Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập Bài 6: Bài học cuộc sống (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 6: Bài học cuộc sống. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 6

BÀI HỌC CUỘC SỐNG

Câu 1: Ngụ ngôn là gì?

Trả lời:

Là truyện kể có thể kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất đối nhân xử thế, dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật hay kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu của con người. Có một số truyện ngụ ngôn gây cười nhưng cũng ngụ ý bóng gió, kín đáo khuyên nhủ, răn dạy con người.

Câu 2: Em hãy tìm hiểu nguồn gốc của truyện ngụ ngôn.

Trả lời:

Một bộ phận truyện ngụ ngôn có nguồn gốc từ truyện kể loài vật. Đến khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện.

Câu 3: Em hãy giới thiệu về tác giả Trang Tử của “Ếch ngồi đáy giếng”

Trả lời:

- Trang Tử (khoảng năm 369 - 286 trước Công nguyên) là một triết gia nổi tiếng của Trung Quốc.

- Ông cũng là một nhà văn tài hoa xuất chúng. Sách của Người viết ra, chẳng cần triều đình, đế vương giới thiệu như các văn sĩ khác, cũng được tuyệt đại đa số trí thức ưa chuộng.

- Cuốn sách Trang Tử (tên gọi khác: Nam Hoa kinh) của ông vừa chứa đựng những tư tưởng triết học uyên bác, và đậm chất văn chương với nhiều mẩu chuyện sinh động, mang tính ngụ ngôn sâu sắc.

Câu 4: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Nam Hương của “Con mối và con kiến”

Trả lời:

- Nam Hương( 1899-1960)

- Quê quán: Hà Nội

- Phong cách sáng tác: ông sáng tác nhiều tác phẩm thuộc thơ ngụ ngôn

- Tác phẩm chính: Giương thế sự(1920), Ngụ ngôn mới (1935), Tập thơ Bài hát trẻ con (1936)

Câu 5: Tóm tắt ba tác phẩm bằng một vài câu văn ngắn.

Trả lời:

- Đẽo cày giữa đường:

     Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường kể về một người thợ mộc đẽo cày bên đường, luôn nghe theo lời người qua đường mà đẽo cày theo ý người khác, mỗi người một ý nên anh ta vừa không bán được cày, vừa hỏng gỗ, mất cả cơ nghiệp.

- Ếch ngồi đáy giếng:

     Một con ếch cảm thấy cuộc sống của mình bên trong cái giếng nhỏ là sung sướng, tự do nhất đời, mời con rùa biển đông vào giếng chơi cho biết. Con rùa không thể chui vừa cái giếng nhỏ, bèn nói cho ếch nghe về sự rộng lớn của biển đông. Con ếch nghe về biển bèn mới thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.

- Con mối và con kiến:

 Tác phẩm kể về cuộc đối thoại giữa kiến và mối. Mối lười biếng nhưng có  thói huênh  hoang kiêu ngạo ta đây, chê cười kiến đang miệt mài làm việc

Câu 6: Em hãy nêu nguyên nhân mà anh thợ mộc không bán được cày trong tác phẩm “đẽo cày giữa đường”

Trả lời:

Nguyên nhân trực tiếp:

+ Do không có người mua.

+ Không có ai nói voi đi cày ruộng.

Nguyên nhân gián tiếp:

+ Do bản tính anh nông dân hiền lành, dễ tin người, thiếu hiểu biết, không có chính kiến của riêng mình.

Câu 7: Bài học được rút ra thông qua câu chuyện “Đẽo cày giữa đường” là gì?

Trả lời:

+ Phải luôn tin tưởng vào bản thân, học cách chủ động và có chính kiến của mình trong bất cứ công việc nào.

+ Cần tránh việc để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc của mình.

Câu 8: Em hãy nêu hoàn cảnh của ếch khi ngồi trong giếng trong tác phẩm “Ếch ngồi đáy giếng”

Trả lời:

Hoàn cảnh:

+ Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ.

+ Hàng ngày, Ếch cất tiếng kêu “ồm ộp” khiến các con vật kia rất sợ.

→ Không gian chật hẹp. Cuộc sống đơn giản, trì trệ.

→ Ếch tự thấy mình oai như một vị chúa tể; bầu trời chỉ bằng cái vung. Ếch hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang, kiêu ngạo.

→ Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.

Câu 9: Khi ra khỏi giếng, ếch như thế nào?

Trả lời:

Không gian mở rộng

+ Ếch có thể “đi lại khắp nơi”.

+ Nhâng nháo nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý đến xung quanh.

→ Ếch bị một con trâu giẫm bẹp.

→ Không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ bị thất bại thảm hại.

Câu 10: Bài học và ý nghĩa rút ra từ câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” là gì?

Trả lời:

Bài học rút ra:

+ Dù hoàn cảnh môi trường sống hạn chế cũng không được tự bằng lòng, ngộ nhận về mình mà phải cố gắng học tập để vươn lên.

Ý nghĩa:

+ Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹn mà lại huênh hoang.

Câu 11: Em hãy tìm hiểu về tình huống truyện trong “Con mối và con kiến”

Trả lời:

- Lời đối đáp giữa kiến và mối

+ Kiến đang mải mê làm việc

+ Mối ngồi trong nhà trông ra

- Thái độ của mối ra vẻ ta đây,  chế giễu khi kiến làm việc

+ Tội tình gì lao khổ lắm thay

- Chê kiến kiếm ăn suốt ngày nhưng ốm yếu, tự hào mình ngồi không béo tốt

- Ra vẻ ta đây

+ Ở ăn ghế chéo bàn tròn

+Nhà cao cửa rộng, tù hòm thiếu đâu

- Sự đối đáp khá tài tình của kiến trước sự chế giễu của mối

+ Hễ có làm thì mới có ăn

- Kiến lên án, vạch tội lối sống của loài mối

+ Các anh chẳng vun thu xứ sở

+ Cứ đục vào xứ sở mà xơi

- Kiến đã đưa ra hậu quả của việc mà mối làm

+ Nhà kia đổ xuống đi đời các anh

Câu 12: Em hãy nêu giá trị nội dung của ba tác phẩm.

Trả lời:

- Đẽo cày giữa đường:

Câu chuyện kể về một chàng nông dân có được khúc gỗ to muốn làm một cái cày để bán thu lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Không biết sự vô tình hay cố ý, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Kết cục từ một khúc gỗ có ích trở thành một mẩu gỗ vô dụng bởi anh không bảo vệ được chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Giá mà anh ta nghiên cứu thật kỹ nhưng yêu cần cần đạt của sản phẩm mình đã chọn thì sẽ không đến nỗi làm người khác phì cười

- Ếch ngồi đáy giếng:

Câu chuyện thông qua hiểu biết hạn hẹp của con ếch, chỉ sống trong giếng sụp, môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết, dễ trở nên nông cạn, chủ quan. Biển đông đại diện cho kho tàng tri thức, những bí ẩn của không gian rộng lớn không dễ chinh phục nó, không dễ vì thời gian, hoàn cảnh mà bị thay đổi.

- Con mối và con kiến:

 Phê phán tính lười biếng nhưng còn tự cao của mối.

Câu 13: Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường

Trả lời:

Thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” nhằm phê phán những người không có chính kiến, dễ bị tác động và thay đổi theo quan điểm của người khác. Không chỉ vậy, thành ngữ còn muốn khuyên con người ta cần phải biết phân tích và đánh giá một vấn đề, có chính kiến của bản thân. Không chỉ đúng đắn trong quá khứ, mà đến ngày nay thành ngữ này vẫn vẹn nguyên giá trị. Liên hệ với đối tượng học sinh, chúng ta cần có quan điểm riêng, tránh “gió chiều nào theo chiều ấy”. Mỗi người nếu không muốn “đẽo cày giữa đường”, cần phải nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức. Chỉ có như thế, ta mới có một nền tảng vững vàng cho những suy nghĩ, quyết định của mình, từ đó mà sẽ không lung lay trước vô vàn ý kiến của người khác. Như vậy, câu thành ngữ trên tuy ngắn gọn nhưng thật giàu ý nghĩa.

Câu 14: Đoạn văn cảm nhận truyện Ếch ngồi đáy giếng

Trả lời:

Khi đọc truyện “Ếch ngồi đáy giếng”, tôi đã rút ra nhiều bài học quý giá. Truyện kể về con ếch sống lâu năm trong một cái giếng sâu. Xung quanh, những con vật nhỏ bé luôn sợ hãi mỗi khi ếch cất tiếng kêu. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại và cất tiếng kêu. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, không để ý xung quanh nên bị một con trâu giẫm bẹp. Câu chuyện về con ếch nhằm phê phán những người có hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, kiêu ngạo. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ rằng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta luôn cần có cái nhìn toàn diện, đa chiều. Truyện ngắn gọn, nhưng lại chứa đựng bài học sâu sắc. Tôi cảm thấy rất yêu thích truyện ngụ ngôn này.

Câu 15: Nêu các cách phân loại về cấu tạo của thành ngữ dựa theo số lượng thành tố.

Trả lời:

Thành ngữ có kết cấu ba tiếng. Đây là kiểu thành ngữ có hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép. Ví dụ như: Ác như hùm, bụng bảo dạ, chết nhăn răng,...

Thành ngữ có kết cấu từ hai từ ghép hoặc bốn từ đơn theo kiểu nối tiếp hoặc xen kẽ. Đây là kiểu thành ngữ phổ biến nhất của thành ngữ tiếng việt. Trong đó, có thể chia ra thành 2 loại thành ngữ là: Kiểu thành ngữ có láy ghép và thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép. Ví dụ: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt hoặc Nhắm mắt xuôi tay, bày mưu tính kế, ăn bờ ngủ bụi,...

Thành ngữ có kết cấu năm hoặc sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó,...

Câu 16: Em hãy so sánh thành ngữ và tục ngữ về hai mặt hình thức và nội dung.

Trả lời:

- Hình thức: Tục ngữ được xem là một câu có cấu tạo và biểu thị 1 ý nghĩa cụ thể, còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ cố định có ý nghĩa nhưng chưa thể coi là một câu hoàn chỉnh. Vì vậy, người ta gọi là "câu tục ngữ" chứ không gọi là "câu thành ngữ". Thành ngữ và tục ngữ đều có thể có vần hoặc không có vần, nhưng nếu có vần thì thành ngữ thường mang vần lưng, còn tục ngữ phổ biến vần liền và vần cách.

- Nội dung: Tục ngữ diễn tả trọn vẹn một ý nghĩa nào đó. Thông thường, đó là sự đúc kết những kinh nghiệm và hiện tượng đời sống,... Đôi khi chúng còn mang ý nghĩa phê phán một sự vật, hiện tượng nào đó.

Câu 17: Xếp các thành ngữ sau đây vào các nhóm phù hợp

“chia ngọt sẻ bùi, đắt như tôm tươi, nhạt như nước ốc, ba chìm bảy nổi, bèo dạt mây trôi, vững như bàn thạch”

  1. a) Thành ngữ gồm hai bộ phận có ý nghĩa so sánh với nhau.

  2. b) Thành ngữ gồm hai vế tương ứng (đối ứng) với nhau.

Trả lời:

- Thành ngữ so sánh: đắt như tôm tươi, nhạt như nước ốc, vững như bàn thạch.

- Thành ngữ đối: chia ngọt sẻ bùi, ba chìm bảy nổi, bèo dạt mây trôi.

Câu 18: Câu tục ngữ nào giáo dục con người có lòng tự trọng?

Trả lời:

- Câu tục ngữ 10.

- Câu tục ngữ khuyên con người dù khó khăn, vất vả, thiếu thốn vẫn phải sống cho thanh sạch, cao đẹp, vẫn luôn phải giữ gìn phẩm chất cao đẹp của mình.

Câu 19: Đặt câu với các thành ngữ  dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.

Trả lời:

- Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

- Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, có khác gì chúng ta dời non lấp biển.

- Đoàn kết là sức mạnh lấp biển vá trời để kiến tạo một cuộc sống tự do.

- Bộ đội ta mình đồng da sắt.

- Bài toán này tớ nghĩ nát óc mà chưa giải được.

Câu 20: Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện Con hổ có nghĩa

Trả lời:

“Con hổ có nghĩa” không chỉ có một câu chuyện mà nhiều câu chuyện, giúp cho văn bản trở nên đáng tin hơn, về một loài vật hung dữ nhưng lại rất có tình nghĩa. Chi tiết cuối truyện khiến em vô cùng ấn tượng là khi nhiều năm sau, bác tiều qua đời khi ấy, con hổ vẫn còn nhớ và có tình có nghĩa. Con hổ đến viếng, thể hiện lòng thương mến, xót xa đối với ân nhân đã khuất, ngày giỗ lại nhớ mang các con thú đến để ở ngoài cửa trong mấy chục năm liền thể hiện tình cảm vững bền, khắc cốt ghi tâm ơn nghĩa của ân nhân với mình. Tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện thể hiện sự cảm ơn và chào tiễn biệt của con hổ đối với ân nhân của mình. Đến loài vật tưởng như hung dữ, đáng sợ như vẫn sống có nghĩa thì con người càng phải sống có nghĩa nhiều hơn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay