Đáp án Công dân 9 kết nối Bài 2: Khoan dung

File đáp án Công dân 9 kết nối tri thức Bài 2: khoan dung. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

BÀI 2. KHOAN DUNG

MỞ ĐẦU

Em hiểu như thế nào về lời chia sẻ sau đây của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?

“Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn”

Hướng dẫn chi tiết:

Qua lời chia sẻ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ta thấy được rằng ông đặc biệt đề cao lòng vị tha. Thay vì “giận hờn, trách móc” thì chúng ta nên mở rộng lòng mình và phải “biết thứ tha” cho những gì đã xảy ra với một tấm lòng thanh thản, bao dung và độ lượng. Chính vì lẽ đó mà sự bao dung và lòng thanh thản chính là thứ “bất biến” giúp cho con người đối mặt và vượt qua “vạn biến” của cuộc đời.

1. KHÁI NIỆM, BIỂU HIỆN VÀ GIÁ TRỊ CỦA KHOAN DUNG

Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi:

  1. Em hãy nêu những việc làm của Bình Định vương Lê Lợi đối với quân Minh. Những việc làm đó thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? Nêu ý nghĩa của những việc làm đó.
  2. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện lòng khoan dung của Bác Hồ trong thông tin 2 và nêu ý nghĩa của lòng khoan dung đó
  3. Theo em, thế nào là lòng khoan dung? Hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống

Hướng dẫn chi tiết:

  1. Những việc làm của Bình Định vương Lê Lợi đối với quân Minh: tha mạng sống cho quân Minh

Ý nghĩa: nhằm dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, giữ lại tiếng thơm muôn đời.

  1. Những chi tiết thể hiện lòng khoan dung của Bác Hồ:

+ “trong mấy triệu người cũng có người thế nào thế khác…đại đội”

+ “lấy tinh thần thân ái mà cảm hoá họ”

+ “tôi mong một ngày gần đây….hai dân tộc”

+ “yên lòng và sống dưới sự che chở của chúng tôi”.

- Ý nghĩa: Qua những dòng bộc bạch của Bác Hồ, có thể thấy được rằng lòng khoan dung của Bác đã làm dịu đi mối quan hệ giữa hai dân tộc, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn

  1. Lòng khoan dung là một đức tính cao đẹp của con người, thể hiện ở sự rộng lượng, vị tha, độ lượng với người khác.

- Biểu hiện của lòng khoan dung:

+ Biết thông cảm cho những sai sót, khuyết điểm của người khác và sẵn sàng tha thứ khi họ biết hối lỗi.

+ Cởi mở, tiếp thu ý kiến khác biệt, không áp đặt suy nghĩ của bản thân lên người khác.

+ Sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.

+ Biết yêu thương, đùm bọc, gắn kết với mọi người xung quanh.

+ Biết kiềm chế bản thân, không nóng giận, thù hận khi gặp mâu thuẫn, bất đồng.

2. THỰC HIỆN NHỮNG VIỆC LÀM THỂ HIỆN SỰ KHOAN DUNG TRONG CUỘC SỐNG

Em hãy quan sát các hình ảnh, kết hợp đọc những trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

  1. Dựa và biểu hiện của lòng khoan dung, em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của các chủ thể trong những hình ảnh, trường hợp trên?
  2. Em có lời khuyên gì đối với những chủ thể thiếu khoan dung trong những hình ảnh và trường hợp trên?
  3. Theo em, để có lòng khoan dung, chúng ta cần làm gì?

Hướng dẫn chi tiết:

  1. Bức tranh 1: Bạn nữ đã nhận thức được lỗi lầm của mình và cảm thấy rất hối lỗi, người bạn đồng hành cũng xoa dịu tâm trạng xót xa, ân hận của bạn

Bức tranh 2: Bạn nam khuyên bạn nữ không nên chấp nhận tha thứ của bạn K, điều này cho thấy bạn nam thiếu lòng khoan dung

Bức tranh 3: Mọi người chưa thể hiện lòng khoan dung khi không chấp nhận tha thứ cho lỗi lầm của anh H. Riêng T đã thể hiện lòng khoan dung, độ lượng của bản thân rất rõ ràng để giúp anh H sớm hoà nhập cộng đồng

  1. Lời khuyên của em dành cho những chủ thể thiếu khoan dung là:

- Hãy dành thời gian để lắng nghe quan điểm của người khác, ngay cả khi bạn thấy khó chấp nhận. Việc thể hiện sự thấu hiểu có thể giúp giảm bớt căng thẳng và tạo cơ hội cho đối thoại.

