Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 4: Thực hành tiếng Việt. Nghĩa của từ, dấu câu, biện pháp tu từ
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Thực hành tiếng Việt. Nghĩa của từ, dấu câu, biện pháp tu từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. NGHĨA CỦA TỪ,
DẤU CÂU, BIỆN PHÁP TU TỪ
(18 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Nghĩa của từ là gì?
Trả lời:
Nghĩa của từ là nội dung, tính chất, hoạt động, quan hệ,… mà từ đó biểu thị. Hiểu theo cách đơn giản thì nghĩa của từ chính là phần nội dung mà từ đó biểu thị để giúp chúng ta hiểu và nắm bắt được nội dung của từ đó.
Câu 2: Theo em, có mấy cách giải thích nghĩa của từ?
Trả lời:
Có hai cách giải thích nghĩa của từ:
– Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
– Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Câu 3: Tác dụng của dấu câu là gì?
Trả lời:
Tác dụng: làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp. Nói chung, nó thể hiện ngữ điệu lên trên câu văn, câu thơ. Cho nên, có trường hợp nó không phải chỉ là một phương tiện ngữ pháp, mà còn là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về cả tình cảm, thái độ của người viết.
Câu 4: Em hãy liệt kê một vài dấu câu em biết.
Trả lời:
- dấu chấm .
- dấu hỏi ?
- dấu cảm !
- dấu lửng …
- dấu phẩy ,
- dấu chấm phẩy ;
- dấu hai chấm :
- dấu ngang –
- dấu ngoặc đơn ()
- dấu ngoặc kép “ ”
Câu 5: Dấu ngoặc kép là gì? Tác dụng dấu ngoặc kép là gì?
Trả lời:
- Dấu ngoặc kép hay được gọi là dấu trích dẫn, dấu câu này được tạo nên bởi cả hai dấu hoặc đơn liền kề nhau. Dấu ngoặc kép được đặt ở đầu câu và cả cuối câu trích dẫn.
- Tác dụng của dấu ngoặc kép:Tùy theo mỗi ngữ cảnh, dấu ngoặc kép có thể được sử dụng với những mục đích khác nhau, theo đó thì chúng tôi có thể đưa ra một số tác dụng của dấu ngoặc kép như sau:
- Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
- Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn một nhận định, một danh ngôn hoặc một câu nói nào đó.
- Dấu ngoặc kép còn dùng để đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
Câu 6: Dấu ngoặc đơn là gì?
Trả lời:
- Dấu ngoặc kép còn dùng để đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Giải thích các từ sau: tốt bụng, dũng cảm, rực rỡ, nhẹ nhàng.
Trả lời:
- tốt bụng: có lòng tốt, hay thương người và sẵn sàng giúp đỡ người khác
- dũng cảm: có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn và nguy hiểm
- rực rỡ: có màu sắc tươi sáng đẹp đẽ và nổi bật hẳn lên, làm cho ai cũng phải chú ý
- nhẹ nhàng: có cảm giác khoan khoái, dễ chịu vì không vướng bận gì
Câu 2: Giải thích nghĩa của các từ: hoàn hảo, hồi ức, phú ông, phò mã, thịnh nộ, ghẻ lạnh, chứng giám. Cho biết cách dùng để giải thích nghĩa của các từ đó.
Trả lời:
- Giải thích:
- hoàn hảo: tốt đẹp về mọi mặt
- hồi ức: nhớ lại điều bản thân đã trải qua
- phú ông: người đàn ông giàu có trong làng (xã hội cũ)
- phò mã: con rể của vua
- thịnh nộ: nổi giận, giận dữ cao độ
- ghẻ lạnh: thờ ơ, xa lánh
- chứng giám: soi xét, làm chứng cho
- Cách dùng để giải thích:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị: hoàn hảo, hồi ức, phú ông, phò mã
- Đưa ra những từ đồng nghĩa với từ cần giải thích: thịnh nộ, ghẻ lạnh, chứng giám
Câu 3: Dấu ngoặc kép trong các câu văn sau được dùng để là gì?
- Sau khi đến được ba ngày, anh hỏi tôi: "Anh Dân, anh có biết chữ quốc ngữ không?". Tôi hơi thẹn nhưng trả lời thành thật: "Không, tôi không biết".
b. Chế độ ta là chế độ mới, nhân dân ta đang trau dồi đạo đức mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa của những người lao động "ta vì mọi người, mọi người vì ta".
(Hồ Chí Minh)
- Chúng đề xướng nào là văn nghệ "chủ quan", "viễn kiến", nào là triết lí "duy linh"…
Trả lời:
- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu ranh giới của một lời nói được thuật lại trực tiếp
- Dấu ngoặc kép được dùng để thuật lại một danh ngôn, một khẩu hiệu
- Dấu ngoặc kép được dùng để thể hiện thái độ mỉa mai
Câu 4: Tìm và phân tích biện pháp tu từ hoán dụ trong đọan thơ sau:
“Áo nâu cùng với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”
Trả lời:
- Biện pháp hoán dụ: áo nâu (chỉ người nông dân), áo xanh (chỉ người công nhân), nông thôn (chỉ những người ở nông thôn), thị thành (chỉ những người sống ở thành thị)
=> Các từ trên được dùng để biểu thị những đối tượng có mối quan hệ gần gũi với nó
- Tác dụng: Nêu được đặc điểm riêng phổ biến về trang phục của người nông dân, công nhân nước ta. Thể hiện sự quan sát, miêu tả cụ thể, gần gũi ý nói: Các tầng lớp, giai cấp đang cùng nhau đứng lên xây dựng đất nước
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
a/ Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do".
b/ Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon).
c/ Lí Bạch (701 - 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên)
- Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì?
- Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không?
Trả lời:
Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu:
- a) Phần giải thích để làm rõ cho từ họ. Phần này giúp người đọc hiểu rõ hơn họ là những người bản xứ.
- b) Phần thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh. Phần này giúp người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này.
- c) Phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh (701), năm mất (762) của nhà thơ Lí Bạch và phần chú thích thêm về địa danh Miên Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên).
- Nếu bỏ phần dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên không thay đổi. Phần trong ngoặc đơn chỉ giải thích, bổ sung thêm thông tin chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản
Câu 2: Giải thích công dụng có dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau
- a) Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.
- b) Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
- c) Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
- d) Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.
- e) Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:
Nghe càng đắm, ngắm càng say
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.
Cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp!
Trả lời:
- a) Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp (lời trực tiếp của con chó Vàng được lão Hạc tưởng tượng ra)
- b) Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm: kẻ hầu cận ông lí bị một người đàn bà đánh cho hết sức dễ dàng
- c) Dấu ngoặc kép trích từ ngữ được mượn từ lời người khác trong chuỗi lời nói của người viết.
- d) Dấu ngoặc kép được tách từ ngữ tác giả mượn lời người khác trong bài viết của mình, dùng hàm ý mỉa mai.
- e) Dấu hai chấm trích dẫn từ ngữ từ lời nói trực tiếp của người khác vào bài của mình.
Câu 3: Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩa của nhân vật trong đoạn văn sau
Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: Phải nói ngay điều này để thầy biết. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.
Trả lời:
Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dòng, ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này”.
Câu 4: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ trong các trường hợp sau :
a) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
b) Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiêng sầu
c) Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
d) Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
e) Gặp đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đâò xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
g) Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
h) Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Hỡi cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng
Trả lời:
a/
- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài:
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.
b/
- Nhân hóa: (giấy đỏ) buồn. (mực, nghiên) sầu.
- Nhân hóa: biến những vật vô tri vô giác ấy trở nên có linh hồn như con người. Chúng “buồn”, “sầu” vì bị lãng quên, bị lạc lõng giữa cuộc đời. Tâm trạng của giấy, mực, nghiên chính là nỗi đắng cay, ảm đạm của ông đồ già - con người tài hoa trở thành một món đồ vủ không ai dùng tới! Câu thơ gợi nỗi thương cảm, ngậm ngùi.
c/
Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ ở dòng thơ
Ánh nắng chảy đầy vai.
Biện pháp ẩn dụ của tác giả rất tinh tế và đặc sắc gợi cho người đọc cảm thấy ánh nắng tràn ngập khắp mọi nơi đây và đặc quánh. Hai dòng thơ đã gợi cho người đọc cảm thấy như hình dung ra trước mắt họ cảnh hai cha con dắt nhau đi xem những cánh buồm trên biển vào một buổi chiều đầy nắng. Câu thơ tuy ngắn nhưng rất hay và sinh động. Đây là bức tranh hài hoà, màu sắc rực rỡ lại chan hòa. Qua đó, cho ta thấy một lần nữa và khẳng định lòng yêu quê hương đất nước, nhất là với những cánh buồm tuổi thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông.
d/
Trong câu thơ này tá giả đã sử dụng phép ẩn dụ. Nhà thơ Nguyễn Du dùng từ đầu xanh với ý nghĩ chỉ tuổi trẻ, từ má hồng với ý nghĩ chỉ người con gái đẹp, một mĩ nhân. Cả hai từ này đều dùng để ám chỉ nhân vật Thúy Kiều. Cũng như vậy, Tố Hữu dùng cụm từ áo nâu, áo xanh (Áo nâu liền với áo xanh – Nông thôn liền với thị thành đứng lên) để chỉ hai lớp người trong xã hội: nông dân và công nhân. Trong cả hai trường hợp này, các nhà thơ đã dùng những từ chỉ bộ phận của cơ thể (đầu, má) hay chỉ những trang phục quen dùng (áo xanh, áo nâu) để chỉ con người. Cách gọi tên này chẳng những tránh được sự nhầm nhọt, mòn sáo mà còn đem lại niềm vui thích và gợi ra những tình ý sâu xa.
