Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 10: TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng

  1. hòa tan trong dung môi .
  2. thể rắn.
  3. thể nguyên tử.
  4. thể khí.

Câu 2: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ

  1. Bơm protein và tiêu tốn ATP.
  2. Sự khuếch tán của các ion qua màng.
  3. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”.
  4. Sự biến dạng của màng tế bào.

Câu 3: Các chất tan trong lipit được vận chuyển vào trong tế bào qua

  1. lớp kép phospholopid.
  2. kênh protein xuyên màng.
  3. kênh protein đặc biệt.
  4. các lỗ trên màng.

Câu 4: Trong các nhóm chất sau, nhóm chất nào dễ dàng đi qua màng tế bào nhất?

  1. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước lớn.
  2. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn.
  3. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ.
  4. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước nhỏ.

Câu 5: Cho các phương thức vận chuyển các chất sau:

(1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid.

(2) Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng.

(3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào.

(4) Nhờ kênh protein đặc hiệu và tiêu hao ATP.

Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào?

  1. 4
  2. 3
  3. 2
  4. 1

Câu 6: Các chất thải, chất độc hại thường được đưa ra khỏi tế bào theo phương thức vận chuyển

(1) Thẩm thấu

(2) Khuếch tán

(3) Vận chuyển tích cực

Phương án trả lời đúng là:

  1. (1), (2)
  2. (1), (3)
  3. (2), (3)
  4. (1), (2) và (3)

Câu 7: Cho các hoạt động chuyển hóa sau:

(1) Hấp thụ và tiêu hóa thức ăn

(2) Dẫn truyền xung thần kinh

(3) Bài tiết chất độc hại

(4) Hô hấp

Có mấy hoạt động cần sự tham gia của vận chuyển chủ động?

  1. 3
  2. 2
  3. 1
  4. 4

Câu 8: Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, hiện tượng xảy ra là

  1. Tế bào hồng cầu trương lên và bị vỡ.
  2. Tế bào hồng cầu không thay đổi.
  3. Tế bào hồng cầu co lại.
  4. Tế bào hồng cầu lúc đầu trương ra, lúc sau co lại.

Câu 9: Ngâm rau xà lách vào dung dịch nước. Nước là môi trường gì?

  1. Đồng trương.
  2. Ưu trương.
  3. Nhược trương.
  4. Đẳng trương.

Câu 10: Một tế bào nhân tạo có nồng độ chất tan là 0,5M (chỉ chứa NaCl). Dung dịch nào sau đây là môi trường đẳng trương của tế bào

  1. Dung dịch NaCl 0,5 M.
  2. Dung dịch NaCl 0,2M.
  3. Dung dịch NaCl 0,1M.
  4. Nước cất.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

A

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

A

C

A

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức

  1. Nhờ kênh protein đặc biệt.
  2. Khuếch tán qua lớp kép phospholipid.
  3. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào.
  4. Vận chuyển chủ động.

 

Câu 2: Nhập bào là phương thức vận chuyển

  1. Chất có kích thước nhỏ và mang điện.
  2. Chất có kích thước nhỏ và phân cực.
  3. Chất có kích thước nhỏ và không tan trong nước.
  4. Chất có kích thước lớn.

 

Câu 3: Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng tế bào phải sử dụng “chất mang”. “Chất mang” chính là các phân tử?

  1. Protein bám màng.
  2. Phospholipid.
  3. Protein xuyên màng.
  4. Cholesterol.

Câu 4: Cho các ý sau (với chất A là chất có khả năng khuếch tán qua màng tế bào):

(1) Chênh lệch nồng độ của chất A ở trong và ngoài màng.

(2) Kích thước, hình dạng và đặc tính hóa học của chất A.

(3) Đặc điểm cấu trúc của màng, nhu cầu của tế bào.

(4) Kích thước và hình dạng của tế bào