Câu hỏi tự luận toán 10 chân trời sáng tạo chương 6 Bài 4: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu
Bộ câu hỏi tự luận toán 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận chương 6 Bài 4: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 10 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án toán 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 4 : CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO MỨC ĐỘ PHÂN TÁN CỦA MẪU SỐ LIỆU (15 CÂU)1. NHẬN BIẾT ( 3 CÂU)
Bài 1: Bảng sau thống kê nhiệt độ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong 1 ngày (0C)
Giờ | 1h | 4h | 7h | 10h | 13h | 16h | 19h | 22h |
t0C | 26 | 25 | 28 | 33 | 36 | 35 | 30 | 27 |
Tìm khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên.
Trả lời:
Khoảng biến thiên là : R = xmax - xmin = 36 – 25 = 11 (0C )
Bài 2: Tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu sau : 92; 95; 97; 93; 94; 101; 99.
Trả lời:
Sắp xếp theo thứ tự không giảm là : 92; 93; 94; 95; 97; 99; 101
Tứ phân vị là : Q2 = 95 ; Q1 = 93 ; Q3 = 99
Khoảng tứ phân vị là : ΔQ = 99 – 93 = 6
Bài 3: Người ta đo chiều cao của 10 cây phượng ( đơn vị : mét) : 13,6; 12,9; 12,5; 13,4; 14,2; 13,5; 14,1; 13,8; 14,3; 14,5.Tính chiều cao trung bình của một cây phượng.
Trả lời:
Chiều cao trung bình của một cây phượng là :
= 13,68 (m)
2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)
Bài 1: Tính phương sai của mẫu số liệu sau : 8; 10; 7; 12; 15; 9
Trả lời:
Số trung bình là : ( 8 + 10 + 7 + 12 + 14 + 9) : 6 = 10
Phương sai :
.[(8 – 10)2 +(10 – 10)2 +(7 – 10)2 +(12 – 10)2 +(14 – 10)2 +(9 – 10)2 ] = 5,7
Bài 2 : Số tiền chi tiêu trong 1 tuần của bạn Khánh được ghi lại như sau ( đơn vị : nghìn đồng) : 95; 100; 125; 80; 116; 90; 88. Tính số trung bình và khoảng biến thiên.
Trả lời:
Số trung bình : ( 95 + 100 + 125 + 80 + 116 + 90 + 88 ) : 7 99 ( nghìn đồng)
Khoảng biến thiên : R = 125 – 80 = 45 ( nghìn đồng)
Bài 3: Thời gian làm bài kiểm tra của 40 học sinh ( đơn vị : phút)
Thời gian | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Số học sinh | 5 | 7 | 13 | 10 | 3 | 2 |
Tính trung bình mỗi học sinh làm bài kiểm tra mất bao lâu ?
Trả lời:
Thời gian làm bài trung bình là :
( 10.5 + 11. 7 + 12. 13 + 13. 10 + 14. 3 + 15. 2 ) : 40 = 12,125 ( phút)
Bài 4: Điểm kiểm tra của một nhóm học sinh được ghi lại như sau : 9,5; 8; 7,5; 10; 8,5; 9. Tìm số trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn.
Trả lời:
Số trung bình : = (9,5 + 8 + 7,5 + 10 + 8,5 + 9) : 6 = 8,75
Phương sai : s2 = .[(9,5 – 8,75)2 + (8 – 8,75)2 + (7,5 – 8,75)2 + (10 – 8,75)2 + (8,5 – 8,75)2 + (9 – 8,75)2 ] =
Độ lệch chuẩn s 0,85
Bài 5: Thống kê lượng khách du lịch đến bảo tàng trong 6 tháng đầu năm :
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Số khách | 2130 | 2027 | 2068 | 2215 | 2489 | 2560 |
Tính trung bình một tháng bảo tàng có bao nhiêu lượt khách du lịch ?
Trả lời:
Trung bình một tháng bảo tàng có số khách du lịch là :
( 2130 + 2027 + 2068 + 2215 + 2489 + 2560) : 6 = 2248 ( khách)
3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)
Bài 1: Thống kê số đôi giày bán ra trong một số ngày của một cửa hàng như sau
Số đôi giày | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
Tần số | 3 | 10 | 15 | 22 | 7 |
Tìm độ lệch chuẩn của mẫu số liệu trên.
Trả lời:
Số trung bình : = 2,35
Phương sai :s2 = . [3.(0 – 2,35)2 + 10.(1– 2,35)2 +...+ 7.(4– 2,35)2] 1,14
Độ lệch chuẩn: s = 1,07
Bài 2: Sản lượng lúa( tạ) của 40 thửa ruộng cùng diện tích được thống kê như sau :
Sản lượng | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
Tần số | 5 | 8 | 11 | 10 | 6 |
Tính phương sai của mẫu số liệu trên.
Trả lời:
Sản lượng trung bình : = 22,1 ( tạ)
Phương sai : s2 = .[5.(20 – 22,1)2 + 8.(21– 22,1)2 + 11.(22 – 22,1)2 + 10.(23 – 22,1)2 + 6.(24 – 22,1)2] = 1,54
Bài 3: Mẫu số liệu ghi lại cân nặng của 15 người như sau ( đơn vị : kg)
48; 50; 47; 51; 46; 45; 48; 50; 47; 45; 51; 46; 52; 48; 50
Tìm khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên.
Trả lời:
Sắp xếp lại theo thứ tự không giảm :
45; 45; 46; 46; 47; 47; 48; 48; 48; 50; 50; 50; 51; 51; 52
Khoảng biến thiên : R = 52 – 45 = 7( kg)
Trung vị của mẫu số liệu là : Q2 = 48
Trung vị của nửa số liệu bên trái là : Q1 = 46
Trung vị của nửa số liệu bên phải là : Q3 = 50
Khoảng tứ phân vị ΔQ = Q3 – Q1 = 50 - 46 = 4
Bài 4 : Mẫu số liệu là giá tiền ( triệu đồng) của 8 loại rượu ngoại được nhập về tại một cửa hàng: 1,2; 1,42; 1,35 ; 1,8 ; 1,53; 1,96; 1,84 ; 2,4. Tìm giá trị ngoại lệ (nếu có) trong mẫu số liệu trên ?
Trả lời:
Sắp xếp theo thứ tự không giảm : 1,2 ; 1,35; 1,42; 1,53; 1,8; 1,84; 1,96; 2,4
Trung vị của mẫu số liệu là Q2 = ( 1,53 + 1,8 ) : 2 = 1,665
Trung vị của nửa số liệu bên trái là : Q1 = ( 1,35 + 1,42) : 2 = 1,385
Trung vị của nửa số liệu bên phải là : Q3 = ( 1,84 + 1,96) : 2 = 1,9
Khoảng tứ phân vị là : ΔQ = Q3 – Q1 = 1,9 – 1,385 = 0,515
Q1 – 1,5. ΔQ = 0,6125 ; Q3 + 1,5. ΔQ = 2,6725
Trong mẫu số liệu các giá trị đều nằm trong khoảng 0,6125 đến 2,6725
=> Không có giá trị ngoại lệ.
4. VẬN DỤNG CAO ( 3 CÂU)
Bài 1: Người ta ghi lại khối lượng ( đơn vị : gam) của 100 quả xoài như sau :
Khối lượng | [200; 250] | [250; 300] | [300; 350] | [350; 400] |
Tần số | 15 | 35 | 40 | 10 |
Tính khối lượng trung bình 1 củ khoai tây.
Trả lời:
Ta có bảng sau:
Khối lượng | [200; 250] | [250; 300] | [300; 350] | [350; 400] |
Giá trị đại diện | 225 | 275 | 325 | 375 |
Tần số | 15 | 35 | 40 | 10 |
Khối lượng trung bình 1 củ khoai tây là :
(225. 15 + 275. 35 + 325. 40 + 375. 10) : 100 = 297,5 (g)
Bài 2 : Điểm kiểm tra Hóa của các bạn học sinh tổ 1 và tổ 2 được ghi lại như sau :
Tổ 1 : 7,6; 8,0; 8,4; 7,8; 8,6; 9,0; 8,8; 8,4; 8,0
Tổ 2 : 7,8; 8,2; 7,6; 9,4; 8,2; 8,6; 8,6; 9,0; 9,2
Tổ nào học Hóa đều hơn ?
Trả lời:
+) Tổ 1 :
Số trung bình : (7,6 + 8,0 + 8,4 + 7,8 + 8,6 + 9,0 + 8,8 + 8,4 +8,0) : 9 = 8,29
Phương sai : s2 = 0,197 ; độ lệch chuẩn : s = 0,44
+) Tổ 2 :
Số trung bình : (7,8+ 8,2 + 7,6 + 9,4 +8,2 + 8,6 + 8,6 + 9,0 + 9,2) : 9 = 8,51
Phương sai : s2 = 0,339 ; độ lệch chuẩn : s = 0,58
Vì độ lệch chuẩn của tổ 1 nhỏ hơn tổ 2 nên tổ 1 học môn Hoá đều hơn tổ 2.
Bài 3 : Mẫu số liệu ghi lại số bàn thắng của đội tuyển Việt Nam và Thái Lan trong một năm khi thi đấu với các đội bóng khác ở khu vực. Em hãy cho biết hiệu suất ghi bàn của đội tuyển nào ổn định hơn ?
Việt Nam : 4 ; 3; 2; 1; 6; 2; 3; 3; 2; 2; 3; 5
Thái Lan : 6; 8; 0; 0; 3; 4; 3; 2; 3; 1; 1; 5
Trả lời:
+) Đội tuyển Việt Nam
Số trung bình : ( 4 + 3 +2 + 1 + 6 + 2 + 3 + 3 + 2 + 2 + 3 +5 ) : 12 = 3 (bàn)
Phương sai : s12 = 1,833 ; độ lệch chuẩn : s1 = 1,354
+) Đội tuyển Thái Lan
Số trung bình : (6 + 8 + 0 + 0 +3 + 4 + 3 + 2 + 3 +1 + 1 + 5) : 12 = 3 (bàn)
Phương sai s22 = 5,5 ; độ lệch chuẩn s2 = 2,345
+) Số bàn thắng trung bình hai đội bằng nhau nhưng độ lệch chuẩn s1 < s2 nên khả năng ghi bàn của đội tuyển Việt Nam có tính ổn định hơn so với đội tuyển Thái Lan.
=> Giáo án toán 10 chân trời bài 4. Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu (2 tiết)