Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều Bài 10 văn bản 2: Bộ phim người cha và con gái

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10 văn bản 2: Bộ phim người cha và con gái. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Cánh diều

BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

VĂN BẢN 2: BỘ PHIM NGƯỜI CHA VÀ CON GÁI

(13 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Sa pô có mục đích gì?

Trả lời: 

Khơi gợi, dẫn dắt người đọc vào bài viết.

 

Câu 2: Văn bản Bộ phim Người cha và con gái cung cấp cho em những thông tin gì?

Trả lời: 

- Giới thiệu loại hình bộ phim, đạo diễn.

- Thành tựu nổi bật của phim

- Nội dung chính của phim

- Giới thiệu nhạc phim

- Giá trị nội dung và bài học rút ra từ bộ phim.

 

Câu 3: Văn bản Bộ phim Người cha và con gái được trình bày theo trình tự nào?

Trả lời: 

Từ thông tin khách quan về cuốn phim đến ý kiến chủ quan của người đọc, người xem, người giới thiệu về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của bộ phim đó.



2. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Mỗi trích dẫn sau thể hiện thông tin khách quan về bộ phim hay nhận xét, ý kiến chủ quan của người giới thiệu về bộ phim?

  1. a) Người cha và con gái (Father and Daughter) là một bộ phim hoạt hình ngắn không lời của đạo diễn người Hà Lan Mai – cơn Đu – đốc đơ Guýt thực hiện năm 2000.
  2. b) Âm nhạc cùng với hình ảnh đã thay lời thoại, biểu đạt thành công tâm trạng của nhân vật: Cảm xúc lưu luyến của hai cha con, tâm trạng phơi phới của con gái ngày ngày ngược gió đạp xe đi đón cha, bà lão đạp xe trong mệt mỏi với những hi vọng, đợi chờ không tắt, khoảng lặng chùng xuống khi người con nhìn thấy chiếc thuyền xưa.
  3. c) Phim bắt đầu bằng hình ảnh hai cha con cùng đạp xe trên con đường đồi.
  4. d) Hai cha con dang rộng vòng tay, ôm chặt lấy nhau trong ấm áp, yêu thương, xúc động…
  5. e) Hãy trân trọng người cha, người mẹ đang bên bạn, bởi vì có họ ở bên là một niềm hạnh phúc vô giá!

Trả lời:

- Thông tin khách quan về bộ phim: a, c, d

- Nhận xét, ý kiến chủ quan của người giới thiệu về bộ phim: b, e

 

Câu 2: Những hình ảnh trong văn bản lấy từ nguồn nào và có tác dụng gì?

Trả lời:

Những hình ảnh trong văn bản được lấy từ bộ phim, việc này giúp người đọc phần nào hình dung được nội dung, hình thức... của bộ phim.

 

Câu 3: Sau khi đọc bài giới thiệu, em có muốn xem bộ phim Người cha và con gái không? Vì sao?

Trả lời:

Sau khi đọc bài giới thiệu, em có muốn xem bộ phim Người cha và con gái. Vì nội dung bài giới thiệu khơi gợi lên trong em nỗi nhớ về người cha đã mất của mình. Em muốn xem và cảm nhận những cung bậc cảm xúc mà bộ phim sẽ mang lại cho mình.

 

Câu 4: Theo em, có thể đảo trật tự trình này nội dung của các phần trong văn bản được không? Vì sao?

Trả lời: 

Theo em, không thể đảo trật tự trình bày nội dung của các phần trong văn bản được vì nó khiến người đọc khó theo dõi nội dung.

 

3. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Em có cảm nhận gì sau khi tác giả giới thiệu về nội dung bộ phim người cha và con gái?

Trả lời:

Nội dung phim về tình cảm gia đình đã được khai thác trong rất nhiều bộ phim, những bộ phim Người cha và con gái vẫn lấy đi nước mắt của nhiều người xem và để lại niềm xúc động sâu sắc. Ký ức về tuổi thơ ấu được quấn quýt bên cha và được cha bế ẵm giản đơn nhưng cũng đủ cho một đời khao khát chờ đợi

 

Câu 2: Em có nhận xét gì về màu sắc, cảnh vẽ và nhạc nền sử dụng trong bộ phim Người cha và con gái?

Trả lời:

- Bộ phim hoạt hình chỉ sử dụng hai tông màu chủ đạo là trắng và đen. Đó là màu của thời gian nghiệt ngã, màu của quên lãng.

- Cảnh vẽ trong phim đơn giản, gợi khung cảnh thời thơ ấu của một vùng quê Hả Lan.

- Âm nhạc bản nhạc Sóng sông Đa-nuýp giai điệu vui tươi, rộn ràng.

- Bộ phim không sử dụng lời thoại nhưng kết hợp ba yếu tố trên đã miêu tả thành công tâm trạng của nhân vật.

 

Câu 3: Từ bài giới thiệu về nội dung phim Người cha và con gái. Em hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu tóm tắt về nội dung bộ phim mà em yêu thích?

Trả lời:

Có một bộ phim hoạt hình nổi tiếng mà tôi nghĩ ai trong chúng ta cũng đã từng xem qua, và đó là bộ phim Tom và Jerry. Hầu như không ai là không biết về câu chuyện giữa chú mèo Tom khốn khổ và chú chuột tinh quái Jerry, và nó là một phần ký ức trong tuổi thơ của tôi. Bộ phim kể về cuộc sống dưới một mái nhà giữa hai kẻ thù Tom và Jerry, và dĩ nhiên mèo và chuột thì khó mà thân thiết với nhau được. Bà chủ của Tom là một người rất sợ chuột, vậy nên bà ta luôn yêu cầu Tom phải bắt cho được chú chuột nhỏ đang sống trong một cái hang mà chú đào trên vách tường. Tom thì lại là một chú mèo có phần hơi lười biếng, và thường cậu ấy phải đuổi bắt Tom để không bị bà chủ mắng hoặc là để đổi lấy một bữa ăn ngon. Đôi khi chuột Jerry cũng bày ra nhiều trò đùa tinh quái để trêu chọc Tom như là giật lông hoặc uống trộm hết sữa của chú mèo ấy. Một nhân vật khác trong phim là chú chó Spike, và chú ta thì không có vẻ gì là thích mèo Tom cho lắm. Trong những màn rượt đuổi của hai nhân vật chính, đôi khi chúng chạy ra vườn – nơi ở của Spike – và làm phiền đến giấc ngủ của chú ta. Hầu hết thời gian thì Tom sẽ là người hứng chịu cơn giận của Spike trong khi Jerry được một tràng cười lớn. Cốt truyện đơn giản là thế nhưng bộ phim Tom và Jerry luôn thu hút được đông đảo khán khả ở nhiều lứa tuổi nhờ vào các nhân vật đáng yêu và tình tiết vui nhộn. Dù đã nhiều năm trôi qua, nhưng các kênh truyền hình vẫn thường xuyên chiếu lại bộ phim này, và đây là món ăn tinh thần không thể thiếu của các em nhỏ.

 

4. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Có ý kiến cho rằng nội dung của bộ phim Cha và con gái “gây ám ảnh suốt hai thập kỉ”. Em hãy làm rõ ý kiến trên?

Trả lời: 

- Dù trong phim hay trong đời thực, người cha vẫn luôn là tượng đài vĩnh cữu, là bến bờ yêu thương của mọi đứa con. Qua bộ phim, ai cũng hiểu được rằng, bên cạnh tình yêu bao la như biển cả mẹ dành cho chúng ta, còn có cả trái tim ấm áp của người cha nữa.

- Đối với bộ phim hoạt hình ngắn chỉ dài 8 phút này, trải qua suốt hơn hai thập kỷ, sức lay động của phim vẫn có tác động đáng kể đối với người xem thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Mỗi người khi xem lại bộ phim ở một độ tuổi khác nhau, người xem sẽ có những cảm nhận mới, những thấu hiểu mới, và hầu như ai xem xong cũng đều không kìm được xúc động.

Câu 2: Phân biệt giới thiệu phim và phân tích một tác phẩm văn học?

Trả lời: 

- Giống nhau: Thông tin trong văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim thường được trình bày theo thứ tự: Từ thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của cuốn sách, bộ phim; từ thông tin khách quan về cuốn sách, bộ phim đến những ý kiến chủ quan của người xem hoặc người giới thiệu về giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách, bộ phim đó. Chính vì thế, bài giới thiệu một bộ phim có nhiều nội dung giống với bài phân tích tác phẩm văn học.

- Khác nhau: 

+ Giới thiệu phim chú trọng hơn các thông tin khác quan (nêu thông tin về tác giả, nhan đề, nhà xuất bản, tóm tắt tác phẩm,…)

+ Để tăng hiệu quả của việc cung cấp thông tin, người viết có thể sử dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ… trong bài giới thiệu.

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 10 Đọc 2: Bộ phim “Người cha và con gái”

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay