lạc của VB, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá của chúng qua văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt.
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của VB; phân tích và đánh giá được để tài, thông tin cơ bản của VB, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết; thể hiện được thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của VB hay quan điểm của người viết và giải thích lí do qua văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt.
- Năng lực
Năng lực chung
- - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Phân tích và đánh giá được tác dụng của yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của VB thông tin qua văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt.
- Nhận biết được bố cục, mạch lạc của VB, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá của chúng qua văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt.
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của VB; phân tích và đánh giá được để tài, thông tin cơ bản của VB, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết; thể hiện được thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của VB hay quan điểm của người viết và giải thích lí do qua văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt.
- Phẩm chất
- Trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Đồ gốm gia dụng của người Việt.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS chia sẻ cặp đôi: Kể tên một số đồ gốm gia dụng trong gia đình bạn. Những đồ gốm ấy có thể “nói” với bạn về (những) điều gì?
- Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: Kể tên một số đồ gốm gia dụng trong gia đình bạn. Những đồ gốm ấy có thể “nói” với bạn về (những) điều gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Đồ gốm gia dụng trong gia đình như niêu đất, chiếc bát ăn cơm, chiếc chén uống nước, tách để pha trà, lọ hoa, … Những đồ gốm ấy cho chúng ta thấy được đó là những vật dụng gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, gắn bó mật thiết với sinh hoạt của chúng ta.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: …Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt để hiểu hơn về những nét văn hóa trong đời sống của con người Việt Nam.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được một số đặc trưng của văn bản thông tin.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc điểm của văn bản thông tin Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn về văn bản thông tin trong 5 phút - GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Từ việc đọc VB 1 “Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một”, bạn rút ra được những kinh nghiệm gì về việc đọc hiểu VB thông tin? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. + Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp + Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức về văn bản thông tin. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, theo dõi VB Đồ gốm gia dụng của người Việt trả lời câu hỏi sau đây: · Tìm trong văn bản ít nhất hai ý kiến/quan điểm của tác giả và ít nhất hai dữ liệu. · Đoạn văn này trình bày một xu hướng riêng của đồ gốm gia dụng trong xã hội Việt Nam từ sau thế kỉ XV. Đó là xu hướng gì? · Nội dung của những phương tiện phi ngôn ngữ là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
| I. Đặc điểm của văn bản thông tin 1. Kinh nghiệm khi đọc VB thông tin · Cần xác định đúng thông tin cơ bản của văn bản thông tin dựa vào nhan đề và phần sa-pô (nếu có). · Đọc văn bản thông tin cần nhấn mạnh những phần có đề mục, cách ngắt quãng rõ ràng để phân biệt được rõ từng phần của văn bản. · Đánh giá hiệu quả của cách triển khai văn bản thông tin mà tác giả đã chọn. · Đánh giá tính chính xác và tính mới của văn bản, thông qua hệ thống ý, số liệu, hình ảnh, … đã được tác giả sử dụng.
II. Tìm hiểu chung về văn bản * Ý kiến/quan điểm của tác giả trong văn bản - Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần quá thanh nhã khiến chúng ta không thể tưởng tượng rằng có thời con người sống cao sang như thế, nếu như đồ gốm phản ánh sự sử dụng và món ăn chúng chứa đựng. - Những chiếc chậu, những chiếc âu mà hôm nay chúng ta nâng niu như cổ vật quý hiếm thì ngày xưa chúng chỉ được để rửa ráy chân tay mà thôi. *Dữ liệu trong văn bản - Ngay từ cuối thời Trần, làng Bát Tràng đã sản xuất những loại gốm gia dụng men lam như thế, một số đồ đẹp dâng cho triều đình, còn lại, bán ra cho dân. - Từ sau thế kỉ XV, xu hướng đồ dân gian và cung đình ngày càng tách biệt, thậm chí triều đình còn mở những lò riêng hoặc đặt những lỗ hàng riêng có đề chữ Nội phủ, hơn nữa là sang Trung Hoa đặt mua đồ gốm sứ cho hoàng triều. * Xu hướng riêng của đồ gốm gia dụng trong xã hội Việt Nam từ sau thế kỉ XV - Từ sau thế kỉ XV, xu hướng đồ dân gian và cung đình ngày càng tách biệt, thậm chí triều đình còn mở những lò riêng hoặc đặt những lỗ hàng riêng có đề chữ Nội phủ, hơn nữa là sang Trung Hoa đặt mua đồ gốm sứ cho hoàng triều. - Dân thành thị cũng có xu hướng dùng đồ gốm gia dụng Trung Hoa và Nội phủ, tạo ra sự phân biệt giữa nông thôn và thành thị trong thị trường đồ gốm. c. Nội dung của những phương tiện phi ngôn ngữ Hình ảnh những đồ gốm qua từng thời kì từ thế kỉ thứ II đến thế kỉ XIX. Gồm: Bát thuyền, bát men, bát chân cao, bát chiết yêu, bát quả, liên,…. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản.
- Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được bố cục, cách trình bày dữ liệu, thông tin và phân tích mối liên hệ giữa các thông tin trong văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt.
- Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Yếu tố hình thức và mối liện hệ giữa các thông tin trong văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký vào giao dụng cụ là bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm. - Từng thành viên sẽ viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy. - Nhóm trưởng và thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và lựa chọn các ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy. Lưu ý: mỗi thành viên làm việc tại góc riêng của mình. - GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt và trả lời câu hỏi: - Nhóm 1: Chỉ ra bố cục của văn bản. Bạn đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của văn bản? Cách sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản này có gì đặc biệt? Nêu tác dụng của chúng đối với việc biểu đạt thông tin chính của văn bản. - Nhóm 2: Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn văn: “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển ... cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX”. Chỉ ra mối liên hệ giữa các thông tin chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận | I: Yếu tố hình thức và mối liện hệ giữa các thông tin trong văn bản * Bố cục của văn bản - Phần VB “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển không giống những đồ sành như nồi niêu, chum vại cả ngàn năm hầu như không thay đổi ... Một cải tiến nữa kết hợp giữa bát hình nón và bát chân cao sinh ra cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX”: Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có lịch sử phát triển liên tục, điển hình là trường hợp của cái bát ăn cơm. - Phần còn lại: Đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần. => Mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của VB: Bố cục cho thấy nội dung VB phù hợp với nhan đề và bố cục thể hiện rõ sự chi tiết hoá chủ đề được gợi ra từ nhan đề ấy. * Cách sử dụng các yếu tố hình thức của VB - Các thông tin chính của VB: Dựa trên câu trả lời về bố cục của VB (câu hỏi 1) để xác định. – Các yếu tố hình thức của VB: Nhan đề, hình ảnh minh hoạ và các chú thích tương ứng với từng hình. - Nét đặc biệt trong cách sử dụng các yếu tố hình thức của VB: + Không sử dụng hệ thống các để mục để tóm tắt các thông tin chính của VB. + Sử dụng duy nhất một loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là hình ảnh và các chú thích cho thấy một số hình ảnh mô tả hình dạng của cái bát ăn cơm được sắp xếp theo trình tự thời gian. => Đánh giá hiệu quả của các yếu tố hình thức đối với việc biểu đạt thông tin chính của VB: + Nhan để khái quát thông tin chính của VB, giúp người đọc có cơ sở định hướng để tiếp nhận thông tin. + Hệ thống hình ảnh đi kèm với các chú thích cụ thể đã minh hoạ chi tiết, rõ ràng, sinh động cho các loại đồ gốm gia dụng được đề cập trong VB, giúp người đọc hình dung rõ hơn về nội dung của VB, tăng hiệu quả trực quan cho những thông tin chính được trình bày. Đặc biệt là hệ thống hình ảnh mô tả hình dáng của cái bát ăn cơm được sắp xếp theo trình tự thời gian, hỗ trợ biểu đạt trực quan cho nội dung thông tin về lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm ở phần đầu của VB.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án đầy đủ cả năm
- Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
- Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
- PPCT, file word lời giải SGK
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây