Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập Bài 1: Bầu trời tuổi thơ (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 1: Bầu trời tuổi thơ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 1

BẦU TRỜI TUỔI THƠ

Câu 1: Hãy đặt 10 câu về mở rộng phụ ngữ cụm động từ

Trả lời:

- Các bạn học sinh vẫn đang đọc sách trong thư viện.

- Huy đã ăn cơm lúc 7 giờ tối.

- Tôi đang học bài để chuẩn bị cho kì thi sắp tới.

- Bạn Nam đang rửa chén sau khi ăn cơm xong.

- Sau mỗi tiết học, cô thường nhắc các bạn làm bài tập đầy đủ.

- Vào mùa hè, tôi đi du lịch rất nhiều nơi.

- Những bông hoa lài rất thơm.

- Bài văn của em quá ngắn.

- Vua Hùng yêu thương Mị Nương hết mực.

- Bé Bi đang đi học.

- Bé út nhà tôi đang đọc sách rất hăng say.

Câu 2: Thêm cụm C – V vào chỗ trống làm phụ ngữ cho danh từ. Phân tích thành phần câu vừa thêm.

  1. Chúng tôi bàn nhau rào lại mảnh vườn……………

  2. Chúng tôi chép lại bài thơ………………………

  3. Vấn đề mà…………………………………… vẫn chưa được giải quyết.

Trả lời:

  1. Chúng tôi bàn nhau rào lại mảnh vườn còn trống đằng sau nhà

  + mảnh vườn / còn trống đằng sau nhà

           C                  V

  1. Chúng tôi chép lại bài thơ viết về mùa xuân

  + bài thơ/ viết về mùa xuân

          C               V

  1. Vấn đề mà nhóm tôi đặt ra từ lâu vẫn chưa được giải quyết.

  + nhóm tôi/ đặt ra từ lâu

        C                     V

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (từ 6 câu - 8 câu) chủ đề tự chọn, trong đó sử dụng ít nhất một câu văn có thành phần mở rộng, gạch chân chân dưới câu văn có thành phần mở rộng đó.

Trả lời:

Trong gia đình người mà luôn quan tâm trong sóc tôi chính là bà tôi. Bà rất yêu quý tôi luôn luôn chăm sóc tôi tuy tuổi già sức yếu nhưng bà vẫn dành thời gian cho tôi chơi với tôi. Năm nay bà đã gần 80 tuổi rồi. Trên khuôn mặt bà có rất nhiều nếp nhăn, chắc là do chăm chỉ khó nhọc để kiếm bữa ăn hàng ngày, giúp bố mẹ tôi đỡ vất vả hơn. Hàng ngày, cứ đến mỗi buổi tối, bà lại kể cho tôi những câu chuyện cổ tích rất hay và có ý nghĩa. Câu chuyện bà kể rất thú vị và hấp dẫn. Nên buổi tối nào tôi cũng muốn bạn kể chuyện cho mình. Bà là một người rất là nhân hậu nên khiến ai xung quanh cũng đều phải yêu mến kính trọng bà. Tôi yêu và tôi nhiều lắm. Mong rằng bà vẫn khỏe mạnh luôn luôn kể những câu chuyện hay cho tôi.

- Câu: câu chuyện bà kể rất thú vị và hấp dẫn.

Cụm chủ vị là bà kể rất thú vị và hấp dẫn làm thành phần vị ngữ trong câu

- Câu: bà là một người rất nhân hậu nên khiến ai xung quanh cũng đều phải yêu mến kính trọng bà

Cụm chủ vị là

  1. Bà là một người rất nhân hậu làm thành phần chủ ngữ trong câu.

  2. Mọi người xung quanh cũng đều phải yêu mến kính trọng bà làm thành phần vị ngữ trong câu mở rộng câu trong cụm động từ.

Câu 4: Tóm tắt ngắn gọn nội dung bài thơ “Ngàn sao làm việc”

Trả lời:

Nội dung: Bài thơ “Ngàn sao làm việc” miêu tả một bầu trời đêm đẹp đẽ và lộng lẫy, dải Ngân Hà, sao Thần Nông, sao Hôm, nhóm Đại Hùng tinh. Hàng ngàn ngôi sao cùng kết hợp với nhau tạo nên vẻ đẹp huyền ảo của bầu trời đêm. Sức lao động, sự đoàn kết và tình yêu thương sẽ làm cho mọi thứ trở nên đẹp đẽ và đáng yêu.

Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các khổ thơ sau:

“Sông Ngân hà nao nao

Chảy giữa trời lồng lộng

Sao Thần Nông tỏa rộng

Một chiếc vó bằng vàng

Đón những sao dọc ngang

Như tôm cua bơi lội

Phía đông nam rời rợi

Ai đặt một chiếc nơm

Rờ rỡ ngôi sao Hôm

Như đuốc đèn soi cá

Bên trời đang rộn rã

Cả nhóm Đại Hùng tinh

Buông gàu bên sông Ngân

Suốt đêm lo tát nước...”

Trả lời:

- Biện pháp so sánh:

+ Sao Thần Nông: chiếc vó bằng vàng;

+ Những đốm sao: tôm cua bơi lội;

+ Sao Hôm: chiếc nơm, đuốc đèn soi cá;

+ Nhóm Đại Hùng tinh: gàu tát nước bên sông Ngân

→ Cả bầu trời đêm bao la, bí ẩn trở nên gần gũi với những hình ảnh so sánh quen thuộc với cuộc sống hàng ngày. Cả dải Ngân Hà giống như một con sông trên quê hương, các ngôi sao lớn nhỏ là cá tôm, dụng cụ đánh bắt… đang hăng say làm việc.

→ Trí tưởng tượng đầy sáng tạo, phong phú, ngây thơ của nhân vật “tôi”

Câu 6: Nêu giá trị nội dung của bài thơ Ngàn sao làm việc

Trả lời:

- Ngàn sao làm việc vẽ nên bầu trời đẹp lộng lẫy về đêm là do sông Ngân Hà biết cháy giữa trời lồng lộng, sao thần nông biết tỏa rộng chiếc vó lọng vàng, sao hôm như một ngọn đuốc soi cá, nhóm đại hùng tinh biết buông gầu tát nước.

- Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm.

- Lao động và biết đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu.

Câu 7: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) phân tích một chi tiết gợi tả đặc sắc trong 4 khổ thơ cuối.

Trả lời:

Hình ảnh “Ngàn sao vui làm việc” có lẽ là hình ảnh thơ đẹp và ấn tượng nhất trong cả bài thơ. Câu thơ được tác giả viết nên với từ ngữ hết sức bình dị nhưng đã khái quát lên vẻ đẹp của cả bài. Ngàn sao cùng làm việc, cùng góp sức đã làm nên vẻ đẹp huyền ảo của bầu trời đêm. Lao động và biết đoàn kết, thương yêu đã khiến cho vạn vật trở nên tươi đẹp, đáng yêu thương.

Câu 8: Em hãy tóm tắt một bài thơ đã học trong chương trình sách giáo khoa mà em yêu thích

Trả lời:

Tóm tắt bài thơ Lượm

Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi nhưng dũng cảm, kiên cường và rất yêu đời. Chú đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong những lần đi thực hiện nhiệm vụ. Tuy dũng cảm cảm, là thế, kiên cường là thế nhưng một tai họa đã ập đến trong một lần chú đi liên lạc trên con đường vắng vẻ và đã hy sinh một cách anh dũng. Mặc dù, Lượm đã đi xa nhưng hình ảnh và tấm lòng anh dũng, kiên cường của cậu sẽ mãi mãi không bao giờ phai trong tâm hồn người Việt

Câu 9: Em hãy tóm tắt bài thơ “Ngàn sao làm việc” của Võ Quảng bằng đoạn văn ngắn.

Trả lời:

Ngàn sao làm việc vẽ nên bầu trời đẹp lộng lẫy về đêm là do sông Ngân Hà biết cháy giữa trời lồng lộng, sao thần nông biết tỏa rộng chiếc vó lọng vàng, sao hôm như một ngọn đuốc soi cá, nhóm đại hùng tinh biết buông gầu tát nước. Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Lao động và biết đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu.

Câu 10: Em hãy tóm tắt bài thơ “Ngàn sao làm việc” của Võ Quảng bằng đoạn văn ngắn.

Trả lời:

Ngàn sao làm việc vẽ nên bầu trời đẹp lộng lẫy về đêm là do sông Ngân Hà biết cháy giữa trời lồng lộng, sao thần nông biết tỏa rộng chiếc vó lọng vàng, sao hôm như một ngọn đuốc soi cá, nhóm đại hùng tinh biết buông gầu tát nước. Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Lao động và biết đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu.

Câu 11: Cho văn bản sau và tóm tắt thành một đoạn văn ngắn

NGƯỜI THẦY ĐẶC BIỆT

10 tuổi, lần đầu tiên chúng tôi được học tiếng Anh, nhưng không phải học ở trường mà phải đạp xe hơn 3km sang nhà thầy giáo ở làng bên để học. Trong căn nhà cấp 4 nhỏ bên bờ đê lộng gió, một thầy giáo và 4 học trò ríu rít với những bài học tiếng Anh vỡ lòng. Mỗi buổi học thêm tiếng Anh khi đó chỉ có 500 đồng, cách đây 12 năm về trước. Khi đó bốn đứa chúng tôi chỉ biết học, không quan tâm 500 đồng là đắt hay rẻ cho một buổi học tiếng Anh vỡ lòng. Thầy là một người thầy đặc biệt cùng lớp học đặc biệt và một căn nhà cũng đặc biệt. Ngôi nhà chỉ có một gian thấp bé được xây hoàn toàn bằng xi măng. Đến những cái bàn và giường ngủ cũng được làm từ xi măng. Từ xa, ngôi nhà trông như một chuồng chim bồ câu bám trên bờ đập. Thầy viết trên một tấm bảng đen nhỏ treo trên tường, trò ngồi bàn xếp, khoanh chân trên tấm phản xây bằng xi măng. Những câu hello, goodbye thầy vừa dạy viết vừa dạy đọc. Thầy đứng xoay ngang khuôn mặt, miệng mở rộng, lưỡi chuyển động thật chậm để chúng tôi tập đọc theo cho đúng.

Tôi nhớ còn nhớ câu chuyện thầy kể về một nước Nga xa xôi, nơi mà thầy đã từng theo học, nơi có một người con gái thầy đã yêu và đã rời xa. Thầy kể cho chúng tôi nghe về một thời trai trẻ nhiều ước mơ nơi xứ tuyết Trong câu chuyện đó có cái gì đó đã đổ vỡ, đã chia lìa và giờ thầy ở đây, trước mặt chúng tôi Thầy sống lầm lũi và hơi lập dị trong mắt người làng. Đuôi mắt nhiều nếp nhăn của thầy hay nheo lại, nhìn về nơi nào đó xa thẳm. Thầy có nụ cười thật lạ, trước mặt chúng tôi thì vô cùng ấm áp, quay đi là ngay lập tức nhếch lên khó hiểu khiến tôi thấy hay hay và chỉ thích nhìn thầy cười.

Cũng như bao người nông dân khác, thầy cũng trồng lúa, đặt rớ tôm (vó tôm) để có tiền trang trải cho cuộc sống. Triền đập thoai thoải thầy đặt bao nhiêu là rớ. Tép cất được, thầy vừa ăn, vừa bán, con nào nhỉnh hơn thầy bỏ vào cái bể cũng được xây bằng xi măng để nuôi cho lớn. Mỗi ngày tới học, chúng tôi hay vào bể tôm của thầy chơi, té nước khiến cho những con tôm nhảy lên loạn xạ. Lúc đó thầy liền rối rít là chúng tôi. Những cái rối rít của thầy trông rất hiền từ nên không làm chúng tôi sợ và như thế ngày nào trò nghịch dại đó cũng được lặp lại.

Thầy nói, có chúng tôi tới học thầy cảm thấy rất vui. Thầy say sưa nói với chúng tôi thứ ngoại ngữ mà một thời thầy say mê. Có chúng tôi, thầy bận rộn hơn vì phải lo ngăn những trò nghịch dại, lo cho chúng tôi học sao cho giỏi. Khi không còn học thầy nữa, tôi vẫn thường đạp xe qua nhà thầy, vẫn cái dáng cao gầy ấy, đặt những rớ tép dọc triền đập, bước đi liêu xiêu. Hai ba lần tôi đi qua, vẫn yên tâm khi cái dáng liêu xiêu ấy đi dọc bờ sóng ì ập vỗ. Rồi kí ức cũng như những con sóng, va đập kiểu gì mà tôi không còn nhớ từ lúc nào, tôi không còn thấy dáng người thầy ấy nữa. Hôm nay, như bao đứa học trò vô tâm khác của thầy, tôi lại ngồi kể về những kỉ niệm ngày xa xăm ấy. Tôi nhớ bóng thầy khi thả những con tép nhỉnh hơn vào trong cái bể xi măng và mong chúng lớn, khi đó trông thầy như cô Tấm đang nuôi con cá bống để chờ phép màu. Tôi luôn mong thầy đã đi khỏi căn nhà ấy, ngôi làng ấy, đi đến xứ sở của riêng thầy. Nơi có nhiều ước mơ hơn, biết đâu phép màu tôm, cá sẽ cho thầy gặp lại người con gái thầy đã yêu. Tôi luôn mong điều đó vì tôi biết gương mặt ấy, nụ cười ấy, dường như không thuộc về nơi này, không nên ở lại nơi này.

Trả lời:

      Văn bản kể về những kỉ niệm về người thầy dạy Tiếng Anh của tác giả hồi còn nhỏ. Phải đạp xe hơn 3km sang nhà thầy giáo ở làng bên để học. Nhà thầy giáo là một căn nhà nhỏ cấp 4 được xây hoàn toàn bằng xi măng. Thầy giáo Cũng như bao người nông dân khác. Thầy cũng trồng lúa và đặt rớ tôm để có tiền trang trải cho cuộc sống. Tác giả vẫn luôn nhớ những kỉ niệm về người thầy ấy và mong thầy sẽ đi khỏi căn nhà ấy, ngôi làng ấy, đi đến xứ sở của riêng thầy - nơi có nhiều ước mơ hơn. Những kỉ niệm về người thầy ấy đã chiếm một vị trí quan trọng trong lòng tác giả.

Câu 12: Tóm tắt bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm :

Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa.

Một ngày hoà bình

Anh không về nữa.

Có một người lính

Chưa một lần yêu

Cà phê chưa uống

Còn mê thả diều

Một lần bom nổ

Khói đen rừng chiều

Anh thành ngọn lửa

Bạn bè mang theo

Mười, hai mươi năm

Anh không về nữa

Anh vẫn một mình

Trường Sơn núi cũ

Ba lô con cóc

Tấm áo màu xanh

Làn da sốt rét

Cái cười hiền lành

Anh ngồi lặng lẽ

Dưới cội mai vàng

Dài bao thương nhớ

Mùa xuân nhân gian

Anh ngồi rực rỡ

Màu hoa đại ngàn

Mắt như suối biếc

Vai đầy núi non...

Tuổi xuân đang độ

Ngày xuân ngọt lành

Theo chân người lính

Về từ núi xanh...

Trả lời:

Bài thơ "Đồng dao mùa xuân" được viết dưới điểm nhìn của một người thời bình về anh bộ đội cụ Hồ trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. Người lính mang vẻ hồn nhiên, tươi vui của tuổi trẻ khi chưa một lần yêu, cũng chẳng từng biết đến vị cà phê như thế nào. Ngày đất nước vẫy gọi, anh bỏ lại cuộc sống yên bình để ra đi bảo vệ Tổ quốc. Những sự khốc liệt của chiến tranh khiến anh vĩnh viễn không thể trở về nữa.

Câu 13: Nêu bố cục văn bản “Đi lấy mật”

Trả lời:

Phần 1: Bắt đầu từ đầu đến “không thể nào nghe được”, nó miêu tả suy nghĩ của An khi cùng tía nuôi đi lấy mật.

Phần 2: Tiếp theo đến “cây tràm thấp kia”, phần này mô tả cảnh sắc của đất rừng phương Nam xuất hiện trên con đường đi lấy mật.

Phần 3: Phần cuối cùng của bài viết miêu tả sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng giữa người dân vùng U Minh.

Câu 14: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu nêu cảm nhận của mình về bức tranh thiên nhiên đất rừng phương Nam được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa trong đoạn trích trên?

Trả lời:

Thiên nhiên vùng đất phương Nam thật hấp dẫn cuốn hút người đọc. Vừa có nét gì đó uy nghi tráng lệ trong ánh mặt trời vàng óng. Điển hình đó là bức tranh thiên nhiên vùng rừng tràm. Chúng ta được chiêm ngưỡng hình ảnh những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ, tận hưởng mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới cái nắng vàng ươm của mặt trời nghe tiếng chim không ngớt  vang ra vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng.

Câu 15: Thông qua hai văn bản “Bầy chim chìa vôi” và “Đi lấy mật” em hiểu biết thêm gì về thế giới tự nhiên?

Trả lời:

Điều em nhận ra, hai văn bản đã mang đến những kinh nghiệm bổ ích về thế giới tự nhiên. Đó là những thói quen làm tổ và đẻ trứng của chim chìa vôi, sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, hay cách gác kèo ong, cách “ăn ong” của người dân U Minh… Những kinh nghiệm này cho thấy các nhà văn phải có tri thức về thế giới tự nhiên, phải thật sự trải nghiệm thì mới có thể viết chính xác và chân thực, cung cấp cho người đọc những điều thú vị như vậy.

Câu 16: Trình bày cảm nhận của em về một chi tiết em ấn tượng nhất trong đoạn trích Đi lấy mật bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu)

Trả lời:

Trong đoạn trích “Đi lấy mật” có rất nhiều chi tiết rất ấn tượng, nhưng em ấn tượng nhất là đoạn tác giả miêu tả lại khung cảnh thiên nhiên của rừng tràm khi “ban mai dần dần biến đi”. Theo lời kể của An, khi mấy cha con ăn cơm xong thì bóng nắng mới bắt đầu lên, gió cũng bắt đầu thổi rao rao cùng với vô vàn ánh sáng vàng gieo xuống mặt đất. Đó quả thật là một khoảnh khắc đáng quý đầu tiên khi một ngày mới bắt đầu. Ở nơi rừng tràm hoang sơ ấy, tiếng chim hót líu lo trên rặng cây, nắng làm bốc hương hoa tràm lên ngây ngất, gió đưa mùi hương lan ra khắp rừng. Chao ôi! Thử hình dung về một vẻ đẹp tinh khôi đến thế, lòng người mới cảm thấy nhẹ bẫng, như được gột rửa hết bao muộn phiền. Đặc biệt hơn cả, chúng ta không thể không kể đến hình ảnh của mấy con kỳ nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, chúng luôn luôn biến đổi màu sắc không ngừng mỗi khi có biến động nào đó và hàng nghìn con chim đủ các loại đang vỗ cánh bay lên. Chi tiết mô tả vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng thực sự đã để lại ấn tượng không thể nào quên cho người đọc.

Câu 17: Trình bày nhận xét về cách “thuần hóa” ong rừng khác biệt của người dân vùng  U Minh.

Trả lời:

– Người dân có một cách “thuần hóa” ong rừng vô cùng khác biệt so với các vùng miền khác. Để nuôi ong rừng, trước tiên họ phải chọn kèo, nhưng không phải kèo nào cũng đặt được tổ ong rừng. Việc lựa chọn kèo phải dựa trên nhiều yếu tố như: vị trí của kèo, hướng gió, độ cao, độ dốc, mật độ cây trồng xung quanh, và khoảng cách đến các mạch nước.

– So với các vùng miền khác, cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh không dựa trên việc tạo ra tổ ong rừng nhân tạo bằng các vật liệu như đồng, đất nung, sành, ruộng thân cây hay rơm. Thay vào đó, họ đợi ong rừng tự bay về và tự xây tổ trên kèo đã được chuẩn bị sẵn. Việc này đòi hỏi sự tính toán, mắt nhìn và đầu óc tính toán cực kì chi tiết, kỹ lưỡng của những “dân ăn ong” lành nghề, từng trải qua nhiều thất bại.

– Tóm lại, cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh rất khác biệt so với các vùng miền khác và đòi hỏi một số kỹ năng đặc biệt như tính toán, mắt nhìn và đầu óc tính toán cực kì chi tiết, kỹ lưỡng của những “dân ăn ong” lành nghề.

Câu 18: Tác dụng của trạng ngữ là gì?

Trả lời:

Tác dụng của trạng ngữ:

+ Trạng ngữ giúp giải thích rõ thời gian, địa điểm cụ thể trong một tình huống giao tiếp, giúp người dùng hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện đó.

+ Giúp giải thích nguyên nhân và kết quả trong câu.

+ Là thành phần phụ nòng cốt trong câu, giúp người viết, người đọc có thể truyền đạt đầy đủ nội dung.

Câu 19: Từ láy là gì? Có mấy loại từ láy?

Trả lời:

- Từ láy là cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần. Từ láy có thể chỉ có một từ có nghĩa hoặc không từ nào có nghĩa khi đứng một mình.

- Dựa vào số lượng từ và phương thức láy, có thể phân loại từ láy như sau:

+ Từ láy toàn bộ: Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần

+ Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần.

Câu 20: Xác định thành phần trạng ngữ trong các câu sau:

  1. Hôm nào, lớp con đi lao động?

  - Chiều mai, lớp con đi lao động, mẹ ạ.

  1. Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả.

Trả lời:

  1. Trạng ngữ: Chiều mai -> trạng ngữ chỉ thời gian, thành phần này không thể vắng mặt.

  2. Trạng ngữ: Ven rừng -> trạng ngữ chỉ nơi chốn, vị trí của những cây lim, cây vải được nói đến, cho nên nó cũng không thể vắng mặt.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay