Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4: Làng (Kim Lân)

Giáo án bài 4: Làng (Kim Lân) sách Ngữ văn 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4: Làng (Kim Lân)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 4: TRUYỆN NGẮN

…………………………..

Môn: Ngữ văn 9 – Lớp:

Số tiết: 

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 4: 

  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; xác định được lời người kể chuyện, lời nhân vật, đối thoại và độc thoại; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận biết vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu văn bản truyện.

  • Nhận biết được sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; biết vận dụng hai cách dẫn này trong đọc, viết, nói và nghe.

  • Viết được bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện.

  • Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

  • Yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người; căm ghét chiến tranh phi nghĩa; trân trọng các giá trị của nghệ thuật.
     

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT: VĂN BẢN 1: LÀNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; xác định được lời người kể chuyện, lời nhân vật, đối thoại và độc thoại.

  • Bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

  • Nhận biết vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu văn bản truyện.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; xác định được lời người kể chuyện, lời nhân vật, đối thoại và độc thoại.

  • Bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

  • Nhận biết vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu văn bản truyện.

3. Phẩm chất

  • Yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người; căm ghét chiến tranh phi nghĩa.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Làng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, chia sẻ: Nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước, yêu cách mạng của nhân dân Việt Nam.

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, chia sẻ: Nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước, yêu cách mạng của nhân dân Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là lời khẳng định đầy tự hào của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người. Cao hơn cả đấng sinh thành, đất nước như một mái nhà chung của tất cả những người dân đang chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng. Chính vì vậy, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả con người Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên, thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng dựng xây và bảo vệ đất nước. 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Tác phẩm văn học thực sự có giá trị khi nó xuất phát từ những tình cảm, trải nghiệm và nhân sinh thực sự của con người, và nó phải có khả năng hướng dẫn con người tới những giá trị đúng đắn, tốt lành và tạo nên sự thẩm mỹ. Nhà văn Kim Lân đã đưa chất liệu hiện thực ấy vào tác phẩm Làng, lồng ghép những trải nghiệm và cảm xúc thực tế của cuộc sống nông dân vào câu chuyện. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu tác phẩm này nhé!

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học 

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Truyện ngắn.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Truyện ngắn.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV khái quát chủ đề Truyện ngắn.

- GV yêu cầu HS: Nêu tên và thể loại các VB đọc chính.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, tìm tên các VB trong bài 4.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 I. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Truyện ngắn: gồm các VB thuộc thể loại truyện ngắn nói lên khát vọng hòa bình, tình yêu làng, yêu quê hương tha thiết, cùng với đó là sự phơi bày tội ác chiến tranh, đẩy con người vào tình cảnh lưu lạc, khổ đau.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính 

Tên văn bản

Thể loại

Làng

Truyện ngắn

Ông lão bên chiếc cầu

Truyện ngắn

 

 

 

 

Hoạt động 2: Kiến thức ngữ văn

a.Mục tiêu: Nhận biết được một số đặc điểm của truyện ngắn.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về một số đặc điểm của truyện ngắn.

d. Tổ chức thực hiện:

 

 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share đọc các thông tin trong phần Kiến thức ngữ văn và trả lời những câu hỏi sau:

+ Nội dung của văn bản văn học là gì? Vẽ sơ đồ tư duy những yếu tố thuộc về nội dung.

+ Hình thức của văn bản văn học là gì? Điền những yếu tố hình thức của văn bản vào bảng dưới đây.

Thể loại 

Yếu tố hình thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Để đọc hiểu văn bản văn học, người đọc cần làm gì? Người đọc có cách cảm nhận, lí giải tác phẩm như thế nào? 

+ Bối cảnh tiếp nhận có vai trò như thế nào trong quá trình khám phá tác phẩm?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS khác lắng nghe.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

II. Kiến thức ngữ văn

1. Nội dung và hình thức của văn bản văn học

a. Nội dung

- Nội dung là hiện thực cuộc sống được miêu tả, phản ánh trong văn bản từ cách nhìn nhận, suy nghĩ và lựa chọn của tác giả.

- Sơ đồ đính kèm phía dưới.

b. Hình thức

- Hình thức của văn bản văn học được thể hiện bằng ngôn từ nghệ thuật, thông qua nhiều yếu tố gắn với đặc điểm mỗi thể loại và kiểu văn bản.

- Bảng đính kèm phía dưới.

2. Người đọc và bối cảnh tiếp nhận trong đọc hiểu văn bản văn học

a. Người đọc

- Để đọc hiểu văn bản văn học, người đọc cần:

+ Chủ động, tích cực huy động tri thức và trải nghiệm thực tế để hình dung, tưởng tượng bức tranh đời sống được nhà văn thể hiện trong câu chữ.

+ Lắng nghe, cảm nhận, kết nối thông tin trong và ngoài văn bản để suy luận, phân tích, khám phá vẻ đẹp nội dung, hình thức và ý nghĩa của văn bản.

- Mỗi người đọc có vốn hiểu biết, vốn sống, sở thích.... khác nhau, vì vậy, có thể có những cách cảm nhận, lí giải về tác phẩm không giống nhau khi đọc hiểu một văn bản văn học. 

- Lưu ý: dù sự cảm nhận, cắt nghĩa có phong phú, đa dạng đến đâu cũng phải dựa trên văn bản, không được thoát li văn bản của nhà văn.

b. Bối cảnh tiếp nhận 

- Bối cảnh tiếp nhận là một trong những yếu tố mà người đọc sử dụng để suy luận, phát hiện ý nghĩa của văn bản khi đọc hiểu. Gồm:

+ Hoàn cảnh về không gian, thời gian, tâm thế của người đọc,... (hoàn cảnh hẹp).

+ Hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá,... của thời đại (hoàn cảnh rộng).

- Vai trò: khiến cho ý nghĩa của văn bản được mở rộng, phong phú, mới mẻ và cập nhật hơn với cuộc sống.

 

SƠ ĐỒ CÁC YẾU TỐ NỘI DUNG CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC

 

BẢNG NHỮNG YẾU TỐ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC

Thể loại 

Yếu tố hình thức

Thơ

Ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, bối cảnh, nhân vật, chi tiết, bút pháp miêu tả, trần thuật, điểm nhìn.... nhưng cũng có một số yếu tố hình thức mang đặc trưng thể loại như: cái "tôi", chủ thể trữ tình, vẫn, khổ, dòng thơ,...

Kịch

Lời thoại và các chỉ dẫn sân khấu.

Truyện

người kể, tình tiết, sự kiện, sự việc, hành động, diễn biến, cốt truyện…

Cái “tôi” độc đáo, giàu cả tính, sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, sự thật và hư cấu,...

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu chung về văn bản

a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV hướng dẫn HS đọc phân vai văn bản:

+ GV hướng dẫn HS chia vai để đọc gồm: người dẫn truyện, ông Hai, bà Hai, nhân vật phụ (mụ chủ nhà, người đàn bà tản cư, người con út, bác Thứ, người đàn ông đến chơi nhà ông Hai).

+ GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản, lưu ý cách ngắt nhịp, tốc độ, âm lượng đọc phù hợp.

+ GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn bên phải văn bản.

Câu hỏi/ 

kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Thông tin nào mà ông lão nghe được đã tác động mạnh đến ông lão?

 

Đây là lời độc thoại hay đối thoại?

 

Điều gì đã diễn ra trong tâm trạng của ông Hai?

 

Đây là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

 

Điều gì khiến ông Hai sợ nhất?

 

Hình dung tâm trạng của ông hai khi nghe những lời nói của bà chủ nhà.

 

Hãy dự đoán ông Hai sẽ trả lời như thế nào trước câu hỏi: “Hay là quay về làng?”.

 

Ông Hai khoe điều gì? Điều ông Hai khoe có gì khác thường không?

 

Vì sao bà chủ nhà thay đổi thái độ với gia đình ông Hai?

 

 

Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Kim Lân và xuất xứ văn bản Làng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày sản phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

III. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: Khi đọc, HS cần chú ý giọng điệu của nhân vật để thể hiện đúng cảm xúc, tình cảm trong từng diễn biến của câu chuyện.

- Câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn:

Câu hỏi/ 

kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Thông tin nào mà ông lão nghe được đã tác động mạnh đến ông lão?

Làng Chợ Dầu theo giặc.

Đây là lời độc thoại hay đối thoại?

Lời độc thoại.

Điều gì đã diễn ra trong tâm trạng của ông Hai?

Tâm trạng: đau đớn, tủi nhục, thương lũ con còn bé không biết gì, tức giận, nghi ngờ rồi lại đau khổ, chết lặng.

Đây là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

Lời dẫn gián tiếp.

Điều gì khiến ông Hai sợ nhất?

Điều gì khiến ông Hai sợ nhất là mụ chủ nhà. Ông Hai cho rằng mụ ta lấy điều làm cho vợ chồng ông khổ ngầm là mụ thích.

Hình dung tâm trạng của ông hai khi nghe những lời nói của bà chủ nhà.

Tâm trạng lúc đó của ông Hai: bàng hoàng, đau đớn, nhục nhã, lo sợ tương lai không biết đi đâu, ở đâu, làm gì…

Hãy dự đoán ông Hai sẽ trả lời như thế nào trước câu hỏi: “Hay là quay về làng?”.

Mới hôm nào về làng là khao khát, là mong ước cháy bỏng của ông thế mà bây giờ ông thấy rợn cả người và phải dập tắt ngay cái ý nghĩ đen tối đó. Bởi làng giờ đã nối gót theo Tây, “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”, là cam chịu trở về với kiếp sống lầm than, kiếp sống của những kẻ nô lệ.

Ông Hai khoe điều gì? Điều ông Hai khoe có gì khác thường không?

Ông Hai khoe nhà mình bị đốt nhẵn. Điều ông khoe là khác thường vì thông thường, chẳng ai nói về việc nhà mình bị đốt nhẵn với giọng điệu vui mừng, đắc chí như vậy cả.

Vì sao bà chủ nhà thay đổi thái độ với gia đình ông Hai?

Vì làng Chợ Dầu không phải làng Việt gian, vẫn là làng kháng chiến.

2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Kim Lân (1920 – 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở  Từ Sơn, Bắc Ninh.

- Có một vốn sống phong phú, sâu sắc về nông thôn và người dân cày Việt Nam. Đề tài nông dân in đậm trên trang văn của Kim Lân. 

- “Là nhà văn một lòng đi với đất với người, với thuần hậu và nguyên thủy của cuộc sống” (Nguyên Hồng).

b. Truyện ngắn Làng

Truyện Làng được Kim Lân viết trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, lần đầu được ra mắt bạn đọc trên Tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc.

Hoạt động 4: Đọc hiểu văn bản

a. Mục tiêu: 

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; xác định được lời người kể chuyện, lời nhân vật, đối thoại và độc thoại.

- Bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu văn bản truyện.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Làng.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Làng và chuẩn kiến thức GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cốt truyện, tình huống truyện, nhan đề trong văn bản Làng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: 

+ Nêu cốt truyện của văn bản “Làng”. Truyện sử dụng ngôi kể nào?

+ Hãy nêu tình huống truyện và chỉ ra tác dụng của tình huống trong việc khắc họa nhân vật và chủ đề tác phẩm.

+ Theo em, tại sao tác giả đặt nhan đề cho tác phẩm là “Làng” mà không phải “Làng Chợ Dầu”?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

IV. Đọc hiểu văn bản

1. Cốt truyện, tình huống truyện, nhan đề trong văn bản Làng

a. Cốt truyện

Ông Hai là một người con của làng Chợ Dầu. Vì hoàn cảnh mà phải sống xa làng. Nhưng dù vậy ông vẫn luôn nhớ về quê hương, nơi sinh ra và lớn lên. Một hôm khi trở về làng ông nghe tin làng mình theo Tây, tin giữ đến một cách quá bất ngờ khiến ông thất vọng, hụt hẫng và không tin vào sự thật đó. Ông trở về nhà buồn bã, thất vọng không dám đi đâu nhiều ngày liền. Chỉ sau khi có người trong làng chạy đến báo tin làng ông không theo Tây mà mọi người vẫn chiến đấu theo cách mạng ông mới vui vẻ trở lại. Thì ra đó là tin đồn thất thiệt. Ông lại trở về với tâm hồn tự hào về làng. Ông Hai khoe với mọi người làng đã bị Tây đốt, ngay cả ngôi nhà của mình cũng vậy. Dù mất đi tài sản, nhưng ông vẫn cảm thấy vui vì cả làng ông vẫn yêu nước, yêu cách mạng và ông trân trọng điều đó.

=> Ngôi kể: ngôi thứ ba nhưng điểm nhìn di chuyển vào nhân vật ông Hai.

b. Tình huống truyện

- Ông Hai vốn rất yêu, tự hào về làng chợ Dầu, vậy mà chính ông lại nghe được tin làng mình theo giặc.

=> Tình huống bất ngờ, éo le, có nghĩa thử thách.

- Ý nghĩa: 

+ Làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai.

+ Tạo nên nút thắt cho câu chuyện, đặt nhân vật vào tình huống thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

+ Góp phần khắc họa chủ đề của tác phẩm: Lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến lớn rộng bao trùm lên tình yêu làng.

……………

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN TRINH THÁM

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN TRINH THÁM

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay