Đáp án Toán 9 chân trời Chương 8 Bài 1: Không gian mẫu và biến cố

File đáp án Toán 9 chân trời sáng tạo Chương 8 Bài 1: Không gian mẫu và biến cố. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

BÀI 1. KHÔNG GIAN MẪU VÀ BIẾN CỐ

KHỞI ĐỘNG

Một túi nhựa 4 viên bi được đánh số như hình bên. Lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi từ túi. Bạn Long và bạn Hà có ý kiến về các kết quả có thể xảy ra như sau:

Theo em, bạn nào nói đúng?

Hướng dẫn chi tiết:

Bạn Hà nói đúng vì có tất cả 4 cách lấy là: lấy trúng bi xanh số 1, lấy trúng bi xanh số 2, lấy trúng bi xanh số 3, lấy trúng bi đỏ số 4.

1. KHÔNG GIAN MẪU

Hướng dẫn chi tiết: hoạt động 1 trang 52 sgk toán 9 tập 2 ctst

Hộp thứ nhất có 1 viên bi xanh. Hộp thứ hai có 1 viên bi xanh và một viên bi đỏ. Bạn Xuân lấy ra 1 viên bi từ hộp thứ nhất. Bạn Thu lấy ra 1 viên bi từ hộp thứ hai.

a) Phép thử của bạn Xuân có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?

b) Phép thử của bạn Thu có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?

Hướng dẫn chi tiết:

a) Phép thử của bạn Xuân có 1 kết quả thể xảy ra.

b) Phép thử của bạn Thu có 2 kết quả có thể xảy ra.

Hướng dẫn chi tiết: thực hành 1 trang 54 sgk toán 9 tập 2 ctst

Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? Tại sao?

a) Chọn ra lần lượt hai tấm thẻ từ hộp có 2 tấm thẻ như Hình 3a.

b) Chọn bất kì 1 quyển sách từ giá như Hình 3b.

c) Chọn 1 cây bút chì từ ống bút như Hình 3c.

Hướng dẫn chi tiết:

a) Hoạt động này là phép thử ngẫu nhiên vì ta không thể biết được tấm đầu tiên ta lấy ra được màu gì nhưng ta có thể đoán được có 2 khả năng xảy ra.

b) Hoạt động này là phép thử ngẫu nhiên vì ta không thể biết được quyển sách nào được lấy đầu tiên và phép thử này có thể có nhiều kết quả xảy ra.

c) Hoạt động này không phải là phép thử ngẫu nhiên vì ta có thể biết được chắc chắn kết quả xảy ra.

Hướng dẫn chi tiết: thực hành 2 trang 54 sgk toán 9 tập 2 ctst

Xác định không gian mẫu của các phép thử sau:

a) Gieo 2 lần một đồng xu có 1 mặt xanh và 1 mặt đỏ.

b) Lấy ra 1 quả bóng từ một hộp chứa 3 quả bóng được đánh số 1; 2; 3, xem số, trả lại hộp rồi lại lấy ra 1 quả bóng từ hộp đó.

Hướng dẫn chi tiết:

a) = {(xanh; đỏ), (đỏ; xanh)}.

b) = {(1; 1), (1; 2), (1; 3), (2; 1), (2; 2), (2; 3), (3; 1), (3; 2), (3; 3)}.

Hướng dẫn chi tiết: vận dụng 1 trang 54 sgk toán 9 tập 2 ctst

Xác định không gian mẫu của phép thẻ trong khởi động (trang 52).

Hướng dẫn chi tiết:

= {1; 2; 3; 4}.

2. BIẾN CỐ

Hướng dẫn chi tiết: hoạt động 2 trang 54 sgk toán 9 tập 2 ctst

Cho phép thử gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng nhất. Giả sử kết quả của phép thử là con xúc xắc thứ nhất xuất hiện mặt 1 chấm, con xúc xắc thứ hai xuất hiện mặt 6 chấm. Trong các biến cố sau, biến cố nào xảy ra, biến cố nào không xảy ra?

A: “Tổng số chấm xuất hiện lớn hơn 1”;

B: “Tích số chấm xuất hiện là số chẵn”;

A: “Hai mặt xuất hiện có cùng số chấm ”.

Hướng dẫn chi tiết:

- Biến cố A, B xảy ra.

- Biến cố C không xảy ra vì mặt một chấm khác mặt 6 chấm.

Hướng dẫn chi tiết: thực hành 3 trang 55 sgk toán 9 tập 2 ctst

Một hộp có 4 quả bóng được đánh số lần lượt từ 1 đến 4. Bạn Trọng và bạn Thủy lần lượt lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp.

a) Xác định không gian mẫu phép thử

b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau:

A: “Số ghi trên quả bóng của bạn Trọng lớn hơn số ghi trên quả bóng của bạn Thủy”;

B: “Tổng các số ghi trên 2 quả bóng lấy ra lớn hơn 7”.

Hướng dẫn chi tiết:

a) = {(1; 2), (1; 3), (1; 4), (2; 1), (2; 3), (2; 4), (3; 1), (3; 2), (3; 4), (4; 1), (4; 2), (4; 3)}.

b) - Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (2; 1), (3; 1), (3; 2), (4; 1), (4; 2), (4; 3).

- Có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (4; 4).

Hướng dẫn chi tiết: vận dụng 2 trang 55 sgk toán 9 tập 2 ctst

Ba khách hàng M, N, P đến quầy thu ngân cùng một lúc. Nhân viên thu ngân sẽ lần lượt chọn ngẫu nhiên từng người để thanh toán.

a) Xác định không gian mẫu của phép thử.

b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau:

A: “M được thanh toán cuối cùng”;

B: “N được thanh toán trước P”;

C: “M được thanh toán”.

Hướng dẫn chi tiết:

a) = {(M; N; P), (M; P; N), (N; M; P), (N; P; M), (P; M; N), (P; N; M)}.

b) - Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (N; P; M), (P; N; M).

- Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (M; N; P), (N; M; P), (N; P; M).

3. GIẢI BÀI TẬP CUỐI SÁCH

Hướng dẫn chi tiết: bài 1 trang 56 sgk toán 9 tập 2 ctst

Một hộp chứa 1 quả bóng màu xanh, 1 quả bóng màu vàng và 1 quả bóng màu đỏ. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? Hãy xác định không gian mẫu của phép thử ngẫu nhiên đó.

a) Lấy bất kì 1 quả bóng từ hộp.

b) Lấy đồng thời 3 quả bóng từ hộp.

c) Lấy lần lượt 3 quả bóng từ hộp một cách ngẫu nhiên.

Hướng dẫn chi tiết:

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Toán 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay