Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều Bài 6 Thực hành Tiếng Việt
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6 Thực hành Tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Cánh diều
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
BÀI 1: TRUYỆN NGẮNTHỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ NGỮ TOÀN DÂN, TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI.(14 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
(14 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Nêu ba khái niệm “từ ngữ toàn dân”, “từ ngữ địa phương” và “biệt ngữ xã hội”?
Trả lời:
- Từ ngữ toàn dân: là những từ được sử dụng phổ biến và thống nhất trong toàn thể nhân dân. Ví dụ: bố, mẹ, dứa, lợn, trâu, gà, chó…
- Từ địa phương là những từ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. Ví dụ: thầy, u, tía, má, thơm, heo, bông,…
- Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ được sử dụng bởi một tầng lớp xã hội. Tầng lớp xã hội có thể là vua, quan trong triều đình phong kiến, tầng lớp thượng lưu trong xã hội Việt Nam, thương nhân, tài xế, quân nhân, sinh viên, người cùng tôn giáo, cùng nghề nghiệp.
Câu 2: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì?
Trả lời:
- Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội cho phù hợp.
- Không phải đối tượng giao tiếp nào cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Câu 3: Nêu các kiểu của từ ngữ địa phương và cho ví dụ?
Trả lời:
– Từ ngữ địa phương có nghĩa tương ứng với nghĩa của từ ngữ toàn dân:
Ví dụ:
+ Miền Trung: mô – chỗ nào, đâu; tê – kìa; tru – trâu…
+ Miền Nam: tô – bát; cây viết – cây bút; chạy honda – chạy xe máy…
– Từ ngữ địa phương dùng ở một số nơi chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có ở nơi đó nhưng sau khi phổ biến thì trở thành từ ngữ toàn dân (nhưng thực chất nó vẫn là từ ngữ địa phương)
Ví dụ:
+ Bắc Bộ: thúng (đơn vị để đong thóc, gạo); nia; dần; sàng (đồ dùng để sẩy gạo, thóc); bò (đơn vị để đong gạo)…
+ Trung Bộ: nhút; chẻo – nước mắm…
+ Nam Bộ: sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm…
Câu 4: Nêu tác dụng của từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học?
Trả lời:
Trong các tác phẩm văn học, việc sử dụng các từ ngữ địa phương có chủ đích sẽ có những tác dụng mang tính nghệ thuật như sau:
+ Tác dụng tái hiện được cuộc sống hiện thực qua thời gian không gian cụ thể
+ Khắc họa được hiện thực đời sống con người để hiểu rõ hơn về văn hóa cũng như uộc sống của người dân địa phương.
+ Thể hiện địa hình, đồ vật, cách đặc trưng trong ngôn ngữ, lời nói, cách giao tiếp đặc trưng cho từng vùng miền
+ Thể hiện những dụng ý của tác giả (khắc họa tính cách nhân vật đậm chất địa phương…)
Câu 5: Tìm biệt ngữ xã hội mà học sinh, sinh viên hay dùng?
Trả lời:
-“trúng tủ”: ôn đúng phần đề ra.
- “xơi trứng ngỗng”: được 0 điểm.
- “ngỗng”: được 2 điểm.
- “gậy”: được 1 điểm.
- “chém gió”: nói phét.
- “phao”: tài liệu để chép trong giờ kiểm tra, thi cử.
- “cúp tiết”: trốn học.
- “ghế tựa”: được 4 điểm.
- “lệch tủ”: sai đề
- “đội sổ”: xếp cuối lớp.
2. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Câu 1: Tìm từ địa phương trong những câu dưới đây. Cho biết các từ đó được dùng ở vùng miền nào và có tác dụng gì đối với việc phản ánh con người, sự vật ở địa phương.
- a) Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
- b) Muôn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc!
(Thép Mới)
- c) Chị cho tôi một gói độ mười viền thuốc cảm và một đòn bánh tét…(Đoàn Giỏi)
- d) Thuyền em đã nhẹ, chèo lẹ khó theo. (Ca dao)
Trả lời:
- Từ địa phương "Cháo bẹ". Cháo bẹ là món ăn trong mùa giáp hạt của đồng bào Nùng, đặc biệt là Nùng Giang sinh sống ở vùng cao núi đá mà ngô là cây lương thực chính của họ.
- Từ địa phương "gậy tầm vông". Tầm vông thuộc họ nhà tre và hình ảnh cây gậy tầm vông hay chiếc nóp là những hiện vật lịch sử quen thuộc trong thời kỳ Nam bộ kháng chiến đối với mỗi người dân Nam bộ. Gậy tầm vông là vũ khí hữu dụng trong những ngày gian khổ chống quân xâm lược của đồng bào khu vực Nam bộ.
- Từ địa phương "đòn bánh tét". Bánh tét là món ăn quen thuộc vào mỗi dịp lễ tết của đồng bào miền Nam. Bánh tét có hình trụ dài nên còn được gọi là đòn bánh, hai đòn thường có một quai bánh chưng bằng gân lá chuối tạo thành một cặp.
- Từ địa phương "chèo". Chèo là một loại hình âm nhạc dân tộc bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Chèo phát triển ở khu vực châu thổ Bắc Bộ và các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh.
Câu 2: Tìm các từ ngữ địa phương trong đoạn văn sau và giải thích nghĩa của chúng:
Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. Những ngày hứng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau,... Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng.
(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước)
Trả lời:
Các từ ngữ địa phương được in đậm:
Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. Những ngày hứng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau,... Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng.
(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước)
Nghĩa của các từ:
- Hồi (từ địa phương miền Nam): lúc, khi.
- Con nít (từ ngữ địa phương miền Nam): trẻ con.
- Cặm (từ ngữ địa phương miền Nam): dựng.
- Trái (từ ngữ địa phương miền Nam): quả.
- Mau (từ ngữ địa phương miền Nam): nhanh.
Câu 3: Tìm các từ ngữ địa phương trong đoạn trích sau và giải thích nghĩa của chúng.
Người ấp Mũi ít khi làm buồng để ngủ, buồng chỉ để cho con gái, cho những cặp vợ chồng son, người xứ biển thích ngủ đằng trước nhà, chỉ cần cái mùng, khỏi chiếu, áp cái lưng trần đỏ au xuống với sàn nhà bằng gỗ đước bóng như gương đồng vậy là được một giấc ngủ ngon. Mà đúng là ngủ ở ngoài nầy thì thích không chịu được.
Nhà bao nhiêu gian thì bấy nhiêu gian đầy gió. Trong cái mùi biển tanh nồng mặn mòi của những giàn lưới phơi trên giá, trong cái mùi khói ngọt bùng nhùng toả ra từ mẻ un, dường như có nhà ăn cơm chiều trễ, nghe mùi béo ngậy của cá thòi lòi kho với nước cốt dừa. Và đâu đó chắc có vài người chuẩn bị lai rai, rõ ràng là mùi thơm khô mực nướng trên lò than đang tàn.
(Nguyễn Ngọc Tư, Ngủ ở Mũi, in trong Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, in trong Tạp văn Nguyễn Ngọc TưNXB Trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, 2006, tr. 159 - 161)
Trả lời:
Những từ in đậm dưới đây là từ ngữ địa phương:
Người ấp Mũi ít khi làm buồng để ngủ, buồng chỉ để cho con gái, cho những cặp vợ chồng son, người xứ biển thích ngủ đằng trước nhà, chỉ cần cái mùng, khỏi chiếu, áp cái lưng trần đỏ au xuống với sàn nhà bằng gỗ đước bóng như gương đồng vậy là được một giấc ngủ ngon. Mà đúng là ngủ ở ngoài nầy thì thích không chịu được.
Nhà bao nhiêu gian thì bấy nhiêu gian đầy gió. Trong cái mùi biển tanh nồng mặn mòi của những giàn lưới phơi trên giá, trong cái mùi khói ngọt bùng nhùng toả ra từ mẻ un, dường như có nhà ăn cơm chiều trễ, nghe mùi béo ngậy của cá thòi lòi kho với nước cốt dừa. Và đâu đó chắc có vài người chuẩn bị lai rai, rõ ràng là mùi thơm khô mực nướng trên lò than đang tàn.
(Nguyễn Ngọc Tư, Ngủ ở Mũi, in trong Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, in trong Tạp văn Nguyễn Ngọc TưNXB Trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, 2006, tr. 159 - 161)
Nghĩa của các từ:
- Mùng: Màn.
- Khỏi: Không cần.
- Mẻ un: củi, xơ dừa, vỏ quýt, vỏ bưởi,…được đốt cho khói bốc lên để đuổi muỗi.
- Cá thòi lòi: Còn gọi là cá leo cây, loài cá sống ở các bãi lầy cửa sông, có khả năng di chuyển trên bùn.
- Lai rai: Uống rượu từ từ từng chút một, thường kèm theo đồ nhắm.
Câu 4: Giải thích nghĩa của các từ địa phương được in đậm dưới đây bằng các từ toàn dân cùng nghĩa:
- a) …Lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến….
(Nam Cao)
- b) Đón ba, nội gầy gò, cười phô cả lợi:
- Má tưởng con không về được, mưa gió tối trời vầy khéo cảm. (Nguyễn Ngọc Tư)
- c) Một hôm, chú Biểu đến nhà, chú mang theo xâu ếch dài thiệt dài, bỗ bã:
- Cái này má gởi cho mầy, má biểu phải đem đến tận nhà. (Nguyễn Ngọc Tư)
Trả lời:
Giải thích nghĩa của các từ ngữ in đậm:
- Dòm ngó: nhòm ngó
- Ba: bố
Nội: bà nội
Má: mẹ
- Thiệt: thật
Gởi: gửi
Mầy: mày
Biểu: bảo, nói
3. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay.
Trả lời:
Đối với thế hệ trẻ ngày nay mạng xã hội đã trở nên quá quen thuộc việc xưng hô và sử dụng từ ngữ trên mạng xã hội cũng vô cùng phong phú, trong đó có sử dụng cả biệt ngữ xã hội. Trước hết ta cần xác định biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu. Biệt ngữ xã hội của lớp trẻ thường sử dụng là chém gió, ngỗng, g9, hai năm mươi, trẻ trâu, trúng tủ… Từ ngữ xã hội không phổ biến như từ ngữ toàn dân nên khi sử dụng ta cần chú ý đến tính ứng dụng của nó.
Câu 2: Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong những câu sau (ở tác phẩn Bỉ vỏ của Nguyên Hồng) có tác dụng thể hiện đặc điểm của các nhân vật như thế nào?
- a) Nó hết sức theo dõi những không làm sao đến gần được vì “bỉ” này “hắc” lắm.
- b) Cái “cá” ngon làm vậy thằng “vỏ lõi” nó còn “mõi” được huống hồ chị…
Trả lời:
- Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong câu a có tác dụng thể hiện đặc điểm của nhân vật nữ được nhắc đến. Nhân vật nữ được nhắc đến là một người con gái cẩn thận và khôn ngoan. Qua các biết ngữ được sử dụng, có thể thấy, người nói phải có độ hiểu biết xã hội nhất định nếu không sẽ không hiểu về biệt ngữ, không biết cách dùng nó.
- Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong câu b có tác dụng thể hiện đặc điểm của nhân vật ăn cắp được nhắc đến. Các biệt ngữ xã hội dùng trong câu nhằm nói đến hành động ăn cắp ví tiền của một kẻ cắp nhỏ tuổi. Nếu không hiểu biết về biệt ngữ, người đọc sẽ không hiểu được ý nghĩa của câu. Qua các biệt ngữ được sử dụng trong câu, người đọc có thể thấy, người nói là một người có sự hiểu biết về các biệt ngữ dùng cho trường hợp miêu tả lại người có hành vi trộm cắp và cách thức trộm cắp.
Câu 3: Đặt câu với những từ ngữ địa phương sau: heo, bắp, mần.
Trả lời:
- Lan ơi, vào ăn bắp đi con!
- Con heo này nặng gần nửa tạ.
- Cha của anh nhìn xuống và bàn tay ông mần mò trên bậu cửa sổ.
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ ngữ địa phương.
Trả lời:
Vào mỗi sáng trên quê hương tôi, một vùng sông nước. Từng đoàn thuyền, ghe nối đuôi nhau chở những chuyến hàng để bán sớm. Những cô, những bác, những anh chị trao đổi hàng hóa rất tấp nập. Tiếng cười nói xen lẫn tiếng va lanh cạnh vào mạn ghe. Nhìn khung cảnh đó thật đẹp biết bao. Chợ nổi quê tôi bán đất nhiều mặt hàng. Trên mỗi đầu ghe lại treo những mặt hàng mà ghe đó bán. Ví dụ ghe chở thơm, thuyền chở dưa hấu, thuyền chở mãng cầu. Lại có những bác bán hàng rong, bán bún, bán hủ tiếu. Không khí chợ buổi sáng rất tấp nập. Ai cũng mong muốn bán được rất nhiều hàng nhất có thể. Trên khuôn mặt những người dân quê tôi luôn ở một nụ cười hiền hậu.
4. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Em hãy phân biệt biệt ngữ xã hội và các từ thuộc về nghề nghiệp?
Trả lời:
+ Biệt ngữ xã hội: dùng trong một tầng lớp (tầng lớp học sinh, sinh viên; tầng lớp các tôn giáo khác nhau, tầng lớp phong kiến xưa…)
+ Các từ ngữ trong một cùng một nghề nghiệp: đó là từ ngữ chuyên ngành thuộc một số ngành nghề chỉ sử dụng trong bộ phận những người cùng một ngành nghề đó. Nó là những từ biểu thị sản phẩm, công cụ hay quy trình sản xuất có tính khác biệt của từng nghề khác nhau.
Ví dụ:
+ Nghề dệt: xa, ống, sợi hồ, sợi mộc, thoi, go…
+ Nghề mộc: bào, cưa, máy phay, máy tiện, đục, trạm trổ…
+ Nghề làm mòn: vách, lá, móc, bắt vanh…
Câu 2: Tìm một ví dụ ( thơ hoặc ca dao ) có dùng từ ngữ địa phương. Gạch dưới từ ngữ địa phương đó.
Trả lời:
Chuối dầu vườn đã lổ
Cam đầu ngõ đã vàng
Em nhớ ruộng nhớ vườn
Không nhớ anh răng được
(Trần Hữu Chung)
- Gan chi gan rứa mẹ nờ ?
Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai . (Tố Hữu)
- Bầm ơi có rét không Bầm
Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn
(Bầm ơi - Tố Hữu)
- Đứng bên ni đồng ngó bên tờ đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông.