Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập Bài 3: Cội nguồn yêu thương (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 3: Cội nguồn yêu thương. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 3

CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG

Câu 1: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Ngọc Thuần.

Trả lời:

- Nguyễn Ngọc Thuần (1972) quê ở Hàm Tân, Bình Thuận, là một nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại văn xuôi đương đại, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam.

- Tác phẩm nào của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần cũng đều trở nên mơ hồ không thể nắm bắt khi đi qua thế giới tư tưởng của anh. Đọc văn Nguyễn Ngọc Thuần là sự tương tác cảm xúc trực tiếp, gợi nên bao ý tưởng “huyền hoặc và hài hước điên khùng sâu lắng”

- Một số tác phẩm được nhận giải thưởng như: Giăng giăng tơ nhện; Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ; Một thiên nằm mộng; Nhện ảo; Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ…

Câu 2: Em hãy tóm tắt tác phẩm “Vừa nhắm mắt vừa đóng cửa sổ” bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 7-9 câu).

Trả lời:

Nhà của nhân vật tôi có một khu vườn rộng. Bố cậu bé đã giúp cậu nhận biết các loài hoa bằng cách sờ và tập đoán. Nhân vật tôi đã thuộc làu làu, chạm loài nào đều đoán tên được loài đó. Khi Tý đem biếu bố những trái ổi to mềm, cắn rất đã, người bố rất quý trọng chúng gì bố ít khi ăn ổi. Nhân vật tôi nhận ra đó là vẻ đẹp của món quà mình cho đi hay mình được nhận. Cậu cũng nhận ra khu vườn, người bố là món quà to lớn, quý giá của cuộc đời cậu. Sau đó, bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ nhân vật tôi chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, cậu nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.

Câu 3: Nhân vật “tôi” trong tác phẩm hiện lên là một con người như thế nào?

Trả lời:

Nhân vật “tôi” hiện lên là:

- Một người yêu thiên nhiên

- Một người con hiếu thảo

- Một người trân trọng thiên nhiên

Câu 4: Theo em, nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều gì thú vị?

Trả lời:

Theo em, nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi cho chúng ta điều thú vị là: khi chúng ta nhắm mắt nhưng lòng chúng ta mở, chúng ta nhìn nhận vạn vật xung quanh không bằng đôi mắt mà bằng tâm hồn. Khi chúng ta cảm nhận bằng tấm lòng thì chúng ta sẽ có suy nghĩ và cách nhìn nhận khác khi chúng ta nhìn nhận bằng mắt

Câu 5: Khi "vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", nhân vật "tôi" đã phát hiện được những "bí mật" gì?

Trả lời:

Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật” là: tiếng những bước chân, mùi hương của những loài hoa đang nở trong khu vườn. Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” không chỉ thấy những bông hoa thơm hơn mà còn “nhìn” thấy nguyên cả khu vườn, cả bông hồng ngay trong đêm tối,...

=> Những bí mật ấy mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống hằng ngày và làm giàu có tâm hồn của nhân vật “tôi”

Câu 6: Điều bí mật nhân vật "tôi" muốn chia sẻ là gì?

Trả lời:

Điều bí mật mà nhân “tôi” muốn chia sẻ là sự cảm nhận, nhận biết những loài hoa bằng mũi chứ không phải bằng mắt.Nhân vật “tôi” hiểu khu vườn nói gì, hiểu giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì…

Câu 7: Nêu cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố. Chỉ ra một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó.

Trả lời:

– Cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố: là một người cẩn thận tỉ mỉ, yêu thiên nhiên, yêu thương với đứa con và có phương pháp giáo dục hiện đại (dạy con thông qua thực hành) => Người bố luôn theo dõi, động viên, khích lệ để đứa con tiến bộ hơn.

– Một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó là:

+ Yêu cầu con nhắm mắt và chạm tay vào những bông hoa và đoán xem đó là loài hoa gì.

+ Yêu cầu con ngửi hương thơm và đoán các loài hoa.

+ Đố con tìm viên kẹo, đoán khoảng cách….

Câu 8: Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật "tôi" về bố và bạn Tí. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nào của nhân vật "tôi"?

Trả lời:

- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố:

+ yêu quý

+ gần gũi với bố, đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố với lòng biết ơn: bố làm cho “tôi” chiếc bình tưới xinh xắn, dạy “tôi” cách cảm nhận về khu vườn

+ bố là món quà “bự” nhất của tôi,...

- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Tí:

+ coi Tí là người bạn thân nhất, sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con

+ thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi âm thanh, thích gọi bạn để được nghe cái tên ấy vang lên,...

=> Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nhạy cảm, tinh tế, biết yêu thương mọi người. Cậu có một tình cảm ngưỡng mộ bố và quý mến bạn vô cùng

Câu 9: Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật "tôi" về bố và bạn Tí. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nào của nhân vật "tôi"?

Trả lời:

- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố:

+ yêu quý

+ gần gũi với bố, đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố với lòng biết ơn: bố làm cho “tôi” chiếc bình tưới xinh xắn, dạy “tôi” cách cảm nhận về khu vườn

+ bố là món quà “bự” nhất của tôi,...

- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Tí:

+ coi Tí là người bạn thân nhất, sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con

+ thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi âm thanh, thích gọi bạn để được nghe cái tên ấy vang lên,...

=> Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nhạy cảm, tinh tế, biết yêu thương mọi người. Cậu có một tình cảm ngưỡng mộ bố và quý mến bạn vô cùng

Câu 10: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”

Trả lời:

  Giữa thế giới hiện đại ngày nay, con người luôn bận rộn, tấp nập với công việc, với cuộc sống đầy vật chất. Để rồi ta cảm thấy hối tiếc về những ngày đã qua. Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” đã đưa chúng ta đến với những khoảnh khắc chậm rãi của đời thường, tìm về những điều bé nhỏ và nuôi dưỡng tâm hồn mình. Văn bản viết về những bài học nhỏ nhặt mà người bố dạy cho con về tình yêu thương và sự biết ơn. Bạn đã từng có một khu vườn trồng rất nhiều hoa bao giờ chưa? Bạn sẽ tiếc lắm nếu như thế giới này vắng đi những bông hoa, vì những bông hoa chính là những người đưa đường đấy! Người bố trong câu chuyện đã tự tay trồng cho cậu bé khu vườn và dạy cách yêu thương, quan tâm đến từng đóa hoa, ngọn cỏ. Từ văn bản, tôi học được sự yêu thương, học được sự tự tin, học được là mình cần quan tâm đến người khác. Tôi thấy thấm thía ra rất nhiều bài học, tôi thấy yêu thương bố mẹ hơn, yêu thương những người quan tâm mình, và tự nhủ mình cần biết quan tâm chia sẻ, biết tự hào và quý trọng về những gì mà mình có được. Văn bản còn khiến tôi cảm thấy yêu gia đình nhiều hơn, khiến tôi cảm thấy bố là một người rất tuyệt vời, bố có thể làm tất cả để con được vui và hạnh phúc. Qua văn bản, tác giả như muốn nhắn nhủ chúng ta rằng chỉ cần bạn biết lắng nghe thêm một chút, chú ý mọi thứ xung quanh hơn một chút, bạn sẽ cảm thấy thế giới này đáng quý vô cùng. Những thứ đó, tôi đã học được ở cậu bé trong truyện, ở nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần, và ở cả “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”…

Câu 11: Số từ là gì?

Trả lời:

Số từ là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó, khi dùng để chỉ thứ tự của vật thì vị trí của số từ thường ở phía sau danh từ, còn khi dùng để miêu tả số lượng của vật thì vị trí của số từ thường đứng trước danh từ.

Câu 12: Số từ phân làm mấy loại?

Trả lời:

Số từ có thể chia làm hai loại: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự.

Số từ chỉ số lượng thường đứng trước danh từ bao gồm số từ chỉ số lượng xác định, như: một, hai, ba,…và số từ chỉ số lượng ước chừng như: vài, dăm, mươi,…

Câu 13: Xác định số từ trong những câu sau và hãy cho biết đó là loại số từ gì:

Đối với tôi, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả số một trong lòng tôi.

Cái thác đó là cái thứ bảy mà chúng ta nhìn thấy trong suốt chuyến thăm quan.

Năm trăm người trong hội trường đều cảm động trước câu chuyện gia đình hoàn cảnh và nghị lực vượt khó của bạn Lan Anh.

Nếu anh ấy thích bạn thì sau khi tan làm, anh ấy sẽ liên lạc với bạn đầu tiên.

Ông bà ngoại ở quê có nuôi một đàn gà bảy mươi con.

Trả lời:

1.Đối với tôi, Nguyễn Nhật Ánh là tác giả số một trong lòng tôi.

⇒ Số từ chỉ thứ tự.

  1. Cái thác đó là cái thứ bảy mà chúng ta nhìn thấy trong suốt chuyến thăm quan.

⇒ Số từ chỉ thứ tự.

  1. Năm trăm người trong hội trường đều cảm động trước câu chuyện gia đình hoàn cảnh và nghị lực vượt khó của bạn Lan Anh.

⇒ Số từ chỉ số lượng.

  1. Nếu anh ấy thích bạn thì sau khi tan làm, anh ấy sẽ liên lạc với bạn đầu tiên.

⇒ Số từ chỉ thứ tự.

  1. Ông bà ngoại ở quê có nuôi một đàn gà bảy mươi con.

⇒ Số từ chỉ số lượng.

Câu 14: Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.

Một canh… hai canh… lại ba canh,

Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

                                     (“Không ngủ được” – Hồ Chí Minh)

Trả lời:

Số từ: “một”, “hai”, “ba”, “năm”: ở câu một và câu bốn chỉ số lượng vì đứng trước danh từ và chỉ số lượng sự vật: “canh”, “cánh”.

Số từ “bốn”, “năm”: ở câu ba chỉ thứ tự vì đứng sau danh từ và chỉ thứ tự của sự vật: “canh”.

Câu 15: Em hãy tóm tắt tác phẩm Người thầy đầu tiên bằng một đoạn văn ngắn (7-8 dòng).

Trả lời:

Đoạn trích Người thầy đầu tiên là lời kể lại của người họa sĩ và An-tư-nai về một người thầy đầu tiên của họ và của cả ngôi làng. Đuy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ vận động các học sinh tới trường, thầy còn tự tay cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc. Thầy Đuy-sen quan tâm đến các học sinh và đặc biệt là An-tư-nai, mong cô bé có thể lên thành phố lớn học tập. Câu chuyện kể lại từ An-tư-nai khiến người họa sĩ đồng hương cảm thấy day dứt và muốn vẽ bức tranh thật đẹp về hai thầy trò.

Câu 16: Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), em hình dung như thế nào về hoàn cảnh sống của An-tư-nai?

Trả lời:

Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), có thể thấy hoàn cảnh sống của An-tư-nai rất khó khăn (nhà nghèo, mồ côi cha mẹ, ở với chú thím), khắc nghiệt (chịu đựng lạnh giá để đến lớp).

Câu 17: Phó từ có ý nghĩa như thế nào? Nêu ví dụ mỗi ý nghĩa.

Trả lời:

- Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian: Đang, sẽ, sắp, đương…Ví dụ: Cụ ấy đang kể câu chuyện về người anh hùng Tnú. => “Đang” là phó từ chỉ ý nghĩa câu chuyện xảy ra ở hiện tại.

– Bổ sung ý nghĩa về mặt tiếp diễn, tương tự: vẫn, cũng…Ví dụ: Ngoài vẽ tranh, tôi cũng viết truyện => “Cũng” là phó từ chỉ sự tiếp diễn của nhân vật “tôi”.

– Bổ sung ý nghĩa về mức độ: rất, lắm, quá,…Ví dụ: Bộ váy này rất đẹp => “rất” là phó từ chỉ mức độ đẹp trên mức bình thường của bộ váy.

– Bổ sung ý nghĩa về mặt phủ định: chẳng, chưa, không…Ví dụ: Đứng trước hàng ngàn khán giả khiến tôi căng thẳng không nói nên lời. => “Không” thể hiện sự phủ định

– Bổ sung ý nghĩa về mặt cầu khiến: đừng, thôi, chớ…Ví dụ: Đừng làm gì có lỗi với bạn ấy => “Đừng” là phó từ chỉ sự cầu khiến không nên làm điều có lỗi.

– Bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng: có thể, có lẽ, không thể…Ví dụ: Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, chúng ta có thể làm được những điều kì diệu.

– Bổ sung ý nghĩa về kết quả: mất, được…Ví dụ: Con chuột nhân lúc mèo ta không để ý, chạy mất khỏi hang.

– Bổ sung ý nghĩa về tần số: thường, luôn…Ví dụ: Chúng tôi thường thuyết trình về chủ đề truyền thông trong thời đại 4.0

– Bổ sung ý nghĩa về tình thái: đột nhiên, bỗng nhiên…Ví dụ: Ngôi sao băng đột nhiên lướt qua bầu trời.

Câu 18: Phó từ trong câu được đặt theo trật tự như thế nào? Nêu ví dụ.

Trả lời:

- Phó từ chỉ tần suất đi sau động từ. Ví dụ Tôi thường đọc sách vào buổi tối

- Phó từ chỉ thời gian thường đứng trước động từ hoặc sau chủ ngữ. Ví dụ hôm nay tôi đến trường muộn

- Phó từ chỉ cách thức thường đứng sau động từ. Ví dụ cô giáo giảng bài rất khéo

- Phó từ chỉ mức độ thường đứng trước tính từ hoặc trạng từ mà nó bổ nghĩa. Ví dụ anh ta rất đẹp trai

- Phó từ chỉ trạng thái thường đứng sau động từ. Ví dụ tôi đang ăn cơm

- Phó từ chỉ ý nghĩa có thể đứng ở nhiều vị trí trong câu. Tuy nhiên thường đứng trước động từ hoặc sau chủ ngữ. Ví dụ tuy nhiên tôi vẫn muốn đi xem phim.

Câu 19: Tác dụng của phó từ là gì?

Trả lời:

- Bổ sung thông tin: phó từ thường được sử dụng để bổ sung thông tin về tần suất, thời gian, cách thức, mức độ, trạng thái hay ý nghĩa của động từ, tính từ hoặc trạng từ khác trong câu chúng giúp cho câu trở lên chính xác và chi tiết hơn

- Thay đổi ý nghĩa của câu: phó từ có thể thay đổi ý nghĩa của câu tạo ra sự khác biệt về nghĩa giữa các câu tương tự nhau. Chẳng hạn như tôi thường đi bộ và tôi đôi khi đi bộ có ý nghĩa khác nhau

- Làm tăng tính linh hoạt của ngôn ngữ sử dụng phó từ giúp cho ngôn ngữ trở lên Đinh hoặc hơn chúng cho phép người nói hoặc người viết có thể thay đổi cách diễn đạt ý nghĩa của câu một cách dễ dàng

Câu 20: Tìm ý nghĩa bổ sung cho các từ in đậm.

  1. a) Viên quan ấy đã đi rất nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

(Em bé thông minh)

  1. b) Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra nổi từng tảng rất bướng.

(Tô Hoài – Dế Mèn phiêu lưu kí)

Trả lời:

Câu а)

- Từ “đã” bổ sung cho động từ “đi” - Phó từ chỉ quan hệ thời gian.

- Từ cũng bổ sung cho các từ những câu đố - phó từ chỉ sự tiếp diễn.

- Từ vẫn chưa bổ sung cho động từ thấy – phó từ chỉ tương tự phủ định.

- Từ thật bổ sung cho tính từ lỗi lạc – phó từ chỉ mức độ.

Câu b)

- Từ được bổ sung cho từ soi gương - phó từ chỉ khả năng.

- Từ rất bổ sung cho từ ưa nhìn - phó từ chỉ mức độ.

- Từ ra bổ sung cho từ to - phó từ chỉ kết quả.

- Từ rất bổ sung cho từ bướng - phó từ chỉ mức độ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay