Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 9: Văn bản. Lễ rửa làng của người Lô Lô

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận  Bài 9: Văn bản. Lễ rửa làng của người Lô Lô. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

VĂN  BẢN. LỄ RỬA LÀNG CỦA NGƯỜI LÔ LÔ

(15 câu)

1.    NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?

Trả lời:

Phạm Thùy Dung, nhà báo, biên tập viên tạp chí Di Sản

Câu 2: Tác phẩm thuộc thể loại gì?

Trả lời:

Thể loại: Báo chí

Câu 3: Phương thức biểu đạt của tác phẩm là gì?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả

Câu 4: Nêu xuất xứ của tác phẩm.

Trả lời:

 In trong Tạp chí Di Sản xuất bản tháng 12/2009

Câu 5: Em hãy tóm tắt tác phẩm bằng một vài câu văn.

Trả lời:

Tác phẩm giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô bao gồm thời điểm diễn ra lễ hội,những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ,  các món đồ lễ, thành phần tham dự và những quy định nghiêm ngặt.

Câu 6: Tác phẩm được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu… lễ rửa làng rất đọc đáo, thú vị: lời mở đầu dẫn dắt vào vấn đề nói đến

- Phần: 2 Còn lại: miêu tả về lễ rửa làng của người Lô Lô

2.    THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nội dung chính của văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô?

Trả lời:

Văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" đã giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô cho người đọc. Từ đó,người đọc có những thông tin rõ ràng, đầy đủ về lễ rửa làng của người Lô Lô để thấy được nét đẹp về văn hóa và tinh thần của người dân nơi đây.

Câu 2: Xét về nội dung và cấu trúc, văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô" có những điểm gì khác biệt so với các văn bản thông tin em đã học?

Trả lời:

So với những văn bản thông tin đã được học từ lớp 6, văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô có những điểm khác biệt như sau:

  • Về nội dung, đề tài của văn bản là một lễ tục, khác với văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 thuyết minh về một lễ hội, lại càng khác với các văn bản như Trái Đất - cái nôi của sự sống, Các loài chung sống với nhau như thếnào?, Thuỷ tiên tháng Một vốn đề cập các vấn đề môi trường.
  • Về cấu trúc, văn bản này tuy cũng thuyết minh về một sự kiện (theo trình tự thời gian) như Ai ơi mồng 9 tháng 4, nhưng đặt trọng tâm vào việc miêu tả tỉ mỉ các luật lệ phải tuân thủ khi thực hiện lễ rửa làng (quy trình thực hiện, các đồ lễ, nhiệm vụ của những người tham gia, những quy định bắt buộc,...).

Câu 3: Việc duy trì bền vững tục rửa làng cho thấy nét đẹp nào trong lối sống của người Lô Lô?

Trả lời:

Việc duy trì bền vững tục rửa làng cho thấy người Lô Lô sống gắn bó với thiên nhiên, tin vào sự tuần hoàn của quy luật tự nhiên và có cách ứng xử phù hợp với thiên nhiên. Họ tin tưởng, hi vọng vào việc rửa làng sẽ khiến cho ngôi làng sạch sẽ, nhiều may mắn, phước lành sẽ đến với ngôi làng của họ.

Câu 4: Thời gian diễn ra lễ là khi nào?

Trả lời:

Cứ 3 năm một, lễ hội diễn ra vào cuối tháng hoặc tháng 6

3.    VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô?

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Văn bản đã giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô, qua đó thể hiện nét đẹp về văn hóa và tinh thần của người dân nơi đây.

Giá trị nghệ thuật:

- Lời văn nhẹ nhàng, giàu hình ảnh.

- Câu văn ngắn gọn, đơn giản nhưng giàu sức gợi, cuốn hút người đọc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 2: Nêu phỏng đoán của em về nét bất biến trong lễ rửa làng được thực hiện theo chu kì của đồng bào Lô Lô. Điều gì đã khiến cho một lễ tục giữ được nét bất biến qua năm tháng?

Trả lời:

Điểm bất biến trong lễ rửa làng được thực hiện theo chu kì của đồng bào Lô Lô có thể là: thời điểm thực hiện (mùa ngô mới), thành phần tham gia (tất cả dân làng với vai trò quan trọng của thầy cúng), các đồ lễ cần chuẩn bị (lễ vật khấn xin tổ tiên, đồ mang theo lúc diễu hành), các bước tiến hành cùng những việc làm cụ thể trong từng bước. Đặc biệt phải nói đến quy định nghiêm ngặt sau khi lễ cúng được thực hiện (người lạ không được vào làng trong 9 ngày tiếp đó). Có thể nêu các phỏng đoán trên căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ giữa các sự việc và ý nghĩa biểu trưng của từng đồ lễ phải chuẩn bị.

Từ một lễ rửa làng cụ thể được thuật lại trong văn bản, người đọc có thể nghĩ rộng ra về điều đã khiến cho một lễ tục giữ được nét bất biến của mình qua năm tháng. Đó là hệ thống những quy định chặt chẽ được xây dựng trên cơ sở các quan niệm nhân sinh, quan niệm về tự nhiên, vũ trụ của một cộng đồng người.

Câu 3: Nêu đánh giá khái quát về sức hấp dẫn riêng của loại văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động được thể hiện qua  văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô".

Trả lời:

Qua đoạn trích và qua văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, có thể thấy loại văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động hoàn toàn có thể hấp dẫn được người đọc. Sự hấp dẫn đó một phần do cái lạ của trò chơi hay hoạt động đưa lại (cái lạ thường gây tò mò), một phần do cách viết của các tác giả tạo nên. Trong cách viết, điều đáng nhấn mạnh là các tác giả thường kết hợp một cách nhuần nhị lối trình bày khúc chiết và lối miêu tả cụ thể; trong khi liên tiếp đưa ra những thông tin khách quan vẫn không quên chêm vào một số lời bình luận, phân tích hợp lí,... Ở nhiều văn bản, việc in kèm các bức ảnh minh hoạ sống động cũng khiến người đọc có được những ấn tượng tốt đẹp.

4.    VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1:  Phân tích tác phẩm Lễ rửa làng của người Lô Lô

Trả lời:

Người Lô Lô là một dân tộc thiểu số có dân số ít nhất ở Việt Nam, cư trú chủ yếu ở Hà Giang và Cao Bằng. Ngoài những lúc làm lụng vất vả, họ lại quần bên nhau thực hiện những nghi thức cổ truyền hướng về cội nguồn và cùng nhau ước vọng đời sống ấm no. Một trong những lễ hội đặc biệt phải kể đến là lễ rửa làng. Đầu tiên, nguồn gốc của lễ hội bắt nguồn từ nhận thức của người dân rằng không gian sinh sống của họ phải được “làm sạch”, “tẩy rửa” định kì để không còn những bụi bặm, đen đủi hay tà ma quấy phá . Bên cạnh đó, sau một vụ mùa, việc thực hiện nghi lễ này nhằm cầu xin mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu, từ đó cuộc sống của người dân sẽ ấm no, sung túc hơn. Những nghi thức độc đáo được diễn ra trong phần lễ góp phần thể hiện được nét độc đáo trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Lô Lô. Không chỉ vậy, phần hội diễn ra sẽ là dịp để người dân cùng quây quần bên nhau, hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng. 

Cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, lễ rửa làng của người Lô Lô sẽ được diễn ra. Đầu tiên, người Lô Lô ngồi lại cùng chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống nhất việc mới thầy cúng và phân công mọi người sắm đồ lễ. Một ngày trước khi tổ chức lễ rửa làng, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống. Tối ngày hôm trước, thầy cúng sẽ thắp hương rồi đặt giấy trúc và chén nước xuống góc nhà để xin khấn tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng. Buổi lễ bắt đầu với việc đoàn người cùng nhau đi khắp các nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong làng bản, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn ràng nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ ngủ quên và xua đi những rủi ro ám ảnh. Tới nhà nào, gia chủ nhà đó phải chuẩn bị sẵn hình nhân cùng hai bó củi và hai bó cỏ để ngầm bồi dưỡng công xua đuổi tà ma cho thầy cúng với thái độ cung kính, thành khẩn. Xong phần lễ, mọi người thấy nhẹ nhõm và tin tưởng vào tương lai tươi sáng phía trước; hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn sinh sống làm ăn. Sau lễ cúng, phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng, vì họ cho rằng nếu người lạ đến, tà ma sẽ lại theo vào và như thế lễ không thiêng nữa. Lễ rửa làng của người Lô Lô được coi là tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.

 

Câu 2: Cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô bằng một đoạn văn ngắn

Trả lời:

Sau khi đọc văn bản “Lễ rửa làng của người dân Lô Lô”, em cảm nhận được tính cộng đồng cùng sự tự hào, trân trọng thiên nhiên, môi trường sống của người Lô Lô. Người Lô Lô là một trong những dân tộc thiểu số có số dân ít nhất tại Việt Nam. Họ thường sống tập trung trong các bản làng cố định. Ngoài những lúc làm lụng vất vả, họ thường quây quần bên nhau để tổ chức nghi thức cổ truyền hướng về nguồn cội. Lễ rửa làng chính là một trong những ngày lễ tiêu biểu của người Lô Lô. Họ cùng nhau ngồi lại chọn thời điểm tổ chức lễ. Rồi lại đoàn kết cùng nhau chuẩn bị cho ngày lễ. Người Lô Lô còn rất cẩn thận, chỉn chu trong việc chọn đồ lễ. Đây cũng là một đức tính tốt đẹp của họ.

=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Văn bản 2. Lễ rửa làng của người lô lô

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay