Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 4: Hài kịch và truyện cười (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 4: Hài kịch và truyện cười (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 4. HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI (PHẦN 2)

Câu 1: Cho biết nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm trong các trường hợp sau:

Chập chập rồi lại cheng cheng

Con gà sống lớn để riêng cho thầy.

  1. Ông Jourdain: Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi.

Phó may:               Ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu.

Ông Jourdain:       Lại còn phải bảo cái đó à?

Phó may:               Vâng, phải bảo chứ. Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả.

Trả lời:

  1. a) Nghĩa hàm ẩn của câu in đậm là: người xem bói muốn thầy bói cho thì phải trả công cho thầy bằng những thứ giá trị.
  2. b) Nghĩa hàm ẩn của câu in đậm là: kiểu may thế này (may hoa ngược) mới là đúng chuẩn.

Câu 2: Xác định nghĩa hàm ẩn của các câu tục ngữ dưới đây:

Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước, hôm sau người cười.

  1. Lời nói gói vàng.
  2. Lưỡi sắc hơn gươm.

Trả lời:

  1. a) Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ là: đừng nên cười nhạo, chế giễu một ai đó quá đáng vì sau này ta cũng có thể rơi vào hoàn cảnh như vậy.
  2. b) Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ là: nếu chúng ta nói ra được những lời nói hay, bổ ích thì nó sẽ có giá trị như ngàn vàng.
  3. c) Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ là: chỉ lời nói độc địa.

Câu 3: Đọc đoạn trích sau từ truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và trả lời câu hỏi:

Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

– Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

– Cơm chín rồi!

Anh cũng không quay lại.

Câu hỏi: Trong hai câu nói của con bé, câu nào có chứa hàm ý? Hàm ý đó là gì? Vì sao con bé phải dùng hàm ý?

Trả lời:

- Trong hai câu của con bé nói với ba nó, chỉ có câu “Cơm chín rồi!” là có chứa hàm ý, hàm ý đó chính là nội dung đã được đưa ra trong lời nói ban đầu của nó: mời anh Sáu vào ăn cơm. Con bé phải dùng một câu có hàm ý vì nói trống không thì anh Sáu giả vờ không hiểu, còn nó thì không muốn gọi anh Sáu là ba.

Câu 4: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Cái kính” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác giả: A-dít Nê-xin

- Văn bản là một truyện trong tập sách “Những người thích đùa”.

- Thể loại: truyện cười

- Nội dung: Truyện kể về một người đàn ông trung niên nghe theo lời người bạn của mình là phải có kính nếu không sẽ hỏng mắt nên đã đi hết bác sĩ này đến bác sĩ khác để khám mắt và cắt kính nhưng vấn đề vẫn không thể giải quyết được. Chỉ đến khi ông ta vô tình ngã cầu thang khiến mắt kính bay mất, ông ta mới nhận ra là mình không cần có kính và mắt mình cũng không sao. Qua câu chuyện, tác giả phê phán kiểu người mắc bệnh tưởng.

Câu 5: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả A-dít Nê-xin

Trả lời:

- Aziz Nesin (tên khai sinh là Mehmet Nusret; 20 tháng 12 năm 1915 - 6 tháng 7 năm 1995) là một nhà văn châm biếm được ngưỡng mộ ở Thổ Nhĩ Kỳ và là tác giả của hơn 100 cuốn sách.

- Trong cuộc đời ông, ngoài làm văn, ông có tham gia hoạt động từ thiện, hoạt động chính trị.

- Các tựa sách nổi tiếng: Những người thích đùa, Cầu thủ bóng đá, Con cái chúng ta giỏi thật!

Câu 6: Hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của thể loại truyện cười.

Trả lời:

- Truyện cười là một thể loại truyện chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để giải trí hoặc châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Có truyện cười dân gian và truyện cười hiện đại.

- Truyện cười thường ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật.

- Nhân vật, ngôn ngữ và các thủ pháp trào phúng trong truyện cười cũng có những điểm giống như trong hài kịch. Nhân vật thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm. Hành động của nhân vật mâu thuẫn với phẩm chất, vì vậy trở nên lố bịch, hài hước. Lời thoại thường là ngôn ngữ phóng đại, gây cười. Thủ pháp trào phúng (biện pháp tạo ra tiếng cười) chủ yếu là nghệ thuật phóng đại (nói quá, cường điệu).

- Bối cảnh của truyện cười thường là các tình huống mâu thuẫn giữa thật và giả, nội dung và hình thức, bên trong và bên ngoài,...; kết thúc truyện cười thường bất ngờ.

 

Câu 7: “Truyện cười thường ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật.”. Em hãy làm sáng tỏ nhận xét vừa nêu bằng truyện “Thi nói khoác”.

Trả lời:

- Truyện cười thường ngắn gọn: dung lượng của truyện “Thi nói khoác” chỉ có một trang giấy, ngắn hơn nhiều so với các văn bản truyện, kịch.

- Truyện cười thường có cốt truyện đơn giản, ít nhân vật: Truyện “Thi nói khoác” chỉ có năm nhân vật, mỗi nhân vật chỉ nói một hai câu, cốt truyện chỉ đơn giản là từng người nói khoác.

Câu 8: Tại sao có thể nói: Nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý “nói lỡm” ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba?

Trả lời:

Vì ông quan thứ hai và ông quan thứ tư không đưa ra lời nói khoác mới, khác biệt hoàn toàn mà dùng chính cái sự vật được ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba bịa ra để xây dựng nên lời nói khoác của mình nhằm đá đểu hai ông này:

- Ông quan thứ nhất nói khoác là có một con trâu rất to. Ông quan thứ hai nói khoác về cái dây thừng. Dây thừng ở đây ý là dây thừng buộc mũi trâu.

- Ông quan thứ ba nói khoác là có một cây cầu rất dài. Ông quan thứ tư nói khoác về một cái cây rất cao. Cây ở đây ý là để làm cái cầu kia.

=> Cách nói của ông thứ hai và thứ tư thể hiện sự “trên cơ” so với hai ông kia.

Câu 9: Kết thúc truyện có gì bất ngờ?

Trả lời:

- Một sự việc mà các ông quan không nghĩ tới xảy ra: tên lính canh giả lời quan lớn nói khoác để hù doạ mấy ông quan, khiến các ông một phen hú vía.

- Việc các ông quan “sợ run cầm cập, ngơ ngác nhìn trước nhìn sau” khi vô tình nghe thấy lời nói của quan lớn cũng cho ta thấy rằng những ông quan này là kiểu quan tham, sợ quyền thế nên chỉ một lời nói của quan to hơn mình cũng đủ khiến các ông khiếp hãi.

Câu 10: Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Jourdain, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của ông Jourdain và các nhân vật.

Trả lời:

- Chú thợ phụ quả là có cái mũi rất tinh, đánh hơi được miếng mồi béo bở: kẻ thích nịnh có cả một túi tiền to. Túi tiền ấy kích thích chú nghĩ ra cách khéo léo moi tiền của ông Jourdain. Chú tinh khôn leo thang từng nấc một, biết kiềm chế để cho kẻ hám danh kia có thời gian tận hưởng sung sướng, vì cứ sướng là lão lại thưởng tiền. Ông Jourdain không tiếc tiền vì đang khao khát danh vọng và dù có biết tỏng sự tôn vinh ấy là giả tạo đi chăng nữa thì lão vẫn cứ thích mê. Danh vọng ảo nhưng tiền bỏ ra mua lại là tiền thật. Chú thợ phụ chỉ cần tiền nên chẳng tội gì mà ngưng nịnh hót.

Câu 11: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Lưu Quang Vũ.

Trả lời:

Tham khảo:

- Lưu Quang Vũ (17 tháng 4 năm 1948 – 29 tháng 8 năm 1988) là một nhà soạn kịch,nhà đạo diễn sân khấu người Việt Nam.

- Lưu Quang Vũ sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ. Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.

- Từ 1965 đến 1970 ông nhập ngũ, phục vụ trong Quân chủng Phòng không-Không quân. Đây là thời kỳ thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ.

- Từ 1970 đến 1978: xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh, làm ở Xưởng Cao su Đường sắt do Tạ Đình Đề làm Giám đốc, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp-phích,...

- Từ 1978 đến 1988: Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ.

- Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng Việt Nam. Tác phẩm ông nổi bật lên từ những năm sau chiến tranh, đặc biệt là những năm 80. Ông đã từng sống những năm tháng tuổi trẻ trong chiến tranh, vào bộ đội chiến đấu và trở về sống trong một thời kỳ khó khăn của nước nhà: thời hậu chiến, kinh tế bao cấp với chồng chất khó khăn, cơ cực. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông. Với tuổi đời còn khá trẻ, 40 tuổi ông đã là tác giả của gần 50 vở kịch và hầu hết các vở kịch của ông đều được các đoàn kịch, chèo gây dựng thành công dưới sự chỉ đạo của nhiều đạo diễn nổi tiếng. Rất nhiều các tác phẩm của ông đã làm sôi động sân khấu Việt nam thời kỳ đó như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Bệnh sĩ, Khoảnh khắc và vô tận, Ông không phải bố tôi, Tôi và chúng ta, Tin ở hoa hồng, Nàng Sita, v.v. Vở kịch đầu tay "Sống mãi tuổi 17" được trao tặng Huy chương vàng Hội diễn sân khấu. Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000) về nghệ thuật sân khấu.

- Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao. Rất nhiều bài thơ của anh được bạn đọc yêu thích như: Và anh tồn tại, Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm sâu.... Ông còn là tác giả của nhiều truyện ngắn mang đậm phong cách riêng.

Câu 12: Quan sát văn bản và chỉ ra cách trình bày kịch bản có gì khác với cách trình bày một truyện ngắn, bài kí hoặc thơ. Nhận biết các chỉ dẫn sân khấu (các dòng chữ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn) và chức năng của các chỉ dẫn ấy.

Trả lời:

- Sự khác nhau về cách trình bày vở kịch với cách trình bày truyện ngắn, bài kí, bài thơ: Vở kịch phân tách mỗi lời nói của nhân vật thành một dòng, có ghi rõ ở đầu dòng tên nhân vật, không hình thành các đoạn văn ngoại trừ phần chỉ dẫn sân khấu nêu bối cảnh hoặc hoạt động. Trong khi đó, truyện ngắn hay kí thì trình bày thành các đoạn văn, lời thoại cũng được lồng ghép các đoạn văn; còn thơ thì trình bày thành các dòng với những đặc điểm hình thức khác biệt hoàn toàn.

- Các chỉ dẫn sân khấu trong văn bản:

+ Phần in nghiêng ở đầu văn bản: nêu lên bối cảnh, hoạt động ban đầu của Cảnh 1 trong vở kịch.

+ Phần in nghiêng sau đó: trình bày các hoạt động của nhân vật.

=> Chỉ dẫn sân khấu nhằm trình bày các thông tin không nằm trong hành động nói của nhân vật.

Câu 13: Hãy phân tích một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ ở văn bản “Đổi tên cho xã”.

Trả lời:

Một số đặc điểm hài kịch được thể hiện trong văn bản:

- Xung đột trong văn bản là mâu thuẫn giữa sự chân thực, thật thà với bệnh giả dối, ảo tưởng. Sự chân thực ở đây là thực tế của xã Cà Hạ: người dân trong xã hầu như chỉ quen với những công việc thôn quê, ít kiến thức, hiểu biết, không có học vấn để làm những công việc lớn lao. Bệnh giả dối, ảo tưởng ở đây là: ông Toàn Nha muốn đưa xã mình sang một trang sử mới, biến xã Cà Hạ thành một địa phương giàu có, hiện đại bậc nhất. Đó là điều không thể nào khi chính ông còn là người dốt nát nhưng lại sĩ diện.

- Nhân vật ông Toàn Nha trong văn bản không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm. Ông Toàn Nha kém hiểu biết, không nhận thức đúng tình trạng của xã mình nhưng lại luôn tỏ ra là mình giỏi giang, luôn nói những điều to tát, cao siêu, hiện đại, luôn mơ mộng, ảo tưởng.

- Thủ pháp trào phúng: nghệ thuật phóng đại. Trong văn bản, những lời phát biểu của ông chủ tịch xã đã được phóng đại lên nhiều lần bằng các lời lẽ hoa mĩ, sáo rỗng để người đọc thấy rõ bệnh khoa trương, hình thức đến mức giả dối, lố bịch

Câu 14: Đọc đoạn trích sau (Tắt đèn, Ngô Tất Tố) và trả lời câu hỏi.

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

– Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

– Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một "giây" nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

– Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc:

− U bán con thật đấy ư? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.

Câu hỏi:

  1. Nếu hàm ý của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
  2. Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?

Trả lời:

  1. a) Câu nói thứ nhất của chị Dậu có hàm ý là "Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con.". Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra.
  2. b) Câu nói thứ hai của chị Dậu có hàm ý là "Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.". Hàm ý này rõ hơn vì cái Tí không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất. Sự "giãy nảy" và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí "U bán con thật đấy ư?"cho thấy Tí đã hiểu ý mẹ.

Câu 15: Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh "hi vọng" với "con đường" trong các câu sau:

Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.

Trả lời:

Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.

Câu 16: Chỉ ra kết cấu chung của những đoạn đi khám bác sĩ.

Trả lời:

- Những đoạn nhân vật “tôi” đi khám bác sĩ có một kết cấu chung là: một người nào đó thấy “tôi” gặp vấn đề về mắt khuyên “tôi” đi khám một vị bác sĩ mà họ biết – “tôi” đi khám – bác sĩ chỉ ra và trách mắng người trước làm sai – “tôi” thay kính mới – “tôi không gặp vấn đề trước đó nhưng lại gặp một vấn đề khác”.

Câu 17: Em có nhận xét gì về các bác sĩ khám mắt và nhân vật “tôi” trong truyện cười “Cái kính”? Điều gì là sự thật và điều gì đã được phóng đại?

Trả lời:

Nhận xét về các nhân vật:

- Có sự tăng tiến về trình độ của các bác sĩ ở mỗi lần nhân vật “tôi” đi khám: đầu tiên là đốc tờ, rồi đến bác sĩ giỏi, giáo sư, bác sĩ tốt nghiệp ở Mỹ về, bác sĩ học ở Đức về.

- Các bác sĩ đều chỉ trích, chê bai người trước.

- Nhân vật “tôi”: mắc bệnh tưởng, dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói của người khác về mình

Sự thật và điều được phóng đại:

- Sự thật ở đây là:

+ Nhân vật “tôi” không làm sao

+ Bản thân các bác sĩ

- Điều được phóng đại:

+ Bệnh tình của nhân vật “tôi”

+ Việc đi khám của nhân vật “tôi” chỉ là do hoang tưởng

+ Trình độ của các bác sĩ bị biến thành thấp kém, dẫn đến chuyện mỗi người một kết quả, không phát hiện ra được căn bệnh thật sự của bệnh nhân.

Câu 18: Hãy trình bày một số hiểu biết của em về văn bản “Thi nói khoác” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác giả: không xác định, tác giả dân gian

- Thể loại: truyện cười

- Nội dung: Truyện kể về việc nói khoác của các ông quan và một tình huống nói khoác hù doạ bất ngờ của tên lính. Qua đó, truyện tạo ra tiếng cười cho người đọc.

Câu 19: Hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của thể loại truyện cười.

Trả lời:

- Truyện cười là một thể loại truyện chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để giải trí hoặc châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Có truyện cười dân gian và truyện cười hiện đại.

- Truyện cười thường ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật.

- Nhân vật, ngôn ngữ và các thủ pháp trào phúng trong truyện cười cũng có những điểm giống như trong hài kịch. Nhân vật thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm. Hành động của nhân vật mâu thuẫn với phẩm chất, vì vậy trở nên lố bịch, hài hước. Lời thoại thường là ngôn ngữ phóng đại, gây cười. Thủ pháp trào phúng (biện pháp tạo ra tiếng cười) chủ yếu là nghệ thuật phóng đại (nói quá, cường điệu).

- Bối cảnh của truyện cười thường là các tình huống mâu thuẫn giữa thật và giả, nội dung và hình thức, bên trong và bên ngoài,...; kết thúc truyện cười thường bất ngờ.

Câu 20: Điều gì khiến người đọc phải buồn cười qua câu chuyện “Thi nói khoác”?

Trả lời:

Khi đọc truyện này, người đọc có thể bật cười với:

- Câu nói khoác của các ông quan: Các câu nói khoác này gồm hai phần: phần đầu bịa ra sự vật gì đó khác thường, phần sau đưa thêm dẫn chứng. Ví dụ: câu nói của ông quan thứ nhất có phần đầu bịa ra con trâu to, phần thứ hai đưa ra dẫn chứng là nó liếm một cái hết cả sảo mạ. Câu của ông thứ nhất và thứ hai thì đơn giản còn câu của ông thứ ba và thứ tư thì thú vị hơn nhiều.

- Tình huống tên lính giả lời quan lớn nói khoác để hù doạ bốn ông quan này khiến các quan “sợ run cầm cập, ngơ ngác nhìn trước nhìn sau”.

Câu 21: Tại sao văn bản “Thi nói khoác” được coi là truyện cười dân gian?

Trả lời:

Văn bản này được coi là truyện cười dân gian vì:

- Bối cảnh của truyện là ở thời xưa: quan lại, lính canh, những sự quen thuộc thời xưa như con trâu, dây thừng, cây cầu bằng gỗ.

- Tác giả không xác định.

- Cốt truyện đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu.

Câu 22: Theo em, truyện “Cái kính” nêu lên và châm biếm, phê phán điều gì? Điều đó có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào?

Trả lời:

- Truyện này châm biếm, phê phán kiểu người mắc bệnh tưởng, dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói của người khác, nhưng thực tế thì không có vấn đề gì.

- Điều này có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay vì hiện tại có nhiều người dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói của người khác hay bởi nguồn thông tin bên ngoài khiến bản thân cảm thấy không an tâm, lo lắng mà trong khi thực tế thì không có vấn đề gì. Người mắc bệnh tưởng dễ tốn kém tiền của vào những việc không đâu.

Câu 23: Từ điển tiếng Việt giải nghĩa từ bệnh tưởng là “trạng thái tinh thần lo lắng do bị ám ảnh là mình đã mắc một bệnh nào đó, kì thật không phải”. Theo em, nhân vật “tôi” trong truyện “Cái kính” có mắc bệnh tưởng hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Nhân vật “tôi” trong truyện đúng là mắc bệnh tưởng. Ông bị ám ảnh rằng là mình gặp vấn đề về mắt nhưng thực tế thì không có chuyện đó.

Câu 24: Hãy tóm tắt nội dung của truyện “Cái kính”. Nội dung của truyện liên quan như thế nào đến tên tập sách “Những người thích đùa” của Nê-xin?

Trả lời:

- Tóm tắt: Có một người đàn ông trung niên một lần nọ được bạn mình khuyên nên đeo kính nếu không sẽ không nhìn thấy gì. Từ đó trở đi, đôi mắt của ông bắt đầu gặp vấn đề. Cùng với mong muốn đeo kính từ lâu, ông đã đi khám mắt và cắt kính. Mỗi lẫn khám ông đều nhận được kết quả khác nhau, tuy vậy điểm chung là không có cái kính hay giải pháp của vị bác sĩ nào có thể giải quyết được vấn đề của ông. Một lần vô tình ông ngã cầu thang, kính mắt rơi ra. Ông đeo lại thì thấy rõ hơn nhiều nhưng sau đó mới biết là kính đã bị mất mắt kính.

=> Đây là một truyện gây cười nên nó có phần nào liên quan đến tên tập sách “Những người thích đùa”.

Câu 25: Nhân vật ông chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người nào trong xã hội? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.

Trả lời:

- Nhân vật ông chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người sĩ diện, háo danh nhưng bên trong chẳng có tí kiến thức hay suy nghĩ thực tế nào.

- Đặc điểm tính cách của nhân vật này trong văn bản:

+ Thông qua việc đổi tên xã và các phòng ban, ta có thấy rằng kiểu suy nghĩ của ông là chỉ cần thay đổi về mặt hình thức là mọi thứ sẽ đi lên. Cách đổi tên cho thấy ông hứng thú một cách mù quáng với những thứ ở những nơi là trung tâm, những nơi phát triển. Đây là kiểu tư duy không thực tế.

+ Ông Toàn Nha đưa ra những thay đổi không phù hợp về việc làm như: công việc của ông Độp chuyển từ đi tới tận nhà để hoạn sang phải mang con vật tới tận trụ sở để hoạn; dẹp bỏ những công việc mà ông coi là manh mún do ông Thình vốn phụ trách để chuyển sang làm pháo.

+ Đoạn so sánh mình và Văn Sửu với Nguyễn Trãi và Lê Lợi cho thấy ông chẳng có hiểu biết gì nhưng lại nói những điều cao sang.

+ Việc ông muốn đưa xã Cà Hạ vươn lên giàu mạnh, hạnh phúc; gạt bỏ những điều cần thiết, thực tế của địa phương; đòi hỏi con mình trở thành nhà khoa học cho thấy ông là người sĩ diện, ảo tưởng.

Câu 26: Theo em, văn bản “Đổi tên cho xã” đã nêu lên và phê phán hiện tượng gì? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?

Trả lời:

- Văn bản đã nêu lên và phê phán hiện tượng sĩ diện, ảo tưởng, mơ mộng, hứng thú với những điều to tát trong khi kiến thức, năng lực để làm điều đó lại không có.

- Điều này còn ý nghĩa với cuộc sống hôm nay vì nhiều người trong xã hội vẫn đang mơ mộng, ảo tưởng về một tương lai rực rõ, chói loà trong khi kiến thức và năng lực thì yếu kém, không chịu nâng cao. Còn đối với bệnh sĩ thì bệnh này hiển hiện rất rõ ràng trong cuộc sống ngày nay, từ cả thành phố về miền quê. Ví dụ nhiều người cố phải xây được ngôi nhà của mình to hơn của người khác, muốn con của mình nhất định phải giỏi hơn con người khác,…

Câu 27: Bằng trải nghiệm của bản thân, em hãy nêu một số ý nói về tác hại của “bệnh sĩ” trong cuộc sống.

Trả lời:

Tham khảo:

- Thói sĩ diện hão thường đồng hành với sự giả tạo, khoe mẽ, hợm hĩnh, bảo thủ, giấu dốt, phù phiếm, lãng phí, là một đặc trưng phổ biến của xã hội tiểu nông. Những triệu chứng biểu hiện của thói sĩ diện hão trong xã hội là muôn hình, muôn vẻ. Thí dụ có biết bao gia đình nông dân nghèo túng thực sự, nhưng vẫn sẵn sàng vay mượn để mua sắm chi dùng cho những việc cưới xin, ma chay, giỗ tết sao cho bằng thiên hạ rồi sau đó phải kéo cày trả nợ, vất vả suốt đời. Vì thói sĩ diện hão mà có những thanh niên thường làm ra vẻ ta đây và thường có những hành vi “ngựa non háu đá” đua đòi, manh động để rồi chuốc lấy những kết cục đáng buồn.

- Cũng vì thói sĩ diện hão mà người ta khi ăn uống với bạn bè hay ở nơi công cộng thường để thừa thức ăn, nước uống ở bát đĩa, cốc chén để tỏ ra ta đây no đủ, lịch sự, mặc dù bản thân có khi vẫn còn đói, còn khát. Trong trường hợp này người ta thường biện bạch rằng kẻ ăn sạch đĩa, uống cạn cốc là kẻ hạ lưu nghèo hèn, không phải hạng sang trọng quý phái. Nhưng họ đã không biết rằng người Đức, người Anh, người Nhật và nhiều người dân các nước văn minh khác họ đâu có phải là những hạng hạ lưu nghèo hèn mà khi ăn uống là họ ăn bằng hết, uống bằng sạch. Thói sĩ diện hão cũng đã làm cho không ít người phải gồng mình, cúi mình trả giá để tìm kiếm cái danh, cái chức rồi để biến mình thành loại người “hữu danh vô thực”. Người làm lãnh đạo có thói sĩ diện hão thường hay ra oai, ra uy, khệnh khạng, quan cách, gia trưởng, hách dịch, bảo thủ giấu dốt, sợ nói ra điều mình chưa biết, chưa hiểu thì mất thể diện, uy tín giảm sút.

- Người có thói sĩ diện hão nếu có một chút chức quyền nhỏ nhoi hoặc được tham dự vào những công việc lớn lao thì thường tìm cách phô trương khoe mẽ cho bạn bè, bà con họ hàng thân thích biết vị trí, vai trò của mình là quan trọng. Hạng người này thường tỏ ra ta đây biết đủ chuyện trong nước, thế giới và cũng hay bóng gió khoe mình là bà con, người nhà, thân hữu với ông to, bà lớn nào đó theo kiểu “thấy người sang bắt quàng làm họ”.

- Tâm lý “con gà ganh nhau tiếng gáy” và “trưởng giả học làm sang”, thích cho thiên hạ khen nịnh là tâm lý đặc trưng chung của những người có thói sĩ diện hão. Từ tâm lý đó, người có thói sĩ diện hão thường tìm mọi cách thức, kể cả các thủ đoạn hạ lưu, hèn kém để đạt được mục tiêu của mình. Đây cũng là một thực tế giải thích vì sao trong xã hội ta hiện nay có không ít người giàu về tiền của, tài sản dư thừa mà nhân cách vẫn không thể sang trọng, cao quý.

Câu 28:  Theo em, truyện “Thi nói khoác” chủ yếu nhằm mục đích gì (mua vui hoặc châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội)?

Trả lời:

Hãy trả lời theo quan điểm của em.

Ví dụ:

- Truyện này không nhằm mục đích phê phán, đả kích thói nói khoác mà chỉ có tính chất mua vui vì các ông quan cũng không phải chịu hình phạt gì, tức là truyện không có mục đích răn dạy người đời điều gì. Hơn nữa nói khoác không phải là xấu. Bản thân chúng ta cũng thường xuyên nói khoác để cuộc nói chuyện trở nên vui vẻ.

Câu 29: Hãy nêu một số điểm khác biệt giữa truyện này (1) với truyện “Cái kính” (2) đã học.

Trả lời:

Ví dụ:

- (1) là truyện cười dân gian, (2) là truyện cười hiện đại

- (1) ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; (2) dài hơn, có tính ẩn ý, hơi khó hiểu.

- Đối lập thật – giả trong (1) chỉ nằm ở lời nói của nhân vật, đối lập này trong (2) nằm ở chính tính cách, suy nghĩ của nhân vật.

Câu 30: Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”

Trả lời:

Một số thủ pháp trào phúng trong đoạn trích là:

- Tạo tình huống kịch tính: thủ pháp này xuất hiện ở những chi tiết như chi tiết chiếc giày, chi tiết may hoa ngược, chi tiết nịnh nọt của đám thợ phụ.

- Dùng thủ pháp phóng đại: nhiều lời nói dối của phó may được cường điệu quá mức

- Dùng điệu bộ gây cười: hoạt động mặc áo.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay