Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 7: Thực hành tiếng việt. Dấu câu
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Thực hành tiếng việt. Dấu câu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. DẤU CÂU
(17 câu)
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Em hãy nêu khái niệm và tác dụng của dấu câu.
Trả lời:
Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp
Câu 2: Em hãy liệt kê một số dấu câu em biết.
Trả lời:
Dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu chấm lửng,...
Câu 3: Dấu chấm lửng là gì?
Trả lời:
- Dấu chấm lửng là dấu chấm thông thường sẽ xuất hiện ở giữa hoặc ở cuối câu, có kí hiệu là …
Câu 4: Nêu tác dụng của dấu chấm lửng.
Trả lời:
Tác dụng của việc sử dụng dấu chấm lửng:
+ Tức ý vẫn còn chưa diễn đạt hết, vẫn còn điều muốn nói.
+ Sử dụng với mục đích ngập ngừng, ngắt quãng trong câu.
+ Hoặc trong một vài trường hợp dấu chấm lửng còn là dấu hiệu cho sự châm biếm, mỉa mai.
+ Dấu chấm lửng còn là đoạn kéo dài của một loại âm thanh nào đó.
Chú ý: Khi đọc bài có dấu chấm lửng cần ngắt nghỉ
Câu 5: Đặt câu có sử dụng dấu chấm lửng.
Trả lời:
Đại học Sư phạm, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Nông lâm, Đại họcY Dược, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông,...là các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên.
Câu 6: Dấu ngoặc kép là gì?
Trả lời:
Dấu ngoặc kép hay được gọi là dấu trích dẫn, dấu câu này được tạo nên bởi cả hai dấu hoặc đơn liền kề nhau. Dấu ngoặc kép được đặt ở đầu câu và cả cuối câu trích dẫn.
Câu 7: Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì?
Trả lời:
- Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. (Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.)
- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.
Câu 8: Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép.
Trả lời:
- Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. (Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.)
- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Nêu tác dụng dấu ngoặc kép trong các câu sau.
- Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”
- Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.
Trả lời:
- Dấu ngoặc kép đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật: Lão Hạc tưởng tượng ra lời của con chó nói với mình.
- Dấu ngoặc kép đánh dấu ngữ có hàm ý mỉa mai. một anh chàng được coi là “hậu cận ông lí” mà bị người đàn bà có con mọn túm lấy lẳng nhào ra thềm.
Câu 2: Nêu tác dụng dấu chấm lửng trong các câu sau.
- Các món ăn Việt Nam được đưa vào từ điển như Bánh mì, Áo dài…
- Ngày mai cậu đi du học rồi à? Sao nhanh quá…
Trả lời:
- Dấu chấm lửng được sử dụng ở đây với mục đích vẫn còn nhiều ý chưa được liệt kê hết.
- Tác dụng của dấu chấm lửng trên biểu thị cảm xúc bất ngờ, lời nói bị dừng lại, ngắt quãng đột ngột không nói nên lời.
Câu 3: Nêu tác dụng của dấu chấm lửng trong các ví dụ dưới đây
a, Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi liệng lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén…
b, Thầy Ha men đứng trên bục, người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế…
c,
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà
Ra thế
Lượm ơi!...
d, Chúng tôi chạy ùa ra, con cắt còn ngắc ngoải. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt…
Trả lời:
Tác dụng của dấu chấm lửng:
a, Dấu chấm lửng thể hiện còn nhiều sự vật khác, sự việc khác chưa liệt kê hết.
b, Dấu chấm lửng thể hiện sự xúc động của học trò trước hình ảnh của thầy Ha men trong buổi học cuối cùng
c, Dấu chấm lửng diễn tả nỗi đau kéo dài khi nghe tin Lượm hi sinh.
d, Sự ngạc nhiên khi lần đầu tiên thấy chim cắt của nhân vật “tôi”
Câu 4: Đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong các câu đã cho
- a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.
- b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào trường thọ thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh, Quỳnh bèn tâu:
- Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là đoản thọ và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.
Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.
Trả lời:
- a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa".
- b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là “đào trường thọ” thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh. Quỳnh bèn tâu:
- Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là “đoàn thọ” và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.
Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.
3. THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Trong khổ thơ sau, từ lầu được dùng với ý nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?
Có bạn tắc kè hoa
Xây "lầu" trên cây đa
Rét, chơi trò đi trốn
Đợi ấm trời mới ra.
Phạm Đình Ân
Trả lời:
Trong khổ thơ trên từ “lầu” được tác giả sử dụng để chỉ cái tổ nhỏ của con tắc kè trên cây. Gọi cái tổ nhỏ của tắc kè là “lầu”, tác giả nhằm đề cao giá trị của cái tổ ấy. Dấu ngoặc kép được dùng trong trường hợp này chính là để đánh dấu từ “lầu” được dùng với ý nghĩa đặc biệt như vừa nói.
Câu 2: : Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai? Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép:
Bác tự cho mình là "người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận", là "đầy tớ trung thành của nhân dân", ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành."
Trả lời:
Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép trên đây là lời của Bác Hồ.
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật.
Đó có thể là:
- Một từ hay cụm từ: “người lính vâng lệnh quốc dân ra trận”, “đầy tớ trung thành của nhân dân”.
- Một câu, một đoạn: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
Câu 3: Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
- a)
- Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
- Dạ, bẩm...
- Đuổi cổ nó ra!
(Phạm Duy Tốn)
- b) Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bào nhau chứ sao lại...
(Đào Vũ)
- c) Cơm, áo, vợ, con, gia đình... bó buộc y.
(Nam Cao)
Trả lời:
Công dụng của dấu chấm lửng:
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn sử dụng dấu chấm lửng
Trả lời:
Một trong những đức tính quý giá của chủ tịch Hồ Chí Minh là giản dị. Cách sống của Bác không giống với bất kì một vị chủ tịch hay tổng thống nào. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Căn nhà chỉ có vẻn vẹn vài phòng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ; đồ đạc trong đó cũng rất mộc mạc, đơn sơ. Trang phục của Bác cũng hết sức giản dị - chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Việc ăn uống của Bác cũng thật đạm bạc, toàn món ăn đậm vị thôn quê như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa,… Đó là trong đời sống hằng ngày, con trong công việc, lối sống giản dị thể hiện qua việc xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn cho đến việc nhỏ. Đối với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, nên Bác cũng giản dị trong cách nói và viết. Những câu nói, bài viết của Bác luôn gần gũi, dễ hiểu. Có thể thấy rằng, cách sống của Bác khiến cho mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và kính trọng.
- Câu sử dụng dấu chấm lửng: Việc ăn uống của Bác cũng thật đạm bạc, toàn món ăn đậm vị thôn quê như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa,…
- Tác dụng: Tỏ ý còn nhiều sự vật chưa liệt kê hết.
Câu 2: Viết đoạn văn sử dụng dấu ngoặc kép.
Trả lời:
Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Dấu câu