- Khi bạn đã lắng nghe quan điểm của người khác, hãy chia sẻ quan điểm của bạn một cách tôn trọng và cởi mở. Tránh phán xét hoặc chỉ trích họ, thay vào đó hãy tập trung vào việc giải thích quan điểm của bạn một cách rõ ràng và súc tích

  1. Để có lòng vị tha, chúng ta cần:

- Dành thời gian để tìm hiểu về những người khác, về văn hóa và quan điểm sống của họ. Cố gắng nhìn nhận mọi việc từ nhiều góc độ khác nhau để có thể thấu hiểu và đồng cảm với người khác hơn.

- Tôn trọng sự khác biệt: Mỗi người đều là một cá thể độc đáo với những điểm mạnh, điểm yếu và quan điểm riêng. Hãy tôn trọng sự khác biệt của người khác, ngay cả khi bạn không đồng ý với họ.

- Biết tha thứ: Tha thứ không có nghĩa là bạn quên đi những lỗi lầm của người khác, mà là bạn buông bỏ sự tức giận và oán hận. Tha thứ giúp bạn giải phóng bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực và mang lại cho bạn sự bình an trong tâm hồn.

LUYỆN TẬP:

Câu 1: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn về lòng khoan dung, từ đó xác định biểu hiện, ý nghĩa và rút ra bài học về lòng khoan dung?

Hướng dẫn chi tiết:

Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn về lòng khoan dung:

- Thương nhau chín bỏ làm mười

=> Ý nghĩa và bài học: Khi đã thương nhau thì sẵn sàng bỏ qua, thay vì giận hờn trách móc, chúng ta có thể vun vén mà tha thứ cho nhau

- Một sự nhịn là chín sự lành

=> Ý nghĩa và bài học: khuyên chúng ta nên biết nhường nhịn, nhún nhường một chút để đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài về sau.

- Trẻ nhà người như trẻ nhà ta

=> Ý nghĩa và bài học: hãy yêu thương, khoan dung với những đứa trẻ như những đứa con ruột thịt của mình.

- Tha thứ người tức là tự tha thứ mình

=> ý nghĩa  và bài học: Thể hiện sự quý trọng đối với những người có đức tính khoan dung, độ lượng, tha thứ, vị tha. Chỉ cần người có tấm lòng khoan dung, vị tha, độ lượng sẽ có cuộc sống bình yên và nhàn nhã hơn.

Câu 2: Em đồng tình/không đồng tình với ý kiến nào dưới đây về lòng khoan dung? Vì sao?

  1. Khoan dung là bỏ qua mọi lỗi lầm của người khác
  2. Không biết tha thứ cho bản thân mình là không khoan dung
  3. Khoan dung là phải quyết liệt phê phán tất cả những người mắc sai lầm
  4. Khoan dung là chấp nhận mọi sở thích, thói quen của người khác

Hướng dẫn chi tiết:

  1. Không đồng tình. Vì: Bỏ qua mọi lỗi lầm không có nghĩa là dung túng cho những hành vi sai trái. Chúng ta vẫn cần lên án những hành vi này và giúp đỡ người khác sửa chữa sai lầm.
  2. Đồng tình. Lòng khoan dung không chỉ dành cho người khác mà còn dành cho chính bản thân mình. Khi chúng ta mắc lỗi, thay vì tự trách móc bản thân, hãy học cách tha thứ cho chính mình. Việc tha thứ cho bản thân giúp chúng ta giải phóng bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực và tiếp tục tiến về phía trước
  3. Không đồng tình.Phê phán những người mắc sai lầm là điều cần thiết, nhưng phê phán một cách quyết liệt và thiếu khoan dung không phải là cách giải quyết tốt nhất. Việc phê phán một cách gay gắt có thể khiến người khác tổn thương và không muốn sửa chữa sai lầm.
  4. Không đồng tình. Khoan dung bao hàm sự tôn trọng đối với sự khác biệt của người khác. Chúng ta nên chấp nhận mọi sở thích, thói quen của người khác, ngay cả khi chúng ta không đồng ý với họ. Tuy nhiên: Chấp nhận không có nghĩa là đồng tình. Chúng ta vẫn có thể bày tỏ quan điểm của mình một cách tôn trọng và lịch sự.

Câu 3: Từ câu danh ngôn dưới đây, em hãy viết một đoạn văn về tác hại của sự thiếu khoan dung trong cuộc sống:

“Không khoan dung cũng là một hình thức bạo lực và là trở ngại cho sự phát triển của một tinh thần dân chủ thật sự”

Hướng dẫn chi tiết:

Câu danh ngôn "Không khoan dung cũng là một hình thức bạo lực và là trở ngại cho sự phát triển của một tinh thần dân chủ thật sự" của Mahatma Gandhi đã vạch trần một cách sâu sắc những tác hại nguy hiểm của sự thiếu khoan dung trong cuộc sống. Thứ nhất, sự thiếu khoan dung là mầm mống cho bạo lực. Khi con người không tôn trọng, thấu hiểu và dung hòa những khác biệt, họ dễ dàng sử dụng bạo lực để áp đặt quan điểm và ý chí của bản thân lên người khác. Bạo lực có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ bạo lực ngôn ngữ, bạo lực tinh thần đến bạo lực thể xác, gây ra những tổn thương nặng nề về cả thể chất và tinh thần cho nạn nhân. Thứ hai, sự thiếu khoan dung kìm hãm sự phát triển của một tinh thần dân chủ thật sự. Dân chủ là nền tảng cho một xã hội văn minh, nơi mỗi cá nhân đều được tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp và tự do lựa chọn. Tuy nhiên, nếu con người không khoan dung với những quan điểm khác biệt, họ sẽ dễ dàng đàn áp, cấm đoán và loại bỏ những ý kiến trái chiều, từ đó kìm hãm sự phát triển của một xã hội dân chủ đa dạng và cởi mở. Thứ ba, sự thiếu khoan dung tạo ra rào cản cho sự tiến bộ và phát triển. Khi con người không tôn trọng và học hỏi từ những nền văn hóa, tư tưởng khác nhau, họ sẽ tự giới hạn bản thân trong một "vùng an toàn" của những ý tưởng và niềm tin cố hữu. Điều này cản trở sự giao lưu, trao đổi và học hỏi, từ đó kìm hãm sự phát triển khoa học, kỹ thuật và văn hóa của xã hội. Như vậy, sự thiếu khoan dung là một vấn đề nguy hại cần được giải quyết triệt để. Mỗi cá nhân cần rèn luyện lòng khoan dung, tôn trọng sự khác biệt và học cách thấu hiểu, đối thoại với những quan điểm trái chiều. Chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng một xã hội khoan dung, cởi mở, nơi mỗi cá nhân đều được tôn trọng và có cơ hội phát triển toàn diện.

Câu 4: Em hãy đọc các tình huống sau để trả lời câu hỏi:

  1. D luôn cảm thấy day dứt vì đã mắc lỗi với ông nội. Bây giờ, ông đã mất, D càng cảm thấy ân hận vì không còn cơ hội để nhận lỗi với ông nữa.

Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên D điều gì?

  1. Do không tìm hiểu kỹ, Q nói vói thầy giáo rằng P làm hỏng thiết bị của phòng thí nghiệm. Bị phê bình oan, P giận và nói sẽ không bao giờ chơi với Q nữa. Cuối năm học, Q cùng gia đình chuyển tới nơi khác. Trước khi đi, Q nhắn tin muốn gặp để chào và xin lỗi P. Khi ấy, P vẫn còn giận Q nên băn khoăn không biết có nên gặp Q không.

Theo em, P nên làm gì?

  1. K rủ T tham gia một nhóm bạn. Trong nhóm đó có một số người hay bình luận khiếm nhã về trang phục, hình dáng và đời tư của người khác.

Hướng dẫn chi tiết:

  1. Em sẽ khuyên D sớm buông bỏ những nỗi niềm trong lòng bởi những gì của quá khứ. Hãy biết cho qua và tha thứ cho chính bản thân mình. Điều này không chỉ là thay đổi quá khứ mà còn thay đổi tương lai, hãy cố gắng sống và đối xử tốt với những thân xung quanh mình.
  2. Theo em, P nên tới gặp Q để giải quyết mọi hiểu lầm, sẵn sàng mở rộng vòng tay để tha thứ cho Q vì cô bạn cũng đã nhận thức được lỗi lầm của mình, giữ liên lạc với Q sau khi Q chuyển đi
  3. T nên trao đổi với K về tình hình của nhóm bạn đó, bộc lộ quan điểm, suy nghĩ của bản thân về những người bạn đó

Câu 5: Em hãy nêu một số tình huống thường gặp trong cuộc sống đòi hỏi lòng khoan dung và đưa ra cách ứng xử theo bảng gợi ý sau:

Không gian

Tình huống

Cách ứng xử

Gia đình

Nhà trường

Xã hội

Hướng dẫn chi tiết:

Không gian

Tình huống

Cách ứng xử

Gia đình

A và mẹ cùng đi siêu thị mua sắm. Do A chơi đùa nên đã làm vỡ bình hoa được trưng bày trong siêu thị, mẹ A nghe vậy liền quay ra trách móc A nặng nề mặc cho A đã khóc lóc, xin lỗi mẹ

Với trường hợp bên, mẹ A nên giữ bình tĩnh để giải quyết chuyện bình hoa, chỉ rõ khuyết điểm và hậu quả của hành vi chơi đùa trong siêu thị, cho A hiểu rõ và có cơ hội được sửa sai

Nhà trường

Do gia đình gặp một số biến cố,  khiến cho bạn N không chú tâm vào học hành, vừa đi học muộn vừa không làm bài tập, chểnh mảng dẫn tới bài kiểm tra trên lớp bị điểm rất kém khiến cô giáo nóng giận. N bị cô giáo mắng trên lớp với những ngôn ngữ xúc phạm khiến N rất xấu hổ. Tuy vậy, được bạn bè cùng lớp động viên, N đã lấy lại tinh thần học tập ngay lập tức

Trong trường hợp như vậy, cô giáo nên lắng nghe hoàn cảnh của N để thấu hiểu, động viên, giúp đỡ N vượt qua giai đoạn khủng hoảng trong giai đoạn gia đình N gặp biến cố.

Xã hội

Anh H từng là viên chức nhà nước tuy nhiên, anh bị bắt bởi đã nhận hối lộ trong quá trình anh làm việc. Sau 7 năm trong tù, anh H với mong muốn tái hoà nhập cộng đồng nhưng thực tế phũ phàng, hàng xóm và những người xung quanh tỏ ra xa lánh, nói xấu sau lưng, dèm pha quá khứ của H, coi anh H là “tội đồ không có tương lai” khiến anh H tự ti, mất niềm tin trong cuộc sống

Trong trường hợp như vậy, Hàng xóm của anh H nên đón nhận, giúp đỡ H ổn định cuộc sống trong giai đoạn đầu, coi anh H như một người bình thường, đối xử với anh H một cách hoà nhã giúp anh trở lại cuộc sống bình thường.

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy thiết kế một sản phẩm (bức tranh, thông điệp, tiểu phẩm, đoạn thơ,…) về vai trò của lòng khoan dung trong cuộc sống và chia sẻ ý nghĩa của sản phẩm đó.

Hướng dẫn chi tiết:

Gợi ý: Học sinh có thể viết đoạn thơ hoặc cùng các bạn làm đoạn tiểu phẩm ngắn về lòng khoan dung.

Ý nghĩa: Lòng khoan dung giúp con người dễ dàng kết nối, vun đắp và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Khi ta biết tôn trọng, thấu hiểu và chấp nhận những điểm khác biệt của người khác, họ sẽ cảm thấy được trân trọng và yêu thương, từ đó tạo dựng sự tin tưởng và gắn kết trong mối quan hệ.

Câu 2: Em hãy viết một bức thư gửi tới người mà em cảm thấy ân hận khi đã từng cư xử thiếu khoan dung với họ.

Hướng dẫn chi tiết:

Gửi Tiến,

Chào cậu, dạo này sức khỏe cậu thế nào rồi? Cuộc sống của cậu ở Trung Quốc vẫn ổn chứ? Tình hình học tập hiện tại của cậu thế nào rồi? Cậu đã làm quen được những người bạn mới chưa?

Mỗi ngày đến lớp, không thấy hình bóng của cậu ở chỗ ngồi quen thuộc, tớ thấy thật trống vắng. Lúc nào tớ cũng cảm thấy hối tiếc khi chiều hôm đó không đến tiễn cậu ở sân bay do tính trẻ con của tớ. Tớ hối hận lắm. Giá như lúc đó, tớ lắng nghe cậu nói thì ngày hôm nay, tình bạn của chúng ta đã không xa cách đến vậy,

Tớ mong rằng cậu sẽ tha thứ cho tớ.

Hà Nội, ngày 5 tháng 3 năm 2024

Bạn thân của cậu,

Hòa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Công dân 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay