Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 7: Văn bản. Dấu ấn Hồ Khanh
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Văn bản. Dấu ấn Hồ Khanh. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
VĂN BẢN. DẤU ẤN HỒ KHANH
(13 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Ai là tác giả của “Dấu ấn Hồ Khanh”
Trả lời:
Nhật Văn, nhà báo, biên tập viên Báo điện tử Quảng Bình
Câu 2: Tác phẩm thuộc thể loại gì?
Trả lời:
Dấu ấn Hồ Khanh thuộc thể loại thuyết minh – báo chí
Câu 3: Em hãy nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
Trả lời:
Đăng tải trên báo điện tử Quảng Bình ngày 21/07/2014
Câu 4: Tác phẩm có phương thức biểu đạt chính là gì?
Trả lời:
PTBD: thuyết minh
Câu 5: Em hãy tóm tắt văn bản bằng một đoạn văn ngắn.
Trả lời:
Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như vương quốc của hệ thống hang động mà nổi bật ở đó là hang Sơn Đoòng. Người có công đầu trong việc phát hiện ra hang Sơn Đoòng là Hồ Khanh. Hồ Khanh xuất thân là thợ sơn tràng chuyên nghiệp. Sau một lần trú mưa trong rừng, Hồ Khanh tình cờ phát hiện ra hang Sơn Đoòng. Sự phát hiện làm thay đổi cả cuộc đời của một người thợ sơn tràng. Trong bộn về cơm áo gạo tiền, chuyện cái hang bị tạm quên. Nhưng nhờ vào duyên và tài năng của mình mà Hồ Khanh liên tục được người dân trong làng giới thiệu cho những nhà khoa học để nghiên cứu hang động. Dần dần tên anh trở nên nổi tiếng với giới nghiên cứu. Từ 1999 đến 20004 anh đã dẫn nhiều đoàn cán bộ khoa học từ nhiều quốc gia khác nhau. Nhờ vào sự nhiệt tình, chu đáo của mình anh lấy được tình cảm của Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh. Năm 2009 anh dẫn đoàn thám hiểm của Hoàng gia anh đến Sơn Đoòng và sau đó hang được công nhận là hang động cao và rộng nhất thế giới. Bằng tất cả niềm say mê và tinh thần trách nhiệm cao, Hồ Khanh trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy cho các nhà khoa học trên toàn thế giới.
Câu 6: Tác phẩm được chia làm mấy đoạn và nội dung chính mỗi đoạn là gì?
Trả lời:
Phần một: Từ đầu đến “thợ sơn tràng chuyên nghiệp”: Giới thiệu về hang Sơn Đoòng và Hồ Khanh
Phần hai: Tiếp theo đến “thay đổi cuộc đời của Hồ Khanh”: Sự phát hiện ra hang Sơn Đoòng.
Phần ba: Còn lại: Hành trình khám phá hang Sơn Đoòng
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Vẻ đẹp hang Sơn Đoòng hiện lên như thế nào?
Trả lời:
- Không khí mát mẻ lạ thường, có thể nghe tiếng gió rít qua vách đá.
- Càng đi sâu vào hang, vẻ đẹp kì vĩ càng cuốn hút.
- Phía trên là ánh sáng mặt trời, phía dưới hang là con sông ngầm sâu hun hút.
- Không khí mát lạnh, nước chảy cuồn cuộn, trong vắt giữa những rặng thạch nhũ điệp trùng.
→ Trở thành hang động lớn nhất thế giới.
Câu 2: Xuất thân nhân vật Hồ Khanh là gì?
Trả lời:
Xuất thân: Thợ sơn Tràng chuyên nghiệp, sống bằng nghề đi rừng.
Câu 3: Chi tiết nào cho thấy Hồ Khanh có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình vì công việc.
Trả lời:
Người có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình vì công việc
+ Nhờ vào sự thông thuộc địa hình, nhạy bén nên Hồ Khanh có cơ duyên được làm việc cùng các nhà khoa học.
+ Lấy được cảm tình từ Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh nhờ vào sự nhiệt tình, chu đáo và cả sự đam mê với khám phá hang động của anh.
+ Anh luôn đồng hành, trở thành người dẫn đường chuyên nghiệp cho các đoàn làm phim, các nhà khoa học trên toàn thế giới làm nên giá trị độc đáo của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Câu 4: Em có nhận xét gì về nhan đề tác phẩm
Trả lời:
Nhan đề “Dấu ấn Hồ Khanh” đã thể hiện được khái quát nội dung và tư tưởng mà văn bản muốn truyền đạt: đó chính là dấu ấn khó phai của Hồ Khanh khi phát hiện và làm được những điều chưa có.
Để đặt nhan đề cho một văn bản thông tin thì chúng ta cần tuân thủ theo những điều sau:
- Nhan đề phải khái quát được nội dung, tư tưởng mà tác giả muốn biểu đạt.
- Nhan đề không dài dòng, khó hiểu, phải thật rõ ý
- Tránh những nhan đề “giật tít”
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Em hãy nêu giá trị nội dung của tác phẩm.
Trả lời:
Văn bản tường thuật lại câu chuyện khám phá thiên nhiên, phát hiện ra hang Sơn Đoòng của Hồ Khanh. Qua đó tác phẩm cho ta hiểu thêm về cuộc sống và con đường cống hiến của những người có công trong việc thay đổi cuộc sống của chúng ta.
Câu 2: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Trả lời:
- Lời văn ngắn gọn, cô đọng, hàm súc.
- Tuy là văn bản thuyết minh mang nhưng lời văn rất nhẹ nhàng, giàu hình ảnh.
- Lối viết phong phú, mềm mại, cuốn hút người đọc.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Viết đoạn văn (5 -7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật Hồ Khanh trong văn bản Dấu ấn Hồ Khanh
Trả lời:
Đọc xong văn bản Dấu ấn Hồ Khanh ta thấy hiện lên nhân vật Hồ Khanh là một người luôn có tình thần trách nhiệm cao với công việc. Ông xuất thân là thợ sơn Tràng chuyên nghiệp, sống bằng nghề đi rừng. Ông cũng là một người yêu thiên nhiên, biểu hiện qua việc Hồ Khanh dành nhiều thời gian để chiêm ngưỡng các hang động đá vôi bởi vẻ đẹp hiếm có muôn hình đủ dạng. Sự trách nhiệm, nhiệt tình của ông khi mà các nhà thám hiểm muốn vào trong hang. Ông là người thuộc địa hình nên không quản nhọc nhằn mà đưa những nhà thám hiếm đó đi. Chỉ với nhiệt huyết và niềm đam mê cùng tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công việc, chúng ta có thể đóng góp công lớn trong việc khám phá, phát triển thế giới.
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Văn bản 3. Dấu ấn hồ khanh