g/
- Nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ , nhân hóa, người dân chài gõ thuyền để gọi cá vào lưới nhưng hình ảnh đó lại được nhân hóa lên thành hình ảnh là " ánh trăng". " ánh trăng " in mặt nước, những con sóng nhỏ xô ánh tẳng trông như đang gõ nhịp trên mạn thuyền liên tưởng tới hình ảnh trăng cao gõ cá
- bài ca lao động cất lên làm xóa bớt đi nỗi mệ nhọc
+ biển giàu, biển đẹp , biển mang đến hạnh phúc cho con người,mang lại cho con người nhiều tôm , cá,muối , hải sản...thể hiện sựu giàu có, trù phú của biển
+ biển cho ta cá như lòng mẹ
"nuôi lớn đời ta tự thủa nào"
so sánh : "biển"- mẹ": hình ảnh quen thuộc nhưng có sức truyền cảm xúc mãnh liệt, thể hiện tình yêu biển, sự biết ơn đối với biển cả
Nuôi lớn đời ta tự thủa nào" --> ý nói sự gắn bó của biển với con người tự bao đời,và đó như là sự cảm ơn chân thành của người lao động đến với người mẹ thiên nhiên, người mẹ biển cả của mình.
h/
Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Đây là 1 phép so sánh rất hay có kết hợp vs lặp từ: Mây thì trắng ví với bông, màu trắng của bông một lần nữa lại đc ví với Mây. Nghe thì có vẻ " vô lí" nhưng nếu ngẫm kí ta sẽ thấy đây là 1 phép so sánh đặc sắc .
- Tác giả không chỉ so sánh Mây với Bông qua màu sắc mà còn qua hình dạng. Tác giả ví những thúng bông mà các cô gái" má đỏ hây hây" mang về là nhữn đám mây trên trời. Các cô gái phi thường đội mây là một hình ảnh đậm chất làng trông bông.,
=> Các biện pháp trên giúp cho bài văn khắc họa rõ hình ảnh đồng bông rất sinh động và đầy màu sắc.
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong đoạn văn sau:
Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn Người giàu có nhất. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có có một gia tài khổng lồ về sách các loại; sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc….
Trả lời:
Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có có một “gia tài” khổng lồ về sách các loại; sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc….
Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu thuật lại một phần cuộc họp của tổ em, trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
Trả lời:
Mở đầu cuộc họp, bạn Hằng tổ trưởng, với gương mặt “lạnh lùng” đầy vẻ nghiêm trọng làm cho tất cả thành viên trong tổ “thót tim” khi nói: “Mình có một chuyện rất quan trọng cần thông báo. Đề nghị các bạn "bình tĩnh” nghe mình nói". Vài ý nghĩ khẽ lướt qua đầu chúng tôi, đứa nào cũng phỏng đoán một chuyện chẳng lành và im lặng, chăm chú nghe. Hồng nói tiếp : "Tuần này tổ ta xếp hạng nhất, lại là tổ đạt nhiều điểm tốt nhất, hoàn thành tốt các bài tham dự cuộc thi tìm hiểu về Đội do trường tổ chức. Đúng như lời cô chủ nhiệm đã hứa, chúng ta sẽ được cô dẫn đi ăn kem” Thông báo xong, Hằng làm một bộ điệu rất vui, chúng tôi thở phào, không khí như muốn vỡ òa,... Tổ trưởng lúc nào cũng tạo điều bất ngờ như thế.
Câu 3: Chỉ rõ từng điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó.
a.
Mồ hôi mà đổ xuống đồng,
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Mồ hôi mà đổ xuống vườn,
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.
Mồ hôi mà đổ xuống đầm,
Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.
(Thanh Tịnh)
- Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
(Nguyễn Phan Hách)
- Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.
(Theo Nguyễn Khải)
Trả lời:
Điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn và tác dụng của nó:
- a) Mồ hôi mà đổ…(Nhấn mạnh giá trị to lớn của những giọt mồ hôi – sức lao động của con người.)
- b) Thoắt cái…(Gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng; nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian.)
- c) Ở mảnh đất ấy…(Nhấn mạnh vị trí – nơi diễn ra những kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu; gợi cảm xúc yêu thương, gắn bó.)
Câu 4: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con
(Mèo con đi học – Phạn Thị Vàng Anh)
- Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào?
- Con vật đó đã được nhân hóa bằng cách nào?
- Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?
Trả lời:
- Bài thơ đã nhân hóa chú mèo
- Chú mèo được nhân hóa bằng cách gán cho chú những hoạt động của con người. Chú ta cũng phải đi học và sửa soạn, mang theo bút chì, bánh mì giống như các bạn nhỏ khác
- Tác dụng: giúp hình ảnh chú mèo trở nên sinh động, đáng yêu hơn, giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn và thú vị hơn