Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 9: Nghị luận văn học (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 9: Nghị luận văn học (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 9. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (PHẦN 1)

Câu 1: Thành phần biệt lập là gì?

Trả lời:

Thành phần biệt lập được hiểu là các thành phần nằm trong một cấu trúc nhất định, nhưng nó lại không tham gia vào việc diễn đạt các ý nghĩa của câu. Mặt khác, thành phần biệt lập được nằm tách bạch hoàn toàn để thể hiện một ý kiến riêng nhưng cũng không phải là thừa thãi. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, đa số chúng ta thường sử dụng câu có thành phần biệt lập.

Thành phần biệt lập sẽ giúp cho câu tiếng Việt trở nên đặc biệt và nổi bật hơn, đồng thời giúp cho cách diễn đạt ý của người nói được rõ ràng và gây chú ý với người nghe hơn. Chính vì thế, chúng ta cần phải nhận biết và nêu rõ về chúng để sử dụng sao cho thống nhất.

Trong một câu có các thành phần mà không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu thì gọi là thành phần biệt lập trong câu.

 

Câu 2: Cho ví dụ về thành phần biệt lập.

Trả lời:

Ví dụ:

+ Ôi chao! Hôm nay cô ăn mặc lộng lẫy quá nhỉ?

+ Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này. (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long)

Câu 3: Nêu các chức năng của thành phần biệt lập và cho ví dụ?

Trả lời:

- Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. Thành phần này thường được biểu hiện bởi các từ, tổ hợp từ như: này, ơi, dạ, vâng, ừ, anh ơi, thưa ông,…Ví dụ: “Này, thầy nó ạ” (Kim Lân); “Vâng, tôi xin đi” (Nguyễn Công Hoan).

- Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên,…) của người nói. Thành phần này thường được biểu hiện bởi các từ, tổ hợp từ có nghĩa cảm thán như: a, ô, ồ, ô hay, ôi chào, ơ, ơ kìa, chao ôi, trời ơi…Ví dụ: “Ôi chào, sớm với muộn thì có ăn thua gì”. (Thạch Lam).

- Thành phần tình thái được dùng để biểu thị cách nhìn nhận, đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói đến trong câu. Thành phần tình thái thường được thể hiện bằng các từ: chắc, có lẽ, dường như, lẽ ra, quả là, không lẽ, chả nhẽ, chừng như, hình như, may sao, may ra, nhất định, thật ra,…Ví dụ: “Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại…” (Ngô Tất Tố).

- Thành phần chuyển tiếp được dùng để nêu lên một ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hay sau đó. Thành phần này thường được biểu hiện bởi các từ ngữ như: tóm lại, ấy thế mà, hơn nữa, ngoài ra, nhân đây, như đã nói trên, như vậy, nói cách khác, nói chung, trái lại, thì ra, trước hết, thứ đến, tiếp theo,…Ví dụ: “Như đã giải thích bên trên, mưa sao băng là do những ngôi sao chổi gây ra.” (Theo Hồng Nhung)

- Thành phần phụ chú được dùng để giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu. Khi nói, thành phần này thường được tách biệt về ngữ điệu, khi viết được đánh dấu bằng dấu phẩy hoặc dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. Ví dụ: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.” (Thanh Tịnh).

Câu 4: Em hãy nêu nội dung chính của bài Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

Trả lời:

Bài thơ là những dòng hồi tưởng về mẹ được tác giả mô tả đầy tình cảm, tươi vui và đẹp đẽ. Những hình ảnh như nắng mới cất tiếng reo vui, gà trưa gáy, áo đỏ mẹ đưa trước giậu phơi... đều đem lại cho người đọc những cảm xúc ấm áp và nhớ nhung. Điều này càng thể hiện tình yêu mẹ vô bờ bến của tác giả, cho thấy rằng tình mẫu tử là một giá trị vô giá trong cuộc sống.

Câu 5: Vấn đề trọng tâm mà bài Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh nêu lên là gì? Những yếu tố nào giúp người đọc có thể xác định nhanh vấn đề ấy?

Trả lời:

  • Vấn đề trọng tâm mà bài viết này nêu lên là làm rõ chi tiết nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư.
  • Nhan đề là yếu tố giúp người đọc có thể xác định nhanh vấn đề ấy.

Câu 6: Xác định nội dung chính của mỗi phần. Tính logic được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Phần 1: Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 2: Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 3: Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 4: Phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya.

- Phần 5: Sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya.

- Tính lô gích giữa các phần được thể hiện ở:

+ Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí (phân tích bài thơ theo trình tự các câu thơ) giúp người đọc dễ theo dõi, cảm nhận. Luận đề của văn bản được làm sáng tỏ, thuyết phục.

+ Các lí lẽ giải thích, làm rõ luận điểm, tăng sức thuyết phục, cho bài viết.

Câu 7: Tìm thành phần gọi - đáp, thành phần cảm thán trong các câu dưới đây. Nêu ý nghĩa của mỗi thành phần đó.

  1. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? (Nguyễn Thành Long)
  2. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. (Ngô Tất Tố)
  3. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. (Kim Lân)
  4. Trời ơi, chỉ còn có năm phút! (Nguyễn Thành Long)

Trả lời:

  1. Thành phần cảm thán: ơ. Bộc lộ cảm xúc của người nói.
  2. Thành phần gọi - đáp: Này. Duy trì quan hệ giao tiếp.
  3. Thành phần gọi - đáp: Thưa ông. Duy trì quan hệ giao tiếp.
  4. Thành phần cảm thán: Trời ơi. Bộc lộ cảm xúc của người nói.

Câu 8: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử dụng ít nhất một thành phần tình thái và một thành phần phụ chú. Chỉ ra thành phần tình thái và thành phần phụ chú được sử dụng trong đoạn văn đã viết.

Trả lời:

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) là truyện ngắn tôi yêu thích nhất vì truyện đã nói đến và nêu cao tình thương giữa người với người. Gió lạnh mùa đông đã đến, Sơn cùng chị Lan đi ra ngoài chơi. Đứng ở ngoài trời lạnh giá, bé Hiên chỉ phong phanh có chiếc áo rách. Hai chị em Sơn và Lan đã quyết định cho Hiên cái áo bông cũ. Về sau, mẹ Hiên đem trả áo. Dẫu vậy, mẹ Sơn vẫn cho mẹ Hiên mượn ít tiền để may áo cho con. Sơn và Lan tưởng như sẽ bị mẹ mắng, nhưng may sao, người mẹ chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và vẫn vô cùng yêu thương các con mình vì chúng đã có lòng nhân hậu.

Thành phần tình thái: may sao

Thành phần phụ chú: (Thạch Lam)

Câu 9: Tìm thành phần gọi – đáp trong các câu sau và cho biết thái độ của người nói đối với người nghe?

  1. a) – Việc gì thế, cụ?

- Ông giáo để tôi nói…Nó hơi dài dòng một tý.

- Vâng, cụ nói.

- Nó thế này, ông giáo ạ!

  1. b) Trang ơi,…không dự liên hoan được đâu, cả cắm trại nữa. Nhưng bạn đừng nói gì với lớp nhé. Mình….mình…bận.
  2. c) Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
  3. d) Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Trả lời:

  1. a) – Việc gì thế, cụ? (gọi – tạo quan hệ giao tiếp)

- Ông giáo để tôi nói…Nó hơi dài dòng một tý.

- Vâng, cụ nói. (đáp – duy trì quan hệ giao tiếp)

- Nó thế này, ông giáo ạ! (đáp – duy trì quan hệ giao tiếp)

  1. b) Trang ơi,…không dự liên hoan được đâu, cả cắm trại nữa. Nhưng bạn đừng nói gì với lớp nhé. Mình….mình…bận. (thể hiện thái độ thân mật bạn bè)
  2. c) Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không? (gọi)
  3. d) Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. (đáp)

Câu 10: Dựa vào nhan đề và các phần của văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc, hãy chỉ ra luận đề và những luận điểm được triển khai trong văn bản.

Trả lời:

- Luận đề: giá trị sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật tiềm ẩn trong tác phẩm Lão Hạc.

- Luận điểm: 

+ Nhà văn đã đưa hoạt động giao tiếp (câu chuyện giữa ông giáo và lão Hạc qua hai lần gặp gỡ trở thành đối tượng nhận thức và mô tả trực tiếp tính cách nhân vật;

+ Thông qua nội dung các cuộc trò chuyện ấy, tác giả đã gián tiếp thể hiện một tình thế lựa chọn của lão Hạc (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng).

 

Câu 11: Văn bản Chiều sâu của truyện Lão Hạc  được viết theo thể loại nào?

Trả lời:

Văn nghị luận

Câu 12: Xác định bố cục của bài Chiều sâu của truyện Lão Hạc. Nêu nội dung bố cục?

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu đến “một tình thế lựa chọn của Lão Hạc”: Đưa ra vấn đề nghị luận

- Phần 2: Từ “như chúng ta thấy” đến “từ điểm then chốt này”: Chứng minh vấn đề được đưa ra.

- Phần 3: Còn lại: Khẳng định vấn đề nghị luận.

Câu 13: Dựa vào nhan đề và các phần của văn bản, hãy chỉ ra luận đề và những luận điểm được triển khai trong văn bản.

Trả lời:

- Luận đề: giá trị sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật tiềm ẩn trong tác phẩm Lão Hạc.

- Luận điểm: 

+ Nhà văn đã đưa hoạt động giao tiếp (câu chuyện giữa ông giáo và lão Hạc qua hai lần gặp gỡ) trở thành đối tượng nhận thức và mô tả trực tiếp tính cách nhân vật;

+ Thông qua nội dung các cuộc trò chuyện ấy, tác giả đã gián tiếp thể hiện một tình thế lựa chọn của lão Hạc (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng).

Câu 14: Phần 4 Chiều sâu của truyện Lão Hạc khái quát điều gì? Vấn đề nghị luận được khẳng định như thế nào?

Trả lời:

Phần 4 khái quát lại nội dung toàn bài. Vấn đề nghị luận được khẳng định: truyện Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tứ, dựng truyện và triển hai mạch truyện.

Câu 15: Hãy dẫn ra một đoạn văn trong Vẻ đẹp bài thơ Cảnh khuya cho thấy tác giả đã phân tích các yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật nội dung của bài thơ.

Trả lời:

Đoạn văn cho thấy tác giả đã phân tích các yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật nội dung của bài thơ:

"Cho nên hạ một câu: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” đâu phải mọi người đều nói được. Trong khi Bác nói một cách rất tự nhiên. Cái nhẹ nhàng, hồn nhiên và giản dị ấy ai ngờ lại hiện ngay trong cách ghép của tổ hợp từ này. Ta thường nghe nói nỗi nhớ, nỗi nhà, nỗi mình, còn nỗi nước nhà thì chưa thấy đâu nói. Bởi nó tiêu biểu, nó tập hợp ở đỉnh cao nhất mọi tình cảm và mọi nghĩ suy và điều đó chỉ có Bác Hồ nói là thích hợp nhất; nhẹ nhàng, hồn nhiên nhất. Kể cả cái lo không giấu giếm gì ấy cũng chẳng làm vẩn bợn được ánh trăng sáng và tiếng suối trong ở trên. Bởi vì nó không làm xáo trộn được tâm hồn con người vĩ đại mặc dù niềm lo cho nước nhà ở năm 1947 là vô cùng to lớn, nặng nề. [...]"

Tác giả đã tập phân tích nghệ thuật dùng từ "nỗi nước nhà" để làm nổi bất lên nội dung của bài thơ. 

Câu 16: Yếu tố nghệ thuật nào trong câu thơ đầu Vẻ đẹp bài thơ Cảnh khuya được tác giả đặc biệt quan tâm khi phân tích?

Trả lời:

Yếu tố nghệ thuật so sánh tiếng suối với tiếng hát trong câu thơ đầu được tác giả đặc biệt quan tâm khi phân tích.

Câu 17: Nêu giá trị nội dung của “Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh”

Trả lời:

Giá trị nội dung: bài thơ là nỗi nhớ của chủ thể trữ tình đối với người mẹ của mình. Qua đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống Uống nước nhớ nguồn, hiếu thuận của người Việt Nam.

Câu 18: Nêu giá trị nghệ thuật “Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh”

Trả lời:

- Giá trị nghệ thuật:

  • Thể thơ thất ngôn
  • Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết
  • Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ
  • Từ ngữ trong bài thơ giản dị, mang màu sắc làng quê Bắc Bộ tạo nên sự gần gũi.
  • Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5. Nhịp thơ đa dạng nhưng nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình.
  • Cách gieo vần trong bài thơ: vần chân liền và vần chân cách: tạo nhạc tính cho bài thơ.

Câu 19: Em hãy nêu nội dung chính của bài Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

Trả lời:

Làm rõ vẻ đẹp hình tượng được tác giả khắc họa trong thơ. 

Câu 20: Phân tích tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

Trả lời:

Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc dù đã ra đi nhưng những điều ý nghĩa, tuyệt vời nhất về hình ảnh của Người vẫn còn mãi với con dân đát nước Việt Nam. Trong đó chính là kho tàng thơ ca mà bác đã sáng tác trong suốt cuộc đời chiến đấu, hy sinh cho dân, cho nước. Bài thơ Cảnh Khuya được sáng tác vào năm 1974 là một tình yêu nước, lo lắng cho dân tộc hòa cùng tình yêu thiên nhiên của Người. Từ đó ta cũng cảm nhận được những đựac sắc nghệ thuật của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Mở đầu chính là cảnh bức tranh thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc. Chiến khu Việt Bắc – đó là đầu não của cuộc kháng chiến chống xâm lược, là nơi chỉ đạo đấu tranh của Cách mạng. Nhưng không phải vì vậy mà Việt Bắc chỉ trang nghiêm và bận rộn. Bức tranh Việt Bắc vào khuya đã được miêu tả hết sức đặc sắc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’’

Ở đây, Bác đã so sánh tiếng suối ‘’trong như’’ tiếng hát của người con gái. Cảnh khuya thanh vắng vang lên tiếng suối chảy như làm cảnh vật có thêm sức sống. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh như phá vỡ sự im lặng, làm nổi bật cảnh rừng khuya. Trong khung cảnh đó, ánh trăng trên cao chiếu xuống tạo nên những điểm nhấn chi mặt đất nơi núi rừng. Điệp từ “lồng” như nhấn mạnh sự xuyên tỏa của ánh sáng trăng khuya, sự giao hòa, quấn quýt giữa cảnh vật. Ánh trăng chiếu xuống vạn vật như những bông hoa điểm xuyết, tạo nên sự hòa quyện của thiên nhiên Việt Bắc với mặt trăng đêm nay. Cảnh khuya Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp cổ điển, mộc mạc nhưng đầy sức sống qua tình yêu thiên nhiên, tân hồn hòa mình nơi núi rừng của Hồ Chí Minh

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Câu thơ thứ ba như một câu chuyển với dấu phẩy ngắt giữa câu ba và câu bốn. Điều này như làm rõ tâm trạng lúc này của Bác lúc này “chưa ngủ”. Cụm từ “chưa ngủ” ở đây chính là nỗi thao thức, tâm trang đầy sự lo âu. Trái ngược với cảnh khuya êm ả, dịu nhẹ, Hồ Chí Minh lúc này trong lòng tràn đầy nỗi băn khoăn, lo âu về nhân dân, đất nước và độc lập của dân tộc. Qua đây, ta cũng thấy rõ được tấm lòng yêu nước, luôn lo nghĩ cho dân, cho nước của vị cha kính yêu của đất nước Việt Nam

Bài thơ có sự kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ (lồng, chưa ngủ) nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc.

“Cảnh khuya” đã cho ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng. Cùng với đó là tấm lòng luôn lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, dân tộc. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm. Ở tác phẩm còn có sự kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay