Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 3: Văn bản thông tin (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 3: Văn bản thông tin (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 3. VĂN BẢN THÔNG TIN (PHẦN 1)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác giả: Mơ Kiều

- Văn bản lấy từ website: khbvptr.vn (02/11/2020)

- Thể loại: văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên

- Nội dung: Văn bản trình bày những thông tin cơ bản về hiện tượng lũ lụt trên ba bình diện là khái niệm, nguyên nhân và tác hại.

Câu 2: Hãy xác định bố cục của văn bản “Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại”. Dựa vào đâu để xác định bố cục văn bản này? Đánh số thứ tự hay kí hiệu cho các phần trong bài hoặc trình bày bố cục ấy theo một sơ đồ.

Trả lời:

Ta có thể dựa vào các đề mục in đậm để dễ dàng xác định được bố cục của văn bản này:

  1. Lũ lụt là gì?
  2. Nguyên nhân gây ra lũ lụt

2.1. Do bão hoặc triều cường

2.2. Do hiện tượng mưa lớn kéo dài

2.3. Do các thảm hoạ sóng thần, thuỷ triều

2.4. Do sự tác động của con người

  1. Tác hại của lũ lụt

3.1. Gây thiệt hại về vật chất

3.2. Gây thương vong về con người

3.3. Tác động xấu đến môi trường nước

3.4. Là nguyên nhân của nhiều mầm bệnh

3.5. Ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế địa phương, đất nước

Câu 3: Tại sao lũ lụt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế địa phương, đất nước?

Trả lời:

Vì khi lũ lụt xảy ra có thể gây ra các vấn đề sau:

- Làm giảm tức thời các hoạt động du lịch

- Người dân không thể tăng gia sản xuất, đẩy mạnh việc làm

- Lũ lụt gây ra thiệt hại về tiền của, con người, làm chất lượng môi trường suy giảm

Câu 4: Hãy nêu những điềm báo khi thấy sao băng rơi.

Trả lời:

Theo văn bản, những điềm báo khi thấy sao băng rơi:

- Điềm gở: Có ai đó đã chết hoặc có một hiện tượng nào đó không hay xảy ra

- Điềm lành: Tượng trưng cho tình yêu đôi lứa

- Không báo hiệu gì: Theo quan điểm khoa học

Câu 5: Hình ảnh trong văn bản “Sao băng” được gọi là phương tiện gì? Nó có tác dụng gì?

Trả lời:

- Hình ảnh trong văn bản được gọi là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

- Hình ảnh này minh hoạ mưa sao băng, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung văn bản.

Câu 6: Hãy chỉ ra đặc điểm của đoạn văn song song trong đoạn văn sau:

“Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội.”

Trả lời:

Đoạn văn có ba câu, mỗi câu nêu một điều cần làm để đáp ứng quyền lợi của trẻ em. Mặc dù không có câu chủ đề, nhưng tất cả các câu trong đoạn cùng thể hiện một chủ đề: trách nhiệm đối với trẻ em.

Câu 7: Hãy chỉ ra đặc điểm của đoạn văn phối hợp trong đoạn văn sau:

“Bị cười, không phải mọi người đều phản ứng giống nhau. Có người tỏ thái độ mặc kệ, bất cần, ai cười, người ấy nghe. Có người, nhân bị thiên hạ cười mà nghiêm túc soi xét bản thân, lặng lẽ sửa mình. Nhưng cũng có những người, bị tiếng cười của đám đông nhằm tới, do thiếu bản lĩnh, nên hoảng hốt, lo âu và tưởng rằng khiếm khuyết của mình là rất nghiêm trọng. Rơi vào bế tắc, họ tìm lối thoát trong hành vi tiêu cực. Như vậy, sự cười nhạo chẳng phải đã vô tình làm hại người ta đó sao?”

Trả lời:

Đoạn văn trên có câu mở đầu (“Bị cười … giống nhau”) nêu chủ đề của đoạn: mọi người sẽ có phản ứng khác nhau khi bị chê cười. Bốn câu tiếp nêu các kiểu phản ứng cụ thể. Câu cuối đoạn (“Như vậy … đó sao?”) khái quát tác hại của sự cười nhạo đối với con người.

Câu 8: Nhan đề “Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI” đã nêu được nội dung chính nào của văn bản?

Trả lời:

- Nhan đề đã nêu được một nội dung chính của văn bản là: Tình trạng nước biển dâng là vấn đề khó mà nhân loại cần phải giải quyết trong thế kỉ XXI nếu không muốn tác hại của nó ngày càng trầm trọng hơn.

Câu 9: Chỉ ra cách trình bày (kênh chữ, kênh hình) và cách triển khai ý tưởng, thông tin trong văn bản “Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI”. Phân tích hiệu quả của cách trình bày và triển khai ấy.

Trả lời:

Cách trình bày kênh chữ và kênh hình của văn bản:

- Văn bản được xây dựng theo bố cục ba phần: mỗi phần có một đề mục in đậm ở đầu nêu ra nội dung của phần đó. Mỗi đoạn sau đó là một ý.

- Kênh hình là biểu đồ nước biển dâng, được lồng vào kênh chữ.

Cách triển khai ý tưởng, thông tin trong văn bản: Văn bản được triển khai theo phong cách khoa học (làm rõ tình trạng, nguyên nhân, hậu quả,…) kết hợp các cách trình bày như dùng quan hệ nguyên nhân – kết quả, trình bày theo mức độ quan trọng (để ý nói về nước biển dâng do biến đổi khí hậu ở cuối), so sánh đối chiếu (so sánh tác nhân thuỷ triều, bão,… với biến đổi khí hậu), sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ bổ trợ,…

=> Hiệu quả: giúp người đọc hình dung rõ ràng hơn về vấn đề được nói đến.

Câu 10: Hãy chỉ ra các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI

Trả lời:

- Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là biểu đồ và số liệu. Tác dụng: giúp người đọc hình dung rõ hơn về vấn đề, tăng tính thuyết phục của văn bản.

Câu 11: Đặc điểm của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên được thể hiện như thế nào ở văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI?

Trả lời:

- Vấn đề được trình bày ở văn bản là về nước biển dâng, một hiện tượng tự nhiên.

- Văn bản đã nêu lên và trả lời những câu hỏi như: Tình trạng nước biển dâng đang diễn ra như thế nào? Nguyên nhân nào khiến cho nước biển dâng? Lượng nước biển dâng trong một khoảng thời gian là bao nhiêu?,…

Câu 12: Dựa vào nội dung văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI để lí giải: Tại sao hiện tượng “nước biển dâng” lại được coi là “bài toán khó”?

Trả lời:

- Theo văn bản, lượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu là vĩnh viễn và không thể hạ thấp được. Tình trạng đó tiếp diễn trong dài hạn sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực ven biển trong khi đó chúng ta không có cách nào để giải quyết triệt để vì thế nên hiện tượng “nước biển dâng” trở thành một “bài toán khó”.

Câu 13: Người viết đã chọn những cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản “Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại”? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của cách triển khai ấy và hiệu quả của nó.

Trả lời:

Cách mà tác giả đã dùng để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản:

- Áp dụng cách triển khai thông dụng khi trình bày về một vấn đề gây hại: đi từ khái niệm, nguyên nhân rồi đến tác hại.

- Sử dụng cách phân chia nội dung: ở các phần, tác giả đều có sự phân loại rõ ràng. Ví dụ ở phần Nguyên nhân, tác giả đã phân chia ra nhiều nguyên nhân và trình bày chi tiết về mỗi nguyên nhân thành một phần nhỏ.

Câu 14: Các nội dung trong văn bản “Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại” đã làm sáng tỏ mục đích của văn bản như thế nào?

Trả lời:

- Mục đích của văn bản là trình bày các thông tin cơ bản về khái niệm, nguyên nhân và tác hại của lũ lụt.

- Văn bản đã làm sáng tỏ mục đích đó bằng một bố cục hợp lí, các thông tin đưa ra rõ ràng, dễ hiểu, khách quan, giúp người đọc dễ dàng hình dung được vấn đề.

Câu 15: Hãy nêu chức năng của các kiểu tổ chức đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, song song và phối hợp.

Trả lời:

- Diễn dịch, quy nạp là hai kiểu tổ chức đoạn văn khác nhau, nhưng đều đáp ứng yêu cầu cơ bản của một đoạn văn: thể hiện rõ chủ đề.

- Do có câu chủ đề, việc tiếp nhận nội dung đoạn văn trở nên thuận lợi hơn, dù câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn (diễn dịch) hay ở cuối đoạn (quy nạp).

– Đoạn văn song song tuy không có câu chủ đề, nhưng nội dung của cả đoạn vẫn thống nhất. Kiểu đoạn văn song song rất phù hợp với việc trình bày các thông tin khách quan, không hàm chứa sự đánh giá chủ quan của người viết. Kết luận thế nào là do người đọc tự suy nghĩ và rút ra.

– Đoạn văn phối hợp có cấu trúc rất chặt theo kiểu tổng hợp – phân tích – tổng hợp. Câu đầu và câu cuối đoạn đều là câu chủ đề. Kiểu đoạn văn này rất phù hợp với việc khẳng định chắc chắn điều mà người viết cho là chân lí.

Câu 16: Hãy sắp xếp các câu sau đây thành đoạn văn diễn dịch, sau đó sắp xếp lại thành đoạn văn quy nạp và cho biết dựa vào cơ sở nào mà em sắp xếp như vậy.

(1) Một cô Tấm (trong truyện “Tấm Cám") bao lần bị hại, cuối cùng vẫn được làm hoàng hậu, nhưng mụ dì ghẻ và Cám - những kẻ lắm mưu mô tàn ác thì bị trừng phạt đích đáng.

(2) Một Thạch Sanh (truyện "Thạch Sanh") chất phác, thật bụng tin người, dẫu trải qua bao khổ nạn, oan khuất rồi đến lúc cũng cưới được công chúa và lên ngôi, còn Lý Thông lừa lọc, xảo trá thì trời đất không dung tha.

(3) Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo là ước mơ công bằng được nhân dân gửi gắm vào truyện cổ tích.

(4) Một người em (truyện “Cây khế”) thật thà, hiền lành, bị anh đối xử bất công, ai ngờ cuộc sống về sau lại giàu sang, hạnh phúc, trong khi người anh tham lam thì bỏ mạng giữa biển khơi.

Trả lời:

- Trình tự sắp xếp để có đoạn văn diễn dịch: (3), (1), (2), (4).

- Trình tự sắp xếp để có đoạn văn quy nạp: (1), (2), (4), (3)

- Cơ sở của sự sắp xếp là:

+ Câu (3) có tính chất của câu chủ để, thể hiện lập luận, ý tưởng khái quát.

+ Các câu (1), (2), (4) có tính chất là lí lẽ, dẫn chững và có sự đồng đều về chức năng với nhau nhưng khác với câu (3).

Câu 17: Đoạn văn dưới đây được tổ chức theo kiểu nào? Vì sao em cho là như vậy?

“Hiện nay, tại một số địa phương, người dân đã hưởng ứng “lối sống xanh” bằng những hành động thiết thực như tiết kiệm điện, nước, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Bên cạnh những hoạt động đó, việc buôn bán và sử dụng thực phẩm an toàn, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, ngăn chặn những hành vi làm ô nhiễm môi trường... cũng dần được mọi người chú ý thực hiện tích cực hơn. Tóm lại, “lối sống xanh” góp phần nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường xung quanh và ngày càng được nhiều người lựa chọn.”

Trả lời:

Đây là đoạn văn quy nạp vì:

- Đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát: ở đây các ý nhỏ là những hành động nhằm bảo vệ môi trường, ý lớn là câu chủ đề.

- Câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn.

Câu 18: Xác định kiểu đoạn văn của những trường hợp sau. Phân tích tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn đó.

“Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là “Binh thư yếu lược”. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.”

Trả lời:

Đoạn văn trên đây là đoạn văn song song.

è Cách tổ chức kiểu này đảm bảo sự duy trì chủ đề thống nhất, không định hướng người đọc vào một quan điểm cụ thể nào. Kết luận thế nào là do người đọc tự suy nghĩ và rút ra. Ở trong đoạn văn, các binh sĩ sẽ tự suy ngẫm và rút ra quyết định của mình.

Câu 19: Xác định kiểu đoạn văn của những trường hợp sau. Phân tích tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn đó.

“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyền đất ruộng cho Chính phủ,... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”

Trả lời:

Đoạn văn trên là đoạn văn phối hợp:

è Cách tổ chức kiểu này nêu ra quan điểm ở đầu rồi chứng minh ở các câu sau, cuối cùng là chốt một câu kết. Trong đoạn văn: câu đầu đưa ra nhận định là đồng bào ta ngày nay yêu nước, tiếp đó là hàng loạt dẫn chứng rồi đến câu cuối là chốt lại vấn đề nêu ở câu đầu. Điều đó có tác dụng trong việc khẳng định quan điểm của người viết.

Câu 20: Hãy tóm tắt nội dung văn bản “Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI”

Trả lời:

  1. Thay đổi mực nước biển và nguyên nhân

- Biển có vai trò quan trọng đối với con người từ trước tới nay nên chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của chúng ta.

- Mực nước biển không phẳng lặng mày thay đổi liên tục. Thuỷ triều hay nước dâng do gió và bão dễ quan sát được bằng mắt thường còn sự thay đổi mực nước bởi tác động của khí hậu tương đối khó nhận biết.

- Thuỷ triều là yếu tố có dao động lớn và tác động thường xuyên nhất đến sự thay đổi của mực nước biển.

- Bên cạnh thuỷ triều, mực nước biển còn bị ảnh hưởng bởi tác động của khối không khí trên mặt biển, đặc biệt là gió.

- Các thiên tai như bão, áp thấp thiệt đới, sóng thần khiến nước biển dâng cao trong ngắn hạn.

- Mực nước biển cũng có thể bị thay đổi bởi các loại gió yếu hơn gió mạnh của bão, ví dụ như gió mùa Đông Bắc. Dao động của thuỷ triều và gió mùa diễn ra đều đặn hằng năm với sự thay đổi không đáng kể.

- Nước biển dâng do biến đổi khí hậu diễn ra âm thầm hơn. Sự dâng lên của mực nước biển theo cách này rất nhỏ nhưng sẽ trở nên đáng kể trong dài hạn. Vấn đề cốt yếu ở đây là lượng tăng lên này không giảm đi được, khác với sự dâng lên do thuỷ triều hay bão. Điều đó sẽ tác động xấu đến các thành phố ven biển.

- Cách biển đổi khí hậu làm cho nước biển dâng: do băng tan ở hai cực, do hiện tượng dãn nở nhiệt của nước biển,…

  1. Mực nước biển sẽ dâng bao nhiêu?

- Theo tính toán của các nhà khoa học, mực nước biển toàn cầu đã dâng lên 20 cm từ thời kì cách mạng công nghiệp lần thứ nhất cho đến nay.

- Nước biển dâng bao nhiêu trong dài hạn chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ ấm lên toàn cầu nhanh hay chậm.

- Mực nước biển dâng ở các giai đoạn khác nhau là không đồng đều. Mực nước biển dâng trong những năm gần đây là điều đáng nói vì nó tăng ngày càng nhanh.

- Theo kịch bản xấu nhất, nước biển trên Trái Đất sẽ tăng mạnh dù cho chúng ta có chấm dứt các hoạt động gây biến đổi khí hậu.

  1. Lời kết

- Biến đổi khí hậu xuất phát từ các cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho mực nước biển dâng nhanh, khó có thể kiểm soát. Nếu chúng ta không tìm được lời giải cho bài toàn này thì nhân loại sẽ đối mặt với những hậu quả khôn lường.

Câu 21: Hãy chỉ ra cách triển khai của sapo.

Trả lời:

- Sapo là đoạn in đậm đầu văn bản.

- Cách triển khai sapo của văn bản này: khái quát vấn đề đang diễn ra trong 1, 2 câu rồi đưa câu có tính khơi gợi người đọc.

Câu 22: “Bằng cách kết hợp nhiều nguồn dữ liệu mực nước đo tại trạm thuỷ triều, từ vệ tinh và những quan sát khác với việc phân tích tinh vi, các nhà khoa học đã tái xây dựng nhiều bản đồ mực nước trung bình của Trái Đất. Các thảo luận do Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) chủ trì đã đưa đến một đánh giá tương đối thống nhất và toàn diện. Theo đó, trong báo cáo đánh giá khoa học mới nhất của IPCC, mực nước biển toàn cầu đã dâng lên hơn 20 xăng-ti-mét từ thời kì cách mạng công nghiệp lần thứ nhất) cho đến nay.”

Đoạn văn trên đây được viết theo cách nào?

Trả lời:

Đây là đoạn văn song hành. Không có câu nào thực sự là câu chủ đề.

Câu 23: Hãy chỉ ra cách triển khai thông tin trong phần “Thấy sao băng rơi là điềm gì?”.

Trả lời:

- Cách triển khai trong phần này chủ yếu là dùng quan hệ nguyên nhân – kết quả. Điều đó được thể hiện qua việc đưa ra các câu hỏi “Vì sao”? rồi đưa ra câu trả lời.

Câu 24: “Tâm điểm của các cơn mưa sao băng nằm trên bầu trời. Do đó, nếu muốn xem được cơn mưa sao băng hoàn hảo, bạn cần xác định hướng của các chòm sao. Những nơi có thể nhìn được chòm sao thì có thể dễ quan sát mưa sao băng hơn. Những nơi gần xích đạo Trái Đất sẽ dễ nhìn thấy sao băng nhất. Càng dần về hai cực, việc quan sát hiện tượng mưa sao băng càng khó khăn.”

Đoạn văn trên là kiểu đoạn văn gì?

Trả lời:

- Đây là đoạn văn quy nạp. Câu cuối của đoạn là câu chủ đề.

Câu 25: Sao băng và mưa sao băng khác nhau như thế nào? Theo bài viết, vì sao có sao băng và mưa sao băng?

