Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều Bài 10 văn bản 1: Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10 văn bản 1: Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Cánh diều

BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

VĂN BẢN 1: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG – TÁC PHẨM 

KHÔNG BAO GIỜ CŨ DÀNH CHO THIẾU NHI

(12 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi được viết nhằm mục đích gì?

Trả lời: 

Văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi được viết nhằm mục đích giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng. 

 

Câu 2: Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi được viết theo trình tự nào?

Trả lời: 

Từ thông tin khách quan về cuốn sách đến những ý kiến chủ quan của người giới thiệu về giá trị nội dung nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách.

 

Câu 3: Hãy xác định thông tin của các phần sau 1; 2; 3 trong sách giáo khoa?

Trả lời: 

Phần 1: Thông tin cơ bản về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng: Khái quát nội dung chính của truyện, tác giả, thể loại.

Phần 2: Giới thiệu nội dung tác phầm

Phần 3: Giới thiệu giá trị nội dung, tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

 

Câu 4: Các thông tin được trích trong ngoặc kép được trích dẫn từ đâu?

Trả lời:

Các thông tin được trích trong ngoặc kép được trích dẫn từ tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

 

2. THÔNG HIỂU (03 CÂU)

Câu 1:  Theo em, có thể đảo trật tự trình bày nội dung của các phần trong văn bản được không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, không thể đảo trật tự trình bày nội dung của các phần trong văn bản được vì nó khiến người đọc khó theo dõi nội dung.

 

Câu 2: Hình ảnh bìa sách trong bài viết thể hiện chi tiết nào trong văn bản? Theo em, vì sao người giới thiệu lại chọn hình ảnh này?

Trả lời: 

Hình ảnh bìa sách trong bài viết thể hiện chi tiết giới thiệu nội dung tác phẩm, cụ thể hơn là ở phần giới thiệu nội dung Trần Quốc Toãnin được đánh giặc ngoại xâm. Theo em, người giới thiệu lại chọn hình ảnh này vì bìa sách đã khái quát được nội dung nổi bật của tác phẩm, thể hiện được tư thế hiên ngang của Trần Quốc Toản trước quân địch. Việc đưa hình ảnh vào đoạn này giúp người đọc phần nào tưởng tưởng, hình dung được câu truyện.

 

Câu 3: Ngoài các thông tin được giới thiệu trong văn bản, em còn muốn biết thêm điều gì nữa về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng? Em làm thế nào để biết được các thông tin đó?

Trả lời: 

Ngoài các thông tin được giới thiệu trong văn bản, em còn muốn biết thêm ý nghĩa của nhan đề tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Em có thể đọc đi, đọc lại tác phẩm để ngẫm nghĩ hoặc phỏng vấn tác giả tác phẩm để hiểu hơn về thông tin đó nhan đề bài viết.

 

3. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Em có cảm nhận gì về nội dung của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng?

Trả lời: 

Tác phẩm đã được tác giả Nguyễn Huy Tưởng xây dựng sáng tạo, chặt chẽ và hấp dẫn với các sự kiện, chi tiết đặc sắc ấn tượng. Tác phẩm đã khắc họa số lượng nhân vật đông đảo trong đó nổi bật là nhân vật Hoài Văn Hầu tuổi trẻ, chí cao, giàu lòng yêu nước mang tinh thần Thánh Gióng đánh giặc Ân thời xưa. Nội dung tái hiện bối cảnh và khí thế hào hùng của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai để bảo vệ độc lập dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước quật cường của nhân dân.

 

Câu 2: Từ những dữ kiện lịch sử ít ỏi Nguyễn Huy Tưởng đã tái hiện bối cảnh và khí thế lịch sử của quân dân nhà Trần thời bấy giờ. Em có nhận xét gì về điều này?

Trả lời: 

- Bằng sức tưởng tượng phong phú và sự sáng tạo dồi dào, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng được một cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn với các sự kiện, chi tiết đặc sắc, ấn tượng. 

 

Câu 3: Qua bài giới thiệu về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, em hãy viết một đoạn văn giới thiệu vắn tắt về cuốn sách mà em yêu thích?

Trả lời:

Cuốn sách kể về cuộc đời của chàng trai thuộc trường phái cổ điển tên Ngạn được sinh ra và lớn lên trong ngôi làng Đo Đo ở vùng quê Quảng Nam. Tuổi thơ của cậu gắn liền với cô bạn hàng xóm Hà Lan, một cô gái mang hơi hướng hiện đại và nổi bật với đôi mắt biếc. Tuổi thơ của cả hai là chuỗi những kỉ niệm đẹp ở làng, bên đồi sim, cùng nhau cởi truồng tắm mưa, những ngày tiểu học giành nhau đánh trống trường,…và là những câu nói hồn nhiên đáng yêu cực kì của hai đứa trẻ. Cứ ngỡ rằng câu chuyện sẽ tiếp tục nhẹ nhàng như thế, bởi lẽ Ngạn đã dần dần nảy sinh tình cảm với Hà Lan, một đôi thanh mai trúc mã tưởng chừng rồi sẽ có kết quả tốt đẹp. Và giông bão nổi lên ở cái thời điểm Hà Lan rời chốn làng quê để lên thành phố học hành và bị cám dỗ bởi thành thị xa hoa. Và rồi, Hà Lan yêu say đắm Dũng – một thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi vỏ nhưng lại mà một kẻ chuộng tự do, thiếu đứng đắn. Điều này đã làm cho Ngạn vô cùng đau lòng, bởi điều Ngạn mong muốn nhất bây giờ chính là Hà Lan được hạnh phúc. Mỗi khi Dũng làm Hà Lan đau lòng thì cô lại tìm đến Ngạn, anh trở thành điểm tựa, nơi trút bầu tâm sự của cô một cách tự nhiên, mỗi khi như thế Ngạn lại càng thấy đau lòng hơn như có hàng trăm con dao khứa vào trái tim của mình.Và đỉnh điểm của nỗi đau chính là Hà Lan có thai với Dũng nhưng lại bị Dũng ruồng bỏ. Hà Lan đặt tên cho con là Trà Long và đành gửi về cho bà ngoại chăm sóc. Hà Lan lặng lẽ và sâu sắc hơn bất cứ người con gái nào khác nên cô đã không chấp nhận tình yêu của Ngạn dù cô biết Ngạn yêu cô đến nhường nào.

 

4. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Có ý kiến cho rằng: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng là một thiên truyện vừa giáo dục nhân cách, nâng cao hiểu biết của trẻ em về lịch sử nước nhà cũng như giáo dục lòng yêu nước cho các em”. Em hãy làm rõ ý kiến trên?

Trả lời:

Bằng sức tưởng tượng và sáng tạo trong một cốt truyện phong phú giàu các chi tiết đặc sắc, Nguyễn Huy Tưởng đã làm sống dậy  cuộc chiến hào hùng đẫm máu và nước mắt để đổi về nền độc lập cho dân tộc Việt Nam. Khắc họa một cách chân thực các sự kiện lịch sử, con người, dân tộc. Đặc biệt, hình ảnh một Hoài Văn hầu vốn có rất ít tư liệu lịch sử nói đến lại chợt hiện lên một cách chân thực, rõ ràng đến khó tin.

Bên cạnh đó, tác phẩm hướng về độc giả thiếu nhi nên có tinh thần giáo dục vô cùng sâu sắc về lòng yêu nước, căm thù giặc, đặc biệt hiểu biết rất nhiều về  giai đoạn lịch sử có thể nói đáng tự hào nhất của dân tộc.

Đánh giá của độc giả về tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”

Chính vì giá trị không hề mai một của câu chuyện. “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” được rất nhiều phụ huynh cũng như các bạn đọc ưu tiên trong trong tủ sách dành cho con em mình, xứng đáng được xem là tác phẩm văn học kinh điển dành cho thiếu nhi Việt Nam.

 

Câu 2: Em hãy làm rõ ý nghĩa của tác phẩm: Một tác phẩm văn học xuất sắc – Một bức tranh hào hùng của lịch sử dân tộc.

Trả lời: 

Câu chuyện lấy bối cảnh nhà Trần trong cuộc chiến với quân Nguyên lần thứ hai đã nêu cao ý chí anh dũng của chàng tướng trẻ, một lòng trung quân ái quốc, căm thù quân xâm lược. Vì còn là một thiếu niên, tính còn bồng bột, đôi lần Hoài Văn không thể giữ được bình tĩnh, nhưng đáng quý hơn là ngọn lửa căm thù trong lòng chàng cũng vì thế mà lúc nào cũng ngùn ngục cháy, cả hai lần tham chiến trên núi và trên sông nước, Hoài Văn đều vô cùng bình tĩnh đối mặt với quân địch, chưa một lần chùn bước. Trước thế địch rất mạnh, chàng không hề lo sợ mà xông vào quân địch như xông vào chốn không người. Đối mặt với Toa Đô_viên tướng giỏi nhất của nhà Nguyên, chàng không vì thế mà nao núng, mặc kệ hắn là ai, với Hoài Văn chàng chỉ coi đó là giặc và nhiệm vụ của chàng là phải giết hắn. Hào khí Đông A từ lâu đã không phải là điều gì xa lạ, khí thế ngút trời của quân đội nhà Trần mãi mãi là một tiếng vang lớn truyền đến mãi muôn đời, những chiến tích lừng lẫy ngày ấy vẫn còn ghi dấu ấn trên chính non sông đất nước Việt Nam.

Dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản một lần nữa sống dậy cùng hào khí ấy như chính hai câu thơ trong Đại Nam quốc sử diễn ca:

Hoài Văn tuổi trẻ chí cao
Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công



=> Giáo án dạy thêm văn 8 cánh diều bài: Văn bản 1 - "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay