Câu hỏi tự luận toán 10 chân trời sáng tạo chương 8 Bài 1: Quy tắc cộng và quy tắc nhân
Bộ câu hỏi tự luận toán 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận chương 8 Bài 1: Quy tắc cộng và quy tắc nhân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 10 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án toán 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 1: QUY TẮC CỘNG VÀ QUY TẮC NHÂN (15 CÂU)
1. NHẬN BIẾT ( 3 CÂU)
Bài 1: Hộp thứ nhất có 9 viên bi; hộp thứ hai có 7 viên bi. Hỏi có bao nhiêu cách chọn một viên bi ?
Trả lời:
Số cách chọn một viên bi là : 9 + 7 = 16 ( cách)
Bài 2: Lớp 10A có 6 bạn học sinh ứng cử vào một trong các vị trí : lớp trưởng, lớp phó học tập, bí thư. Hỏi cô chủ nhiệm có bao nhiêu cách chọn ra ba người vào ba vị trí trên ?
Trả lời:
Có 6 cách chọn một học sinh vào vị trí lớp trưởng
Có 5 cách chọn một học sinh vào vị trí lớp phó học tập
Có 4 cách chọn một học sinh vào vị trí bí thư
=> Số cách chọn là : 6. 5. 4 = 120 ( cách)
Bài 3: Bạn Hạnh có 8 quyển tiểu thuyết và 5 quyển truyện tranh. Hỏi bạn Hạnh có bao nhiêu cách chọn một quyển sách để đọc ?
Trả lời:
Số cách chọn một quyển sách là : 8 + 5 = 13 ( cách)
2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)
Bài 1: Một quán tạp hóa có 5 loại sữa chua và 4 loại sữa tươi. Hỏi cô Huệ có bao nhiêu lựa chọn để mua một loại đồ uống ?
Trả lời:
Số cách chọn là : 5 + 4 = 9 ( cách)
Bài 2: Để mở khóa vali cần số có 3 chữ số; bạn Mai chỉ nhớ chữ số hàng đơn vị. Bạn Mai cần thử tối đa bao nhiêu lần để mở khóa vali ?
Trả lời:
Số lần thử tối đa là : 10. 10 = 100 ( lần)
Bài 3: Bạn Lan có thể đi du lịch đến Hải Phòng bằng máy bay, tàu hỏa hoặc xe khách. Mỗi ngày có 5 chuyến máy bay; 4 chuyến tàu hỏa và 7 chuyến xe khách. Hỏi bạn Lan có bao nhiêu cách chọn chuyến để đi du lịch đến Hải Phòng bằng một trong ba loại phương tiện trên ?
Trả lời:
Số cách chọn chuyến đi là : 5 + 4 + 7 = 16 ( cách)
Bài 4: Bạn Khánh có 5 chiếc áo sơ mi ; 5 chiếc quần và 2 đôi giày. Hỏi có bao nhiêu cách phối đồ để tạo ra 1 bộ hoàn chỉnh gồm 1 áo, 1 quần và 1 đôi giày ?
Trả lời:
Số cách phối đồ là : 5. 5. 2 = 50 ( cách)
3. VẬN DỤNG ( 4 CÂU)
Bài 1: Có 4 quyển sách Toán, 3 quyển sách Văn, 3 quyển sách Anh được xếp trên một giá sách nằm ngang. Hỏi có bao nhiêu cách xếp sao cho các sách cùng môn nằm cạnh nhau ?
Trả lời:
Số cách xếp sách Toán cạnh nhau theo hàng : 4. 3. 2. 1 = 24
Số cách xếp sách Văn cạnh nhau theo hàng : 3. 2. 1 = 6
Số cách xếp sách Anh cạnh nhau theo hàng : 3. 2. 1 = 6
Số cách đặt 3 nhóm theo hàng ngang ( nhóm sách Toán, nhóm sách Văn, nhóm sách Anh) : 3. 2. 1 = 6
Vậy số cách xếp là : 24. 6. 6. 6 = 5184 ( cách)
Bài 2: Một trường học dự kiến tạo mã số thẻ thư viện cho học sinh. Mỗi mã thẻ có 3 kí tự gồm một chữ cái tiếng Anh viết hoa đứng trước hai chữ số ( ví dụ : A06; J75; Z24; ...). Trường có 2085 học sinh. Hãy cho biết việc tạo mã thẻ như vậy có đủ để cấp cho mỗi học sinh một mã riêng hay không ?
Trả lời:
Bảng chữ cái tiếng Anh có 26 chữ cái ; có 10 chữ số ( 0; 1; 2; 3;...; 8; 9)
Số mã thẻ tối đa có thể tạo ra là : 26. 10. 10 = 2600 ( mã) > 2085
Vậy việc tạo mã thẻ như vậy có đủ để cấp cho mỗi học sinh một mã riêng.
Bài 3: Có bao nhiêu số tự nhiên có 2 chữ số mà chữ số hàng chục nhỏ hơn chữ số hàng đơn vị ?
Trả lời:
+) chữ số hàng chục là 1 => chữ số hàng đơn vị là 2; 3;..; 8; 9 => có 8 số
+) chữ số hàng chục là 2 => chữ số hàng đơn vị là 3; 4;...; 8; 9 => có 7 số
....
+) chữ số hàng chục là 8 => chữ số hàng đơn vị là 9 => có 1 số
Vậy có tất cả : 8 + 7 + 6 + 5 + 4 + 3 + 2 + 1 = 36 ( số)
Bài 4: Trong một tuần, bạn Hưng dự định mỗi ngày đi tham quan một địa điểm ở Hà Nội trong danh sách 10 địa điểm. Hỏi bạn Hưng có thể lập được bao nhiêu kế hoạch đi tham quan các địa điểm ở Hà Nội (mỗi địa điểm đi không quá một lần)?
Trả lời:
Một tuần có bảy ngày và mỗi ngày tham quan một địa điểm.
Có 10 cách chọn địa điểm vào thứ hai.
Có 9 cách chọn địa điểm vào thứ ba.
Có 8 cách chọn địa điểm vào thứ tư.
Có 7 cách chọn địa điểm vào thứ năm.
Có 6 cách chọn địa điểm vào thứ sáu.
Có 5 cách chọn địa điểm vào thứ bảy.
Có 4 cách chọn địa điểm vào chủ nhật.
Vậy theo quy tắc nhân ta có: 10. 9. 8. 7. 6. 5. 4 = 604800 cách.
4. VẬN DỤNG CAO ( 4 CÂU)
Bài 1: Có 3 học sinh nữ và 4 học sinh nam cùng xếp theo một hàng ngang. Hỏi có bao nhiêu cách xếp :
a) Học sinh cùng giới đứng cạnh nhau.
b) Học sinh nữ và nam xếp xen kẽ.
Trả lời:
a) Xếp học sinh nữ thành 1 hàng ta có : 3. 2. 1 = 6 ( cách)
Xếp học sinh nam thành 1 hàng ta có : 4. 3. 2. 1 = 24 ( cách)
Hoán đổi vị trí của 2 nhóm trên có 2 cách
Vậy có số cách xếp là : 6. 24. 2= 288 ( cách)
b) Hàng xếp được phải thỏa mãn : nam – nữ – nam – nữ – nam – nữ – nam
Có 4 cách chọn một học sinh nam cho vị trí thứ nhất
Có 3 cách chọn một học sinh nữ cho vị trí thứ hai
Số cách chọn cho các vị trí tiếp theo lần lượt là : 3; 2; 2; 1
Vậy số cách xếp là : 4. 3. 3. 2. 2. 1= 144 ( cách)
Bài 2: Phân tích số 9000 ra thừa số nguyên tố rồi tìm số ước nguyên dương của nó
Trả lời:
9000 = 23 .32. 53
Một ước nguyên dương của 9000 có dạng 2a .3b. 5c
( a, b, c N ; 0 ≤ a ≤ 3 ; 0 ≤ b ≤ 2; 0 ≤ c ≤ 3)
Có 4 cách chọn a ; có 3 cách chọn b; có 4 cách chọn c
=> số ước nguyên dương của 9000 là 4. 3. 4 = 48 (ước)
Bài 3: Một bàn dài có 2 dãy ghế đối diện nhau, mỗi dãy gồm 6 ghế. Người ta muốn xếp chỗ ngồi cho 6 học sinh trường A và 6 học sinh trường B. Hỏi có bao nhiêu cách xếp chỗ ngồi sao cho bất kì 2 học sinh nào ngồi cạnh nhau hoặc đối diện nhau thì khác trường nhau.
Trả lời:
Ta đánh số vị trí 12 ghế ngồi như sau :
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
12 | 11 | 10 | 9 | 8 | 7 |
Chọn 2 học sinh xếp vào vị trí số 1 và 12 có 12 và 6 cách chọn
Chọn 2 học sinh xếp vào vị trí số 2 và 11 có 5 và 5 cách chọn
Chọn 2 học sinh xếp vào vị trí số 3 và 10 có 4 và 4 cách chọn
Chọn 2 học sinh xếp vào vị trí số 4 và 9 có 3 và 3 cách chọn
Chọn 2 học sinh xếp vào vị trí số 5 và 8 có 2 và 2 cách chọn
Chọn 2 học sinh xếp vào vị trí số 6 và 7 có 1 và 1 cách chọn
=> Số cách xếp là : 12. 6. 5. 5. 4. 4. 3. 3. 2. 2. 1. 1 = 1036800
Bài 4 : Cho các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5 .Hỏi có thể lập được bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau chia hết cho 4 ?
Trả lời:
+) Số có 4 chữ số chia hết cho 4 ó 2 chữ số cuối của nó là số chia hết cho 4
+) gọi số cần tìm là
+) ⁝ 4 => {04; 12; 20; 24; 32; 40; 52}
+) TH1 : {04; 20; 40} ( có 3 cách chọn)
Có 4 cách chọn a; có 3 cách chọn b => có : 3.4.3 = 36 ( số)
+) TH2 : {12; 24; 32; 52} ( có 4 cách chọn)
Có 3 cách chọn a; có 3 cách chọn b => có : 4.3.3 = 36 ( số)
=> Có tất cả : 36 + 36 = 72 ( số)
=> Giáo án điện tử toán 10 chân trời bài 1: Quy tắc cộng và quy tắc nhân