Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 8 Thực hành Tiếng Việt
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8 Thực hành Tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
BÀI 8: CÁI TÔI – THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT(14 CÂU)1. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
(14 CÂU)1. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc là gì? Cho ví dụ?
Trả lời:
- Lặp cấu trúc là biện pháp tổ chức những vế câu hoặc những câu có cùng một kết cấu ngữ pháp, nhằm nhấn mạnh ý tưởng và cấu tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản.
- Ví dụ: Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. (Hồ Chí Minh)
Lưu ý: Chúng ta có thể bắt gặp biện pháp lặp cấu trúc trong phép đối. Đối là cách lặp lại cấu trúc ngữ pháp có sự đối lập về từ ngữ, thanh điệu,…
Câu 2: Hãy chỉ ra phép lặp cấu trúc trong những đoạn dưới đây:
- a) “Vĩ đại, bởi ngay từ khi ra đời, Đảng đã khơi đúng mạch nguồn của dân tộc Việt Nam! Vĩ đại, bởi lợi ích của Đảng không ngoài lợi ích của nhân dân và đất nước! Vĩ đại, bởi người cộng sản chấp nhận hy sinh trước, hưởng thu sau! Vĩ đại, bởi sự dũng cảm chỉ ra sai lầm, khiếm khuyết và thẳng thắn nhận trách nhiệm về mình, quyết tâm sửa chữa khắc phục! Vĩ đại, bởi Đảng biết điều chỉnh, bổ sung kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách hợp lòng dân – ý Đảng”.
- b) “Nói “Đảng của dân tộc” vì Đảng đặt lợi ích cho giai cấp công nhân trong lợi ích chung của dân tộc..Nói “Đảng của dân tộc”, còn mang một ý nghĩa khác vì Đảng ta bao trùm cả nước, đồng thời vì nó gần gũi tận trong lòng mỗi đồng bào ta”.
- c) Lạnh quá ánh trăng không sáng mấy,
Cho nên muôn dặm ở ngoài kia,
…..
Lạnh quá ánh trăng không sáng mấy
Cho nên chăn chiếu vẫn so le
(Thao thức – Hàn Mặc Tử)
Trả lời:
- a) Biện pháp lặp cấu trúc câu của lập luận trên được thể hiện ở “Vĩ đại, bởi….”
- b) Biện pháp lặp cấu trúc câu: “Nói “Đảng của dân tộc” vì….”
- c) Sự lặp lại cấu trúc vòng tròn về mô hình, ý nghĩa nhịp điệu, câu thơ “Lạnh quá ánh trăng không sáng mấy” xuất hiện ở đầu và xuất hiện ở cuối bài thơ “Thao thức”.
Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu dưới đây:
- a) Bạn có thể không thông minh, nhưng bạn luôn làm việc chăm chỉ và đẩy giới hạn của mình ngày nàu qua ngày khác. Bạn không thể hát hay, nhưng bạn vẫn chưa muộn.”
- b) Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.”
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Trả lời:
- a) Tác dụng: “Có thể không” chỉ các khả năng khó được thực hiện và thành công trên thực tế. Ở đây, bạn ấy có thể không có cơ hội hay đặc điểm, khả năng nhất định. Nhưng bạn ấy “có thể” nhìn nhận trên phương diện tích cực hơn về các khả năng đặc biệt khác. Từ đó cũng mang đến các giá trị chứng minh năng lực phù hợp với sức mạnh những gì mà bạn có.
- b) Tác dụng: Phép lặp kết hợp với phép đối được sử dụng để đối cảnh nhưng cũng nói lên tâm trạng của nàng Kiều.
Câu 4: Nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu dưới đây:
- a) Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
- b) “Con nhớ anh con, người anh du kích…
Con nhớ em con, thằng em liên lạc”
(Chế Lan Viên)
Trả lời:
- a) Tác dụng khẳng định chủ quyền dân tộc, bộc lộ niềm tự hào, vui sướng
- b) Biện pháp lặp cấu trúc góp phần thể hiện nỗi nhớ da diết của chủ thể trữ tình khi nhớ về Tây Bắc.
Câu 5: Nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu dưới đây:
- a) Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
(Sóng – Xuân Quỳnh)
- b) “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn các trường học của thực dân phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”
Trả lời:
- a) Hai câu thơ trên sử dụng phép lặp cấu trúc "con sóng...." tạo nên một thế đối xứng, có tác dụng khắc hoạ hình ảnh mọi con sóng đều đang ở trong tâm trạng nhớ thương day dứt khôn nguôi.
- b) “Trường học của chúng ta” là cụm từ được lặp lại trong đoạn trên. Đây là đoạn văn trích lại lời nói của Bác hồ khi nhận định về vai trò, giá trị của học tập, của các ngôi trường.
2. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong những đoạn trích dưới đây:
- a) Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh,
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)
- b) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc laaoj. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
[…]
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
Trả lời:
- a) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng trong đoạn trích này để tạo ra sự nhấn mạnh và lặp đi lặp lại hiệu ứng của trạng thái cảm xúc cô đơn, u sầu và buồn tủi của nhân vật. Sự lặp lại của cấu trúc "trăng nhập", "trăng thương", "trăng nhớ", "đàn buồn", "đàn lặng" và "đàn chậm" thể hiện sự lặp đi lặp lại của cảm giác trống rỗng, cô đơn và buồn bã một cách sâu sắc của nhân vật. Sự lặp lại của cấu trúc có tác dụng tạo nên sự nhấn mạnh, tăng cường cảm xúc và tập trung.
- b) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong những đoạn trích trên là để nhấn mạnh và làm rõ ý muốn truyền đạt. Nó giúp cho người đọc dễ dàng hiểu được ý nghĩa của các câu, từ đó tăng tính thuyết phục và sức ảnh hưởng của văn bản. Chẳng hạn như trong đoạn trích "sự thật là", tác giả sử dụng biện pháp này để làm rõ một sự kiện quan trọng và không thể chối cãi. Trong đoạn tuyên bố độc lập của Hồ Chí Minh, biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng để tăng tính uyên bác và quyết liệt của lời tuyên bố, gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong những đoạn trích dưới đây:
- a) Gió, gió thổi rào rào.
Trăng, trăng lay cấp chới
Trời tròn như buồm căng.
Tất cả lên đường mới.
Hồn ta cánh rộng mở
Đôi bên gió thổi vào,
Nghĩ những điều hớn hở
Như trời cao, cao, cao.
(Xuân Diệu, Gió)
- b) Rau cần, với cải bắp cho một tí rau răm vào, muối xổi, lấy ra ăn với thịt đông hay kho tàu, nó lạ miệng và có khi thú hơn cả dưa cải nữa…Nhưng ăn cháo ám mà không có rau cần thì…hỏng, y như thế là vào một khoảng vườn mà không có hoa, đi trong mùa xuân mà không thấy bướm.
(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai)
Trả lời:
- a) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn trích trên giúp tăng tính thẩm mỹ và nhấn mạnh sự trùng hợp giữa hai yếu tố tự nhiên là gió và trăng. Sự lặp lại của từ "gió" và "trăng" tạo ra nét nhấn mạnh đặc biệt, khiến cho đoạn thơ trở nên sống động và ấn tượng hơn. Ngoài ra, những câu thơ lặp lại cấu trúc "gió", "trăng" giúp tăng sự nhấn mạnh và lưu loát trong cách diễn đạt của tác giả. Khi đọc đoạn văn, người đọc cảm nhận được sự cuồng nhiệt, rạo rực của nhân vật khi trước cảnh tượng thiên nhiên đang thay đổi.
- b) Trong đoạn trích "gió, gió thổi rào rào trăng, trăng lay chấp chới", biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng để tăng thêm hiệu ứng âm thanh, gợi lên hình ảnh của gió thổi mạnh và trăng lắc lư theo gió. Còn trong đoạn trích "rau cần, với cải bắp cho một tí rau răm vào, muối xổi, lấy ra ăn với thịt đông hay kho tàu", biện pháp tu từ lặp cấu trúc được sử dụng để tăng tính thuyết phục, khuyến khích người đọc ăn rau cần để thêm hương vị cho món ăn.
Câu 3: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Riêng những câu thơ
Còn xanh
Riêng những bài hát
Còn xanh
Và đôi mắt em
Như hai giếng nước
(Văn Cao, Thời gian)
- a) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn thơ trên.
- b) Cách diễn đạt “những câu thơ còn xanh”, “những bài hát còn xanh” có gì đặc biệt?
Trả lời:
- a) Biện pháp tu từu lặp cấu trúc có tác dụng tạo hiệu ứng nhấn mạnh, làm cho câu thơ hoặc từ ngữ được lặp lại trở nên quan trọng hơn trong đoạn thơ. Trong đoạn thơ trên, lặp lại cấu trúc “riêng những…còn xanh” tạo ra sự nhấn mạnh, đồng thời tạo hiệu ứng tái diễn và sự nhớ đến những gì đã qua.
- b) “Những câu thơ còn xanh” và “Những bài hát còn xanh” được diễn đạt bằng cách sử dụng tựa đề từng tác phẩm. Từ “xanh” ở đây có thể được hiểu là sự tươi mới, sự sống động và bền vững. Điều đặc biệt của cách diễn đạt này là nó tạo ra sự sâu sắc và bắt buộc người đọc nhớ đến những gì đã qua và cảm nhận về sự sống. Câu “đôi mắt em như hai giếng nước” cũng mang tính tượng trưng cao, tạo ra hình ảnh rõ ràng và sâu sắc về sự trong sạch và độc đáo của đôi mắt.
Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép lặp cấu trúc cú pháp trong văn bản dưới đây:
Và con ơi trên ấy ngân hà
Có thể rồi con sẽ lên đến được
Những đêm nay thì con cần phải học
Bốn phép tính cộng trừ hay đọc một trang thơ
Con ơi con, nếu thầy giáo dạy con
…
Con ơi con, trái đất thì tròn…
(theo thivien.net)
Trả lời:
- Biện pháp tu từ lặp cấu trúc: “Con ơi con…”
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh ý được nói đến trong bài thơ.
+ Tạo cám giác gần gũi như một lời tâm tình của cha dành cho con.
3. VẬN DỤNG (04 CÂU)
Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) tự phác họa nét nổi bật trong tính cách của bạn, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ lặp cấu trúc.
Trả lời:
Em là một người có tính cách rất kiên định và quyết tâm trong những việc bản thân làm. Em luôn luôn đặt mục tiêu và cố gắng hoàn thành nó trong thời gian ngắn nhất có thể. Em không bao giờ từ bỏ trước khó khăn và sẽ luôn cố gắng vượt qua mọi thử thách. Với em, không có gì là không thể. Tính cách của em còn nổi bật ở sự cẩn trọng và tỉ mỉ trong cách làm việc của mình. Em luôn tập trung và chú ý đến từng chi tiết, không bỏ lỡ bất cứ điều gì quan trọng nào. Em tin rằng việc làm việc chăm chỉ và có kế hoạch đúng đắn là chìa khóa thành công. Một điểm khác nữa của tính cách của em là sở thích học hỏi và trau dồi kiến thức. Em luôn cố gắng mở rộng tầm nhìn của mình thông qua việc đọc sách, học hỏi từ những người có kinh nghiệm và tự trau dồi kỹ năng mới. Em quan niệm rằng kiến thức là sức mạnh và việc học hỏi chính là cách để ngày càng trở nên tốt hơn và phát triển bản thân. Ưu điểm lớn nhất trong tính cách của em là sự kiên định, chăm chỉ, tỉ mỉ và ham học hỏi. Em hi vọng rằng những đặc điểm này sẽ giúp tôi vượt qua mọi khó khăn và đạt được thành công mà mình mong muốn trong cuộc sống.
Câu 2: Em hãy phân biệt biện pháp lặp cấu trúc và điệp ngữ?
Trả lời:
So sánh | Lặp cấu trúc | Điệp ngữ |
Khái niệm | Lặp cấu trúc là biện pháp tổ chức những vế câu hoặc những câu có cùng một kết cấu ngữ pháp. | Điệp ngữ hay còn gọi là điệp từ là một biện pháp nghệ thuật trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ. |
Tác dụng | Nhằm nhấn mạnh ý tưởng và cấu tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản. | - Tác dụng gợi hình - Tác dụng khẳng định - Tác dụng liệt kê - Tác dụng tạo sự nhấn mạnh. |
Ví dụ | Con người Việt Nam có thể không có vóc dáng to hơn người Mỹ. Con người Việt Nam có thể không có nước da trắng như người Châu Âu. Nhưng con người Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng lại thông minh, nhanh nhẹn. - Cấu trúc được lặp lại trong đoạn văn trên là: Con người Việt Nam...... Việc lặp lại cấu trúc đó làm nổi bật hình ảnh con người Việt Nam muốn được nhấn mạnh trong đoạn văn. | "Còn trời, còn nước, còn non/ Còn cô bán rượu anh còn say sưa" - Điệp từ "còn" này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần để liệt kê những sự vật có liên kết với nhau với mục đích nhấn mạnh, tình cảm mãnh liệt của tác giả dành cho cô bán rượu. |
Lưu ý | - Trong khi sử dụng phép lặp cấu trúc ta có thể bắt gặp các điệp từ, điệp ngữ xuất hiện trong câu văn, câu thơ. |
Câu 3: Hãy nêu ví dụ và phân tích chứng minh hiệu quả của phép lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kê?
Trả lời:
- Ví dụ:
- Trong đoạn văn Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có đoạn trích: “các ngươi ở cùng ta coi như giữ binh quyền, cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn, quan còn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương có ít thì ta tăng cấp, đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn hạ thì cùng nhau vui cười, những cách cư xử so với Vương Công Kiên, Đường Ngột Ngại ngày xưa cũng chẳng kém gì”.
- Trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng ta tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân, Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”.
- Hiệu quả của sự kết hợp giữa phép lặp cấu trúc và phép liệt kê:
+ Đối với đoạn trích trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
....thì ta.... hoặc .... thì cùng nhau
Việc sử dụng phép liệt kê kết hợp với việc lặp cú pháp trong đoạn văn này có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy nghĩa tình của Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn.
+ Trong đoạn trích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh sử dụng phép liệt kê tội ác của Thực dân Pháp và cùng sử dụng thêm phép lặp cú pháp. Việc sử dụng có tác dụng lên án và tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây được xem là lặp cấu trúc câu, trường hợp nào không lặp cấu trúc câu:
- a) Chị giàu quần lĩnh hoa chanh,
Chúng em khốn khó quấn quanh lụa đào.
Chị giàu chị đánh cá ao,
Chúng em khốn khó đi chao cá mè,
Chị giàu chị lấy ông nghè,
Chúng em khốn khỏ trở về lấy vua.
(Hoàng Trọng Thược, Thi ca châm biếm và trào lộng Việt Nam)
- b) Yêu nhau yêu cả đường đi,
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
(Ca dao)
- c) Lỗ mũi mười tám gánh lông,
Chồng yêu, chồng bảo tơ hồng trời cho.
Đêm nằm thì ngáy o o,
Chồng yêu, chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu, chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Trên đầu những rác cùng rơm,
Chồng yêu, chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
(Mã Giang Lân, Tục ngữ và ca dao Việt Nam)
- d) Ta nằm nghe, nằm nghe
Giữa bốn bề ngây ngất
Mùi vôi xây rất say
(Bè xuôi sông La – Vũ Duy Thông)
- e) Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
(Việt Bắc – Tố Hữu)
- f) Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
(Tây tiến – Quang Dũng)
Trả lời:
- Trường hợp lặp cấu trúc câu:
+ Câu a) lặp cấu trúc câu “Chị giàu…”
+ Câu c) lặp cấu trúc câu “Chồng yêu…”
- Trường hợp không lặp cấu trúc câu: b), d), e), f)
4. VẬN DỤNG (01 CÂU)
Câu 1: Trong bố cục của luận văn “không chỉ có biện pháp lặp cấu trúc mà biện pháp lặp từ cũng được sử dụng để tăng thêm sức thuyết phục của lập luận”. Em hãy nêu quan điểm của mình về ý kiến trên.
Trả lời:
- Trong các luận văn có sử dụng rất nhiều biện pháp lặp cấu trúc như:
“Thời gian qua, chúng ta đã nghe nhiều chuyện cười ra nước mắt, cười mà đau, liên quan tới thói giả dối của một bộ phận người nhà nước và chốn quan trường. Đó là chuyện anh trưởng thôn nọ, chị hội phó phụ nữ xã kia kê khai tài sản gia đình không có gì để mong được vào diện họ nghèo, hộ cận nghèo. Đó là chuyện “con dê, con bò, con trâu” vốn chỉ để hỗ trợ người dân nghèo nhưng nó “bỗng dưng” lại tìm đường đến nhà…quan huyện, quan xã. Đó là chuyện quan chức ở nhiều nơi, nhiều cấp dù học giả, sở hữu bằng cấp không được cơ quan có thẩm quyền công nhận mà vẫn thăng tiến thật, thấm chí thăng tiến thần tốc trên con đường quan lộ”
Tác dụng: Với biện pháp lặp cấu trúc câu: “Đó là chuyện…”, tác giả đã phê phán thói dói trá của một số cán bộ, công chức, từ anh trưởng thôn, chị hội phó nữ tìm cách vào hộ nghèo, hộ cận nghèo; đến quan huyện, quan xã tranh thủ “cướp” kế sinh nhai của người dân nghèo; đến quan chức nhiều nơi được thăng tiến chức, thậm chí “thần tốc” nhờ bằng giả… Qua đó, tác giả đã làm tăng thêm sự phẫn nọ của người đọc về thói xấu, bệnh hám danh, hám lợi, hám quyền lực của một số người được gọi là “đầy tớ trung thành của nhân dân”.
- Bên cạnh việc biện pháp lặp cấu trúc thì lặp từ ngữ cũng được sử dụng để làm tặng sức mạnh của lập luận. Ví dụ sau đây sẽ chứng minh điều đó:
“Chúng viết sách, báo, sản xuất băng hình nhằm “hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh”. Chúng còn đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác – Lê nin, coi Hồ Chí Minh chỉ là người theo chủ nghĩa dân tộc chứ không phải người cộng sản, coi Hồ Chí Minh không phải lag người vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lên nin. Chúng xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền”
Tác dụng: “Chúng” ở đây đóng vai trò là chủ ngữ trong câu, ngầm chỉ các thế lực thù địch. Bằng việc lặp lại chủ ngữ “chúng”, tác giả đã lên án mạnh mẽ với thế lực thù địch tiến hành các hoạt động nhằm gây “diễn biến hòa bình” đối với nước ta qua con đường tư tưởng với các hoạt động bôi nhọ, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm chủ quyền.
Như vậy, biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc ngữ pháp và từ ngữ có tác dụng làm cho lập luận tăng thêm tính thuyết phục, giúp cho lập luận đạt được hiệu quả như mong muốn. Do đó tạo nên sự phong phú, đa dạng, sinh động, uyển chuyển cho lập luận trong nguồn ngữ liệu.
=> Giáo án Ngữ văn 11 chân trời Bài 8 Thực hành tiếng Việt trang 65