Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 8: Nét đẹp văn hoá Việt (Văn bản thông tin) (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 8: Nét đẹp văn hoá Việt (Văn bản thông tin) (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP BÀI 8

NÉT ĐẸP VĂN HOÁ VIỆT (VĂN BẢN THÔNG TIN)

Câu 1: Tóm tắt văn bản Trò chơi cướp cờ

Trả lời:

Trò chơi cướp cờ không những giúp chúng ta rèn luyện thể lực mà nó còn tạo nên không khí vui vẻ, tinh thần đoàn kết cho mọi người khi tham gia. Ở trò chơi này, chúng ta chia thành hai đội, mỗi đội năm người trở lên. Chúng ta cần chọn một địa điểm rộng rãi, rồi vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đặt một cây cờ hoặc một thứ tượng trưng cho cờ. Sau đó, ta kẻ vạch mốc xuất phát sao cho khoảng cách từ vòng tròn giữa sân đến các vạch mốc bằng nhau. Cách chơi như sau: đầu tiên, người chơi của hai đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc, tiếp theo trọng tài điều khiển hô to đến số thứ tự nào thì người chơi có số thứ tự đó chạy thật nhanh lên lấy cờ, cứ thế hai đội cướp cờ, ai cướp được cờ về đội mình là thắng.

Câu 2: Mục đích tạo ra trò chơi cướp cờ là gì?

Trả lời:

- Góp phần “rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn, tinh mắt”, …

- Tạo không khí “vui vẻ”, “tính tập thể”, “tinh thần đoàn kết

→ Mục đích được trình bày rõ ràng thành hai ý, rất phù hợp với tính chính xác, rõ ràng của văn bản thông tin

Câu 3: Địa điểm và cách thức chuẩn bị trò chơi cướp cờ thế nào?

Trả lời:

- Chúng ta cần chọn một “địa điểm rộng rãi”

- Ta “vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân”, ở giữa đặt “một cây cờ” hoặc một thứ tượng trưng cho cờ như: khăn, cành lá, …

- Sau đó, ta “kẻ vạch mốc xuất phát” sao cho khoảng cách từ vòng tròn giữa sân đến các vạch mốc bằng nhau.

Câu 4: Nêu cách chơi trò chơi cướp cờ

Trả lời:

- Đầu tiên, “người chơi của hai đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự” trước vạch mốc tại hai đầu sân

- Tiếp theo “trọng tài điều khiển” hô to đến số thứ tự nào thì người chơi có số thứ tự đó chạy thật nhanh lên lấy cờ

- Người ở đội kia sẽ tìm cách “vỗ” vào người cầm cờ ở đội này, ai bị “vỗ” phải bỏ cờ xuống, rồi người kia lại cướp cờ chạy

- Ai cướp được cờ về đội mình là thắng.

- Sau đó, cờ lại được đặt lại vị trí ban đầu, trọng tài lại tiếp tục gọi hai người chơi tiếp theo, cho đến khi hết số người chơi.

Câu 5: Theo em, khi tham gia trò chơi cướp cờ, chúng ta sẽ được rèn luyện những kỹ năng gì?

Trả lời:

Theo em, khi tham gia trò chơi cướp cờ, chúng ta sẽ được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng quan sát.

Câu 6: Tác giả đặt vấn đề như thế nào trong tác phẩm Cách gọt củ hoa thuỷ tiên? Nhân dịp gì?

Trả lời:

Đặt vấn đề: Người Hà Nội thường cầu kỳ trong cách chơi hoa ngày Tết, đặc biệt là cách chơi “hoa thủy tiên”

Câu 7: Yêu cầu gì để có một chậu hoa thủy tiên đẹp

Trả lời:

Yêu cầu: Để có một “chậu thủy tiên đẹp”, người chơi hoa cần vận dụng “kinh nghiệm, sự bài bản lẫn sự khéo léo, tinh xảo” qua nhiều khâu

Câu 8: Bước chuẩn bị chăm sóc chậu hoa đẹp yêu cầu thế nào?

Trả lời:

- Ta cần chuẩn bị: dụng cụ và chọn củ thủy tiên

- Cụ thể:

+ Chọn dụng cụ cắt tỉa gọt: “chọn một đầu vát” dùng để gọt tỉa củ; “một đầu lòng máng” để chỉnh, xén lá, cạo cuống hoa

+ Chọn củ thủy tiên: chọn “củ tròn, cân đối, vỏ ngoài màu nâu bóng, cầm thấy chắc tay”

Câu 9: Nêu các bước ngâm và thay nước đúng kỹ thuật.

Trả lời:

- Ngâm và thay nước đúng kỹ thuật:

+ Đầu tiên, “ngâm củ thủy tiên” vào nước vài ngày

+ Thay nước liên tục cho lớp áo ngoài cùng “bợt đi”

+ Vài ngày ngâm rửa như thế để “nhựa trong củ phai bớt”, sau này cho màu “trắng ngọc ngà”

→ Bước bắt đầu quy trình gọt thủy tiên

Câu 10: Để gọt củ thủy tiên cần thế nào?

Trả lời:

- Gọt tỉa củ thủy tiên khéo léo:

(Cách gọt của nghệ nhân Nguyễn Phú Cường)

+ Mài sắc con dao rồi mới bắt đầu “bóc vỏ củ” và “bao mầm”

+ Dùng dao tách nhẹ “từng lớp vỏ củ”:

+ Sau khi tách vỏ củ thì: Một màu xanh non mờ mờ hiện ra Đây chính là mầm lá, mầm hoa

+ Tiếp tục gọt những “bẹ củ” để “mầm lộ hẳn ra”

+ Cắt bỏ những mầm nhỏ “mọc xiên xẹo”

+ Giữ lại những mầm chính mọc thẳng hàng

Câu 11: Ai là tác giả văn bản “hương khúc”

Trả lời:

Nguyễn Quang Thiều

-Phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều:

+Chủ yếu sáng tác các tác phẩm văn xuôi, ngoài ra ông còn sáng tác thơ, dịch sách, làm báo.

+Văn thơ của ông mang đậm phong cách riêng, một giọng điệu mới mẻ trong trào lưu hiện đại.

+Ngôn ngữ linh hoạt, có sức lan tỏa rộng.

Câu 12: Tóm tắt văn bản Hương khúc

Trả lời:

   Cuối tháng Mười Một âm lịch, rau khúc bắt đầu nở nhưng phải sang tháng Giêng, tháng Hai, rau khúc mới nở rộ. Nhân vật “tôi” nhớ về những đêm mưa, bà nói rằng khúc nở trắng đồng. Nhân vật “tôi” nhớ lại cảm giác khi được bà cho ăn bánh khúc. Nhân vật “tôi” nhớ về mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín, mùi của gạo nếp, mùi của nhân đậu xanh, quyện vào mùi hành mỡ. Nhân vật “tôi” nhớ lại rằng bà của nhân vật “tôi” từng tỉ mỉ giã rau khúc, trộn rau khúc với bột nếp rồi nhào thành bánh. Nhân vật “tôi” thường ngồi bên bếp lửa cùng bà đồ bánh, căn bếp là nơi ấm áp, tràn ngập thương nhớ của nhân vật “tôi”…

Câu 13: Thời điểm rau khúc nở là khi nào?

Trả lời:

- Thời điểm rau khúc nở:

+ Cuối tháng Mười Một âm lịch: rau khúc bắt đầu nở

+ Sang tháng Giêng, tháng Hai: rau khúc mới nở rộ.

Câu 14:  Qua hồi tưởng của nhân vật “tôi”, em cảm nhận gì qua lời văn tác giả?

Trả lời:

→ Lời văn giản dị, mộc mạc của tác giả đã dẫn dắt người đọc đi vào thế giới tuổi thơ của tác giả với: chiếc bánh khúc tuổi thơ …

Câu 15: Câu văn “nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật” em hiểu thế nào?

Trả lời:

- Tình cảm của tác giả: “nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật”

+  “Mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín”, “mùi của gạo nếp”, “mùi của nhân đậu xanh”, “quyện vào mùi hành mỡ”  => “chứa đầy hạnh phúc lạ lùng”

- Cảm giác của nhân vật: “ Một thứ hạnh phúc của ẩm thực nhưng thiêng liêng và da diết mơ hồ”

Câu 16: Số từ là gì?

Trả lời:

Số từ là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó, khi dùng để chỉ thứ tự của vật thì vị trí của số từ thường ở phía sau danh từ, còn khi dùng để miêu tả số lượng của vật thì vị trí của số từ thường đứng trước danh từ.

Câu 17: Chức năng số từ là gì và nêu ví dụ.

Trả lời:

Về chức năng ngữ pháp: số từ thường đứng trước danh từ, tính từ, động từ để bổ sung ý nghĩa cho chúng, tạo thành các cụm từ.

Ví dụ: Tôi lấy hai con búp bê từ trong tủ ra đưa cho em.

Câu 18: Xác định số từ trong những câu sau và hãy cho biết đó là loại số từ gì:

Đối với tôi, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả số một trong lòng tôi.

Cái thác đó là cái thứ bảy mà chúng ta nhìn thấy trong suốt chuyến thăm quan.

Năm trăm người trong hội trường đều cảm động trước câu chuyện gia đình hoàn cảnh và nghị lực vượt khó của bạn Lan Anh.

Nếu anh ấy thích bạn thì sau khi tan làm, anh ấy sẽ liên lạc với bạn đầu tiên.

Ông bà ngoại ở quê có nuôi một đàn gà bảy mươi con.

Trả lời:

1.Đối với tôi, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả số một trong lòng tôi.

⇒ Số từ chỉ thứ tự.

  1. Cái thác đó là cái thứ bảy mà chúng ta nhìn thấy trong suốt chuyến thăm quan.

⇒ Số từ chỉ thứ tự.

  1. Năm trăm người trong hội trường đều cảm động trước câu chuyện gia đình hoàn cảnh và nghị lực vượt khó của bạn Lan Anh.

⇒ Số từ chỉ số lượng.

  1. Nếu anh ấy thích bạn thì sau khi tan làm, anh ấy sẽ liên lạc với bạn đầu tiên.

⇒ Số từ chỉ thứ tự.

  1. Ông bà ngoại ở quê có nuôi một đàn gà bảy mươi con.

⇒ Số từ chỉ số lượng.

Câu 19: Người chơi kéo co được quy định thế nào?

Trả lời:

- Về người chơi tùy vào số đội thi đấu, mỗi lượt có hai đội tham gia

+ Mỗi đội 5- 10 người

+ Chơi cân sức hai đội bằng nhau nam hết hoặc nữ hết

+ Chơi không cân sức hai đội chấp nhau,số lượng hai đội không bằng nhau

Câu 20: Cách chơi kéo co như thế nào?

Trả lời:

+ Hai đội bước vào vị trí,cầm dây lên

+ Hai đội chia qua 2 phía đứng đối mặt nhau

+ Khi trọng tài hô bắt đầu

+ Hai bên ra sức kéo tâm điểm về mình

=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 2. Cách gọt củ hoa thủy tiên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay