Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời Bài 5 Đọc 2: Cái chúc thư
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 5 Đọc 2: Cái chúc thư. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: CÁI CHÚC THƯ
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu là một hành động kịch qua lời độc thoại của nhân vật Khiết?
A. Tôi muốn kí lắm, nhưng mà tay tôi bị liệt không kí được.
B. Để tôi nghĩ xem có còn người bạn nào để làm thêm một phụ khoản giao thác di sản không?
C. Cháu đỡ lấy nó. Và để thưởng công cho chị Lý, vì thị đã chăm nom, nâng đơx tôi, tôi để lại cho thị…
D. Không có
Câu 2: Đâu là một hành động kịch qua cử chỉ/hành vi của nhân vật Lý?
A. Đánh khiết
B. Vờ khóc
C. Ngất đi
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Văn bản được phóng tác từ tác phẩm của tác giả nào?
A. William Shakespeare
B. Regnard
C. Aleksis Kivi
D. Văn bản do chính tác giả sáng tác.
Câu 4: Đâu là hành động thể hiện qua lời thoại dưới dạng phản công?
A. Thứ nhất tôi muốn trả hết công nợ
B. Nếu mà người ta làm cho tôi giận, thì tôi sẽ tăng lên ba trăm ngàn cho mà xem!
C. À! Thằng phản bội!
D. Thôi thế đủ bộ rồi, chị xuống bảo người công chứng lên đi
Câu 5: Dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản “Cái chúc thư” là hài kịch?
A. Vì nó mang đậm phong cách của truyện cười hiện đại nhưng được thể hiện dưới dạng kịch
B. Vì nó đảm bảo được các yếu tố của kịch và màu sắc dân chủ
C. Vì trong văn bản có những hành động, chi tiết,… gây cười để chế giễu các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch,…; ngoài ra còn có hình thức của kịch
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Điểm tương đồng trong tính cách của các nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý là gì?
A. Cả ba đều mưu mô, xảo quyệt, tham lam: thể hiện qua việc bày ra kế hoạch lừa công chứng viên để chiếm đoạt tài sản của cụ Di Lung
B. Cả ba đều đểu giả: thể hiện qua việc miệng thì nói những lời nhân nghĩa nhưng trong lòng thì ngược lại hoàn toàn
C. Cả ba đều giỏi diễn xuất: thể hiện qua việc lừa được công chứng viên
D. Cả A và B
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Xung đột kịch trong văn bản là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém” hay giữa “cái thấp kém” với “cái cao cả”? Hãy giải thích ý kiến của em.
Câu 2 (2 điểm): Em hãy phân tích tính cách nhân vật Lý.
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Cái chúc thư”?
A. Vũ Đình Long
B. Lưu Quang Vũ
C. Nguyễn Huy Tưởng
D. Học Phi
Câu 2: Thận Trọng là:
A. Công chứng viên
B. Luật sư
C. Thư kí
D. Em trai Hy Lạc
Câu 3: Đâu là điểm khác biệt trong tính cách của các nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý?
A. Khiết mưu mô, xảo quyệt hơn cả Hy Lạc và Lý: thể hiện qua việc tự mình cho mình một phần tài sản của cụ Di Lung.
B. Lý và Hy Lạc đểu giả: thể hiện qua việc miệng thì nói những lời nhân nghĩa nhưng trong lòng thì ngược lại hoàn toàn.
C. Hy Lạc lúc đầu tỏ vẻ quý mến Khiết nhưng khi thấy Khiết làm quá thì trở mặt ngay.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Qua lời đối thoại và lời độc thoại nội tâm của các nhân vật cho thấy cảm xúc gì của tác giả?
A. Khen ngợi
B. Mỉa mai
C. Căm ghét
D. Tự hào
Câu 5: Nhận định sau là đúng hay sai:
“Nhân vật cụ Di Lung tuy không xuất hiện nhưng thực ra vẫn luôn luôn có mặt trong các Lớp kịch III, IV, V, VI.”
A. Đúng
B. Sai
C. Cả A và B đều đúng
D. Không có đáp án
Câu 6: Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản trên?
A. Đừng bao giờ tin tưởng giao việc quan trọng cho đầy tớ của mình
B. Chúng ta không nên dễ dàng tin những lời người khác nói vì bản chất của họ có thể khác hoàn toàn
C. Không nên có mưu đồ bất chính, không nên nói những lời giả tạo vì điều đó chỉ khiến xã hội nguyền rủa
D. Không có thông điệp gì, vì đây chỉ là một phần nhỏ của vở kịch, những nhân vật trong văn bản cũng chưa nhận hậu quả gì
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Những dấu hiệu nào cho biết văn bản Cái chúc thư là hài kịch?
Câu 2 (2 điểm): Tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp gì qua văn bản trên? Căn cứ vào đâu để xác định như vậy?
=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 5 Đọc 2: Cái chúc thư