Trả lời:

- Sự khác nhau: Sao băng là một tia lửa thoáng qua trên bầu trời còn mưa sao băng là một chùm tia lửa ấy.

- Lí do có sao băng và mưa sao băng: Sao chổi là nguyên nhân chính xuất hiện mưa sao băng. Sao chổi gồm băng, bụi và đá di chuyển quanh Mặt Trời với quỹ đạo hình hypebol hoặc elip dẹt. Khi chuyển động đến gần Mặt Trời, nó sẽ bị tan ra tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Nếu một ngôi sao chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ mưa sao băng.

Câu 26: Đoạn sapo trong văn bản “Sao băng” có tác dụng gì?

Trả lời:

- Đoạn sapo là đoạn in đậm ở đầu văn bản.

- Đoạn sapo trong văn bản này có tính chất khơi gợi kích thích, sự tò mò của người đọc. Điều đó được thể hiện qua những câu hỏi mà mọi người thường quan tâm về sao băng: “Vậy bạn có thực sự biết sao băng là gì?”, “Chúng xuất hiện từ đâu ngoài vũ trụ bao là?”,..

Câu 27: Hãy nhận xét về ngôn ngữ của văn bản “Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại”

Trả lời:

- Ngôn ngữ trong văn bản mang tính khoa học nhằm trình bày thông tin một cách khách quan, chuẩn xác. Ngôn từ không có tính biểu cảm hay tính nghệ thuật. Ta có thể nhận thấy điều đó qua qua các khái niệm, thuật ngữ; qua cách diễn đạt nhằm trình bày thông tin, dữ kiện; qua việc phân chia bố cục rõ ràng,…

Câu 28: “(1) Bão và triều cường xảy ra tạo nên lượng nước lũ lớn, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất khiến cho đất dâng lên làm tràn ngập nước vùng ven biển. (2) Đó là lí do tại sao ở vùng biển, người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê để hạn chế triều cường, hạn chế tình trạng thiệt hại do lũ lụt gây nên.”

Hãy chỉ ra cách triển khai thông tin trong đoạn trên.

Trả lời:

- Đoạn văn được triển khai theo quan hệ nguyên nhân – kết quả: (1) nêu lên nguyên nhân, (2) đưa ra kết quả.

Câu 29: Hãy viết một đoạn văn song song và một đoạn văn phối hợp theo chủ đề tự chọn.

Trả lời:

Đoạn văn song song tham khảo:

Mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng (như ở các vùng đồng bằng thuộc miền Trung nước ta) khiến cho nước trên các con sông không kịp thoát, gây ra ngập úng. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài còn hình thành nên các cơn lũ quét, lũ ống gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của.

Đoạn văn phối hợp tham khảo:

Không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà lũ lụt còn gây thiệt hại cả về con người, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Điển hình là lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc năm 1911 đã khiến cho 100 000 người chết, hay lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho 594 người chết và hơn 100 000 người bị thương nặng. Như vậy, có thể thấy lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người.

Câu 30: Các đoạn văn sau đây sai ở chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng.

  1. a) Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn là một đứa trẻ thông minh nhưng ngỗ ngược. Ngày đi học, Lê Quý Đôn đã có ý thức tìm tòi, nghiên cứu, phê phán những điểm phản khoa học thường được tôn sùng thời bấy giờ. Ông thường tham gia bình văn cùng những người lớn tuổi. Không ai dám coi thường "chú học nhãi ranh" học nhiều biết rộng ấy.
  2. b) Cư dân Văn Lang rất ưa ca hát, nhảy múa. Họ hát trong những đêm trăng hoặc ngày hội. Họ còn hát trong những lúc chèo thuyền, săn bắn. Những nhạc cụ đệm cho những điệu hát thường là trống đồng, khèn, sáo, công....

Trả lời:

  1. a) Câu chủ đề nêu hai nét về phẩm chất và tính cách của Lê Quý Đôn lúc còn trẻ: thông minh, ngỗ ngược. Tuy nhiên, đoạn văn mới triển khai được ý nói về sự thông minh còn ý nói về tính ngỗ ngược chưa được chú ý.

è Để đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung, em cần viết thêm một số câu thể hiện tính ngỗ ngược của Lê Quý Đôn lúc còn bé. Nếu thấy khó tìm nội dung em có thể cắt bớt nội dung của câu chủ đề.

  1. b) Câu chủ đề nêu hai đặc điểm của người dân Văn Lang: ưa ca hát và nhảy múa. Các câu triển khai mới nói được nội dung ưa ca hát. Đoạn văn còn thiếu ý.

è Em hãy thêm một số câu để nói rõ cư dân Văn Lang yêu nhảy múa như thế nào.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay