Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều Bài 8 Thực hành Tiếng Việt: Câu khẳng định và phủ định

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8 Thực hành Tiếng Việt: Câu khẳng định và phủ định. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Cánh diều

BÀI 8: TRUYỆN LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU KHẲNG ĐỊNH VÀ CÂU PHỦ ĐỊNH

(13 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (06 CÂU)

Câu 1: Câu phủ định là gì? Cho ví dụ?

Trả lời: 

Câu phủ nhận hoạt động, trạng thái, đặc trưng, tính chất của đối tượng ở trong câu. Đây là loại câu phổ biến nhất và cũng đa dạng nhất.

Về cấu tạo, câu kể phủ định ở vị ngữ thường có các đơn vị chỉ ý nghĩa phủ định kèm theo (không, chưa, chẳng, chả) đứng trước các đơn vị bị phủ định.

- Là động từ: Tôi không nhận được thư của bạn.

- Là tính từ: Ông ấy chẳng phải xấu, như anh tưởng

 

Câu 2: Có mấy loại câu phủ định có mấy loại? Nêu và cho ví dụ?

Trả lời: 

Căn cứ vào phạm vi và tính chất của câu, có thể chia làm hai loại câu phủ định:

  1. Câu kể phủ định bộ phận là loại câu mà phạm vi phủ định chỉ liên quan đến phụ ngữ của câu hoặc thành tố phụ trong các cụm từ (bổ tố, định tố)

Phụ ngữ của câu: 

- Không gặp người quen, nó phải loay hoay mãi mới tìm được nơi ở.

Bổ tố:

- Tôi ước mong không phải trở lại đây một lần nữa.

Định tố:

- Nó đã gặp một cô gái không thông minh.

  1. Câu kể phủ định toàn bộ là loại câu mà phạm vi phủ định liên quan đến thành phần chính của (chủ ngữ, vị ngữ) hoặc liên quan đến toàn bộ câu.

- Không người nào đón hắn cả.

  1. a) Phủ định ở thành phần chủ ngữ. Loại câu này không phổ biến lắm. Nó được cấu tạo với sự kèm theo đơn vị cú pháp chỉ ý nghiaz phủ định với những đơn vị: nào, ai, người nào, gì, đâu:

- Không ai mang áo mưa theo.

  1. b) Phủ định ở thành phần vị ngữ. Loại câu này tương đối phổ biến. Nó cũng được cấu tạo bằng những đơn vị cú pháp chỉ ý nghĩa phủ định, có thể kèm theo một số kết cấu cú pháp khác:

- Vị ngữ động từ: Mặt trời chưa mọc.

  1. c) Phủ định toàn bộ câu. Loại này được cấu tạo bằng cách đặt nòng cốt câu sau đơn vị chỉ ý nghĩa phủ định:

- Không phải chúng tôi đồng tình với anh ấy.

 

Câu 3: Trong các câu sau, theo em, câu nào là câu khẳng định, câu nào là câu phủ định? 

  1. a) Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái...
  2. b) Thật ra, điều này không mới, ít nhất vài trăm năm trước, các cư faan đầu tiền đến vùng ....
  3. c) Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này.

Trả lời:

  1. Câu khẳng định
  2. Câu phủ định
  3. Câu phủ định

 

Câu 4: Chỉ ra trong các câu sau, câu nào là câu phủ định bác bỏ, câu nào là câu phủ định miêu tả và câu nào không phải câu phủ định:

  1. a) Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi
  2. b) Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào yên tĩnh...
  3. c) Mùa nước nổi xưa kia hay mùa lũ theo cách gọi hiện nay, không là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ Cửu Long.....

Trả lời: 

  1. - Phủ định bác bỏ

b - phủ định miêu tả

c - không phải câu phủ định.

Câu 5: Trong các câu sau, theo em, câu nào là câu khẳng định, câu nào là câu phủ định? 

  1. Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái...
  2. Thật ra, điều này không mới, ít nhất vài trăm năm trước, các cư faan đầu tiền đến vùng ....
  3. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này.

Trả lời:

  1. Câu khẳng định
  2. Câu phủ định
  3. Câu phủ định

 

Câu 6: Câu phụ định có mấy chức năng cơ bản? Nêu những chức năng đó?

Trả lời:

Câu phủ định có hai chức năng cơ bản

- Câu phủ định miêu tả: thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chấ, quan hệ nào đó

- Câu phủ định bác bỏ: Phản bác một ý kiến nhận định

2. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Tìm câu khẳng định và câu phủ định trong những câu dưới đây. Chỉ ra đặc điểm về ý nghĩa và hình thức của mỗi câu.

  1. a) Tất cả những điều ấy, họ làm sao mà hiểu được rõ, đích xác. (Ngô gia văn phái)
  2. b) Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. (Ngô gia văn phái)
  3. c) Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. (Ngô gia văn phái)
  4. d) Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận. (Ngô Tất Tố)

Trả lời: 

  1. Câu phủ định. Trong câu có từ "làm sao". Câu xác nhận về việc người được nói đến không xác định, hiểu rõ về vấn đề gì đó. 
  2. Câu khẳng định. Câu không chứa các từ ngữ phủ định. Câu xác nhận về việc vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân.
  3. Câu khẳng định. Câu không chứa các từ ngữ phủ định. Câu thông báo về hành động phải làm.
  4. Câu phủ định. Câu có từ "chưa". Câu xác nhận về việc chị Dậu vẫn còn đang giận.

 

Câu 2: Trong hai đoạn văn dưới đây (trích văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh của Ngô gia văn phái), câu nào được dùng để hỏi, câu nào được dùng để khẳng định, để phủ định? Vì sao?

  1. Tổng đốc họ Tôn đem thử quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi? Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà thôi. Nhưng còn nhà nước của ta thì sao? Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?
  2. Tự vương trẻ tuổi, chưa từng trải công việc, trước đây tới đón chào ta ở Lạng Sơn, sao không nói cho rõ? Bấy giờ, nhân khi ta thắng, đè bẹp ngay lúc chúng đang khốn đốn, há chẳng dễ dàng hơn hay sao?

Trả lời: 

a)

- Câu phủ định: "Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà thôi." do trong câu có từ mang nghĩa phủ định "chẳng". 

- Câu để hỏi: "Tổng đốc họ Tôn đem thử quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi?"; "Nhưng còn nhà nước của ta thì sao?"; "Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?" do trong 3 câu có chưa từ để hỏi và cuối câu có dấu "?"

  1. b) 

- Câu phủ định: "Tự vương trẻ tuổi, chưa từng trải công việc, trước đây tới đón chào ta ở Lạng Sơn, sao không nói cho rõ?" do trong câu có từ mang nghĩa phủ định "chưa". 

- Câu để hỏi: "Bấy giờ, nhân khi ta thắng, đè bẹp ngay lúc chúng đang khốn đốn, há chẳng dễ dàng hơn hay sao?" do trong câu có chưa từ để hỏi và cuối câu có dấu "?"

 

Câu 3: Tìm từ ngữ phủ định và cho biết chức năng của mỗi câu phủ định sau.

  1. a) Tôi đâu có biết anh ấy làm nghề gì.
  2. b) Nó chưa được học tiếng Pháp.
  3. c) Ngày mai chúng ta không phải đến đó nữa.
  4. d) – Em đã là vỡ lọ hoa của lớp phải không?

– Không, em không hề làm vỡ.

Trả lời:

Từ ngữ phủ định và chức năng của câu phủ định trong đề bài trên là:

  1. a) Từ ngữ phủ định là “đâu có” và câu phủ định này có chức năng bác bỏ ý kiến.
  2. b) Từ ngữ phủ định là “chưa” và câu phủ định có chức năng xác nhận sự việc chưa diễn ra.
  3. c) Từ ngữ phủ định là “không phải” và câu phủ định có chức năng thông báo không có sự việc.
  4. d) Từ ngữ phủ định là “Không” và câu phủ định có chức năng phản bác ý kiến.

 

Câu 4:  Xét câu văn sau và trả lời câu hỏi

Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.

Nếu Tô Hoài thay từ “không” bằng từ “chưa” thì nhà văn phải viết lại câu văn này như thế nào? Nghĩa của câu có thay đổi không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn, vì sao?

Choắt chưa dậy được nữa, nằm thoi thóp.

Trả lời: 

- Ý nghĩa của câu khi thay sẽ có thay đổi, bởi: từ “chưa” biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho tới thời điểm nào đó không có nhưng sau đó có thể.

- Nghĩa là Dế Choắt lúc ấy không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được. Trái lại, từ không mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm hiện tại và cả sau này nữa. Sau khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ đã không bao giờ dậy được nữa và sau đó chết. Vì thế, câu phủ định có từ không sẽ thích hợp với tình huống truyện.

 

3. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (Ngô gia văn phái), trong đó có sử dụng câu khẳng định được thể hiện dưới hình thức “phủ định của phủ định”.

Trả lời: 

Nhắc đến những vị tướng kì tài, dùng binh như thần của Việt Nam không thể không nhắc đến Nguyễn Huệ. Trong tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh (Ngô gia văn phái), hình ảnh Quang Trung hiện lên là một  vị tướng  dùng kì mưu tài, trí dũng vô song. Quang Trung đã tự mình dẫn quân  tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược, xây nên Gò Đống Đa lịch sử bất tử. Hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã để lại trong tâm hồn ta bao ấn tượng không phai mờ.

 

Câu 2: Những câu sau đây có phải câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương.

  1. a) Đẹp gì mà đẹp!
  2. b) Làm gì có chuyện đó!
  3. c) Bài thơ này mà hay à!
  4. d) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng.

Trả lời:

Các câu đã cho không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định, nhưng được biểu thị ý phủ định.

Đặt câu có ý nghĩa tương đương:

– Các câu đã cho biểu thị ý nghĩa phản bác:

  1. a) Không đẹp!
  2. b) Không có chuyện đó!
  3. c) Bài thơ này không hay!
  4. d) Tôi cũng chẳng sung sướng hơn.

 

Câu 3: Phân biệt câu phủ định bác bỏ và câu phủ định miêu tả?

Trả lời:

- Dựa vào vị trí để phân biệt: câu phủ định bác bỏ bao giờ cũng phải đứng sau một ý kiến, nhận định nào đó đưa ra trước đó. Vì vậy, câu phủ định bác bỏ thường sẽ không đứng ở đầu câu.

- Dựa vào hoàn cảnh để phân biệt: nhiều trường hợp chúng ta không thể dựa vào dấu hiệu hình thức để phân biệt thì cần dựa vào hoàn cảnh cụ thể để biết được đó là phủ định miêu tả hay phủ định bác bỏ

Ví dụ: “Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mỏng bụng ra rồi còn đói gì nữa”.

- Dựa vào ý nghĩ của chị Dậu là các con đang đói, nhưng cái Tí đã bác bỏ ý kiến của chị Dậu là chúng con không có đói.

 

Câu 4: Chuyển các câu sau thành câu phủ định?

  1. Hôm qua, mẹ ở nhà.
  2. Trong giờ Toán, Hoa rất trật tự.
  3. Cô ấy rất đẹp.
  4. Anh ấy đi xe cẩn thận

Trả lời: 

Câu

Câu phủ định

a. Hôm qua, mẹ ở nhà.

Hôm qua, mẹ không đi đâu cả.

b. Trong giờ Toán, Hoa rất trật tự.

Trong giờ Toán, Hoa không nói chuyện riêng.

c. Cô ấy rất đẹp.

Cô ấy không xấu.

d. Anh ấy đi xe cẩn thận

Anh ấy đi xe không ẩu.



4. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Phân tích giá trị của những từ phủ định trong các ví dụ sau:

  1. Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

   Mênh mông không một chuyến đò ngang

   Không cầu gợi chút niềm thân mật

   Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

(Tràng Giang – Huy Cận)

  1. Đêm nào, anh chẳngnhớ em.
  2. Chờ mãi anh sang anh chảsang

   Thế mà hôm nọ hát bên làng

   Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

   Ðể cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!

(Mưa xuân – Nguyễn Bính)

  1. Mình em lầm lũi trên đường về

       Có ngắn gì đâu một dải đê!

(Mưa xuân – Nguyễn Bính)

Trả lời:

  1. Phủ định không đò, không cầu
  2. Khẳng định nỗi nhớ của chàng trai với cô gái
  3. Lời giận hờn dịu dàng
  4. Lời trách cứ, giận hờn



=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 8 TH tiếng Việt: Câu khẳng định và câu phủ định

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay