Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 4: Làng
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Làng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 cánh diều.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
BÀI 4: TRUYỆN NGẮN
VĂN BẢN 1: LÀNG
(15 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Tìm hiểu chung về tác giả Kim Lân?
Trả lời:
- Kim Lân (1920- 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài
- Quê quán: Huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
- Sự nghiệp sáng tác
+ Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bắt đầu viết từ năm 1941.
+ Tác phẩm của ông được đăng trên các báo như Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc chủ nhật.
+ Năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
+ Những tác phẩm tiêu biểu: “Vợ nhặt”, “Làng”, “Nên vợ nên chồng” …
+ Phong cách sáng tác: Ông chuyên viết truyện ngắn, viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.
Câu 2: Thể loại tác phẩm?
Trả lời:
Thể loại:truyện ngắn
Câu 3:Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm?
Trả lời:
Câu 4: Bố cục của tác phẩm ?
Trả lời:
Câu 5: Nhan đề tác phẩm có ý nghĩa gì?
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
Trả lời:
*Giá trị nội dung
- Truyện ngắn “Làng” thể hiện chân thực, sinh động tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu đất nước ở nhân vật ông Hai. Qua đó, tác phẩm kín đáo thể hiện những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
* Giá trị nghệ thuật
- Tạo dựng tình huống thắt nút và cởi nút câu chuyện rất tự nhiên.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động, suy nghĩ và lời nói.
Câu 2: Tóm tắt tác phẩm theo cách hiểu của em?
Trả lời:
Ông Hai là một người con của làng Chợ Dầu vì hoàn cảnh mà buộc phải sống xa làng. Tuy vậy, ông luôn nhớ về quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên. Một hôm khi trở về làng, ông nghe tin làng theo Tây, tin dữ đến một cách quá bất ngờ khiến ông thất vọng, hụt hẫng và không tin vào sự thật đó. Ông trở về nhà buồn bã, thất vọng, không dám đi đâu nhiều ngày liền. Sau đó, có người trong làng chạy đến báo tin làng không theo Tây, mọi người theo cách mạng, ông Hai vui vẻ trở lại. Ông khoe với mọi người làng đã bị Tây đốt. Dù nhà bị đốt nhưng ông vẫn cảm thấy vui vì cả làng ông vẫn yêu nước, yêu cách mạng.
Câu 3: Ban đầu tâm trạng của ông Hai như thế nào khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc?
Trả lời:
- Khi mới nghe tin, ông sững sờ, xấu hổ:
+ “Cổ họng nghẹn ắng, da mặt tê rân rân”.
+ Lặng đi không thở được, giọng lạc đi.
+ Lảng chuyện, cười nhạt, cúi gằm mặt xuống mà đi.
+ Nghệ thuật miêu tả tầm lí nhân vật → bẽ bàng, xấu hổ, ê chề nhục nhã.
Câu 4: Khi về nhà trọ thì biểu hiện của ông Hai ra sao?
Trả lời:
Câu 5: Những ngày sao đó, tâm trạng của ông Hai ra sao?
Trả lời:
Câu 6: Khi nghe tin cải chính là làng của mình không theo giặc, tâm trạng của ông Hai ra sao?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Ý nghĩa của câu nói “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất thì phảo thù”?
Trả lời:
Câu nói của ông xuất phát từ lòng yêu nước sâu đậm trong ông.Bởi lẽ ngôi làng gắn bó với ông từ khi mới sinh ra đến tận bây giờ và có lẽ nó đã là một phần máu thịt của ông.Cuộc đời ng nhân dân thời xưa có khi cả đời họ cũng không bước ra khỏi ngôi làng.Ở đó họ có một ngôi nhà để ở một mảnh ruộng để làm lụng...Tuy miệng ông nói là thù làng nhưng sâu trong lòng ông vẫn dành cho làng ty mãnh liệt. Hơn cả, ông Hai biết đặt sự ưu tiên cao cả lên hàng đầu, hiện đất nước đang có giặc tàn phá, làm cuộc sống người dân khốn khổ. Ông biết được rằng tình yêu nước là tình yêu lớn và đặt trong đó là tình yêu làng. Và dù có thế nào thì tình yêu nước vẫn luôn phải đạt vị trí hàng đầu, không thể thay thế được.
Câu 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình tượng ông Hai trong tác phẩm Làng?
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Viết dàn ý phân tích truyện ngắn Làng?
Trả lời:
1. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:
- Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 - 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc, gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân.
- Làng (1948) đã thể hiện thành công vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam với làng, với nước trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Thân bài
* Khái quát về tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Làng” được viết năm 1948 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Nội dung cốt truyện: Ông Hai là một người vô cùng yêu quý làng quê mình vì thế khi Pháp đến đánh chiếm ông quyết định ở lại làng làm du kích, làm thanh niên chống giặc dù tuổi đã cao. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình ông buộc phải tản cư lên thị trấn Hiệp Hòa. Thế rồi một hôm ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, khi đó ông đã vô cùng đau khổ. Nhưng cho đến khi nghe tin cải chính về làng ông vui sướng đến mức đi khoe nhà ông bị đốt hết trong niềm tự hào.
* Luận điểm 1: Phân tích tình huống truyện
- Tình huống: Ông Hai luôn yêu và tự hào về làng của mình, nay nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
- Tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng Chợ Dầu của ông Hai, khác với suy nghĩ về một làng quê “tinh thần cách mạng lắm” của ông.
- Ý nghĩa của tình huống: Tình huống khiến diễn biến tâm trạng nhân vật thay đổi mạnh mẽ, thử thách lòng yêu làng và yêu nước của nhân vật ông Hai.
* Luận điểm 2: Tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai
- Tình yêu làng của ông Hai trước Cách mạng
+ Ông khoe về làng: giàu và đẹp, lát đá xanh, có nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh, phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre...
+ Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử.
- Tình yêu làng của ông Hai sau Cách mạng.
+ Ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.
- Diễn biến tâm trạng ông Hai:
+ Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
+ Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
+ Khi biết tin làng chợ Dầu theo Tây được cải chính.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân
+ Lời nói trần thuật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu theo lời nhân vật ông Hai (ngôi thứ 3)
+ Ngôn ngữ nhân vật của ông Hai vừa mang nét chung của người nông dân nhưng cũng mang điểm riêng biệt đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động
+ Giọng điệu trần thuật tự nhiên thân mật đôi khi dí dỏm của nhân vật.
+ Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
3. Kết bài
- Tác giả thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và ngôn ngữ nhân vật.
- Những đặc sắc về nghệ thuật góp phần thể hiện tư tưởng của tác phẩm: tình yêu làng, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong hoàn cảnh tản cư.
- Khẳng định Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất sắc và có sức lay động tới trái tim người đọc.
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4: Làng (Kim Lân)