Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập Bài 7: Thế giới viễn tưởng (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 7: Thế giới viễn tưởng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP BÀI 7
THẾ GIỚI VIỄN TƯỞNG
Câu 1: Em hãy giới thiệu về tác giả Giuyn Véc-nơ.
Trả lời:
- Giuyn Véc-nơ (1828 – 1905) là nhà văn người Pháp, được xem là “cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn tưởng.
- Ông còn được coi như “nhà tiên tri khoa học" kỳ tài vì đã đề cập đến những cuộc phiêu lưu kì thủ bằng tàu ngầm, máy bay, tàu du hành vũ trụ trước khi con người chế tạo ra những phương tiện này.
- Những truyện khoa học viễn tưởng nổi tiếng: Hành trình vào Tâm Trái Đất (1864), Từ Trái Đất tới Mặt Trăng (1965), Hai vạn dặm dưới biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 30 ngày (1873), Năm 2889 (1889),...
Câu 2: Em hãy tóm tắt văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương bằng một đoạn văn ngắn.
Trả lời:
Chuyến thám hiểm khởi hành từ Brooklyn trên tàu hải quân của Hải quân Hoa Kỳ Abraham Lincoln và đi về phía nam quanh Cape Horn đến Thái Bình Dương . Con tàu tìm thấy con quái vật sau một cuộc tìm kiếm dài và sau đó tấn công con quái vật, Ned phóng lao nhọn trúng con cá. Con quái vật quay lại, tấn công tàu Lincoln làm hỏng bánh lái. Aronnax bị rơi xuống biển, Conseil tự nguyện nhảy xuống với chủ của mình. Hai người lênh đênh trên biển, qua tới hôm sau thì gặp Ned đang ở trên lưng con cá. Cả 3 người phát hiện ra rằng "con cá quái vật" là một tàu ngầm rất xa thời đại của nó. Họ nhanh chóng bị bắt và mang vào bên trong tàu, nơi họ gặp người sáng tạo bí ẩn và chỉ huy, thuyền trưởng Nemo.
Câu 3: Em hiểu thế nào về nhan đề “Hai vạn dặm dưới đáy biển”?
Trả lời:
Hai vạn dặm dưới đáy biển ghi nhận bầu không khí nóng hổi, sục sôi của một thời kỳ đầy khát vọng chinh phục biển cả của con người. Đối với nhiều người sống cùng thời Jules Verne thì việc đi dưới lòng đại dương là điều không thể, những trang sách hoàn toàn chỉ là điều tưởng tượng, nhưng ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh không gì là không thể và khả năng “đi trước thời đại” của ông.
Câu 4: Qua cách khắc họa hình ảnh đoàn tàu của Nautilus, ta thấy được mong ước gì của tác giả?
Trả lời:
Qua cách khắc họa hình ảnh đoàn tàu của Nautilus, người ta nhận thấy rằng chiếc tàu ngầm của ông được dựng nên không hề viển vông vô căn cứ. Mong ước được khám phá thế giới của tác giả cũng chính là mong muốn của con người thời bấy giờ. Và cũng nhờ cuốn tiểu thuyết này mà rất nhiều nhà khoa học thừa nhận nó đã truyền cảm hứng và ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng sáng chế phát minh trong lĩnh vực tàu ngầm như thế nào.
Câu 5: Viết đoạn văn kể lại một tình huống trong Cuộc chạm trán trên đại dương
Trả lời:
Chúng tôi đã nhìn thấy con cá kình. Nó bơi nhanh ngoài sức tưởng tượng của tất cả những người trên tàu cộng lại. Trong vòng một giờ, tàu chiến của chúng tôi không tiến gần vào nó được lấy một sải! Thật là nhục nhã cho chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ. Chúng tôi còn có thể làm gì hơn ngoài chuyện bực tức? Chúng tôi có thể làm gì hơn ngoài đợi nó đi ngủ và tóm cổ nó?!
Câu 6: Mạch lạc là gì?
Trả lời:
- Mạch lạc là sự thống nhất về chủ đề và tính logic của văn bản. Một văn bản được coi là có tính mạch lạc khi các phần, các đoạn, các câu của văn bản đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
Câu 7: Nêu những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc
Trả lời:
Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản đều nói hoặc mô tả về một đề tài cụ thể, xuyên suốt trong đoạn văn bản đó.
Các đoạn, các câu, các ý phải được trình bày tiếp nối nhau theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, logic, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gây hứng thú cho người đọc, người nghe.
Các trình tự này có thể là trình tự thời gian, không gian, diễn biến tâm lý hay các môi quan hệ tương đồng, tương phản, quan hệ nhân quả…
Câu 8: Phân tích phép liên kết trong đoạn sau:
Tháp Ép-phen không những được coi là biểu tượng của Pa-ri, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh.
Tuy nhiên, điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.
(Theo Bàn tay và khối óc)
Trả lời:
Nội dung: Vai trò của tháp Ép-phen
Hình thức: Phép nối (Tuy nhiên), Phép thế (Tháp Ép-phen - nó - tháp).
Câu 9: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận xã hội đã học . Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó
Trả lời:
Bác Hồ - hai tiếng gọi thân thương biết mấy! Người là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Trong cuộc sống cũng như công việc, Người luôn là một hình mẫu về sự giản dị, khiêm tốn. Đó là một đức tính, một phẩm chất đáng quý được Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nét trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Theo ông, đức tính ấy được thể hiện trong mọi mặt của Bác như bữa cơm hàng ngày chỉ có vài ba món đơn giản, nơi ở của Bác là nhà sàn đơn sơ mộc mạc với vài phòng; trong lời nói bài viết của Người cũng hết sức giản dị “Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không hề thay đổi”. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ học tập và noi theo. Là học sinh em sẽ cố gắng rèn luyện theo những phẩm chất quý báu ấy để sau này trở thành con người có ích trong gia đình và xã hội.
- Tính mạch lạc: các câu trong đoạn đều tập trung làm sáng tỏ chủ đề: Sự giản dị của Bác trong cuộc sống và công việc.
- Biện pháp liên kết: phép lặp (Việt Nam, đức tính), phép thế (Bác Hồ - Người, cha già, Bác; Phạm Văn Đồng – ông; đức tính giản dị- đức tính ấy…)
Câu 10: Em hãy nêu Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Đường vào trung tâm vũ trụ
Trả lời:
- Tác phẩm Đường vào trung tâm vũ trụ được trích trong tiểu thuyết Thiên mã, xuất bản năm 2010
- “Thiên mã” là cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng pha trộn với các yếu tố huyền bí, được viết với giọng kể của một cô gái tuổi mới lớn. Các nhân vật chính trong truyện đều không có tên mà được gọi bằng các đặc điểm. Linh vật của truyện là con thiên mã, được lai tạo từ công nghệ gen của Thần Đồng, là nhân vật duy nhất có tên riêng với cái tên Thần Thoại.
Câu 11: Em hãy tìm đặc điểm của hòn đá Ôm-phe-lốp
Trả lời:
Đặc điểm của hòn đá Ôm-phe-lốt:
+ Được điêu khắc chạm trổ tinh vi
+ Nhưng chỉ là tác phẩm nghệ thuật bình thường chẳng ra dáng vũ trụ
Câu 12: Hình ảnh không gian vũ trụ hiện lên như thế nào?
Trả lời:
- Hình ảnh không gian vũ trụ bao la, rộng lớn:
+ Một thung lũng thỏm dưới những núi đá cao vời vợi
+ Cao xanh không có mây , không có mặt trời, chẳng trăng sao, không có gì cả, ngoài một tầng cao hoăm hoắm
+ Thắp sáng bằng bột lân tinh
Câu 13: Em hãy nêu mối quan hệ giữa Tâm Trái Đất với Tâm Vũ Trụ trong văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ
Trả lời:
Tâm Trái Đất đó chính là Tâm Vũ Trụ. Bởi như nhân vật Thần Đồng nói thì Tâm Trái Đất chỉ có khoáng chất, không có sinh vật sống. Tâm Vũ Trụ mà hai bạn nhỏ khám phá ra là nơi có sự sống của các loài động vật, thực vật kỳ lạ, đồng thời nhà văn Giuyn Véc-nơ đã miêu tả không gian Tâm Trái Đất giống như một bảo tàng sống động, lưu giữ tất cả những gì đã biến mất khỏi mặt đất.
Câu 14: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một nội dung được gợi ra từ văn bản "Đường vào trung tâm vũ trụ" trong đó có sử dụng dấu chấm lửng.
Trả lời:
Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ là văn rất ý nghĩa về sự khám phá của những nhân vật về một nơi gọi là Trung tâm của vũ trụ. Sự khám phá của các nhân vật về nơi chỉ tồn tại trong sách vở là một điều thật kỳ diệu. Theo bước chân của những nhân vật, người đọc như được cảm nhận một thế giới kì diệu, một thế giới khác hẳn so với Trái Đất của chúng ta. Nơi đây như một thế giới thần tiên với nhiều sinh vật đã tuyệt chủng, không gian mát mẻ phảng phất hương vị của đồng quê. Nơi in đậm dấu ấn trong trái tim người đọc… trung tâm vũ trụ.
Câu 15: Em hãy nêu khái niệm và tác dụng của dấu câu.
Trả lời:
Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp
Câu 16: Đặt câu có sử dụng dấu chấm lửng.
Trả lời:
Đại học Sư phạm, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Nông lâm, Đại học Y Dược, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông,...là các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên.
Câu 17: Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép.
Trả lời:
- Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. (Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.)
- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.
Câu 18: Ai là tác giả của “Dấu ấn Hồ Khanh”
Trả lời:
Nhật Văn, nhà báo, biên tập viên Báo điện tử Quảng Bình
Câu 19: Vẻ đẹp hang Sơn Đoòng hiện lên như thế nào?
Trả lời:
- Không khí mát mẻ lạ thường, có thể nghe tiếng gió rít qua vách đá.
- Càng đi sâu vào hang, vẻ đẹp kì vĩ càng cuốn hút.
- Phía trên là ánh sáng mặt trời, phía dưới hang là con sông ngầm sâu hun hút.
- Không khí mát lạnh, nước chảy cuồn cuộn, trong vắt giữa những rặng thạch nhũ điệp trùng.
→ Trở thành hang động lớn nhất thế giới.
Câu 20: Viết đoạn văn (5 -7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật Hồ Khanh trong văn bản Dấu ấn Hồ Khanh
Trả lời:
Đọc xong văn bản Dấu ấn Hồ Khanh ta thấy hiện lên nhân vật Hồ Khanh là một người luôn có tình thần trách nhiệm cao với công việc. Ông xuất thân là thợ sơn Tràng chuyên nghiệp, sống bằng nghề đi rừng. Ông cũng là một người yêu thiên nhiên, biểu hiện qua việc Hồ Khanh dành nhiều thời gian để chiêm ngưỡng các hang động đá vôi bởi vẻ đẹp hiếm có muôn hình đủ dạng. Sự trách nhiệm, nhiệt tình của ông khi mà các nhà thám hiểm muốn vào trong hang. Ông là người thuộc địa hình nên không quản nhọc nhằn mà đưa những nhà thám hiểm đó đi. Chỉ với nhiệt huyết và niềm đam mê cùng tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công việc, chúng ta có thể đóng góp công lớn trong việc khám phá, phát triển thế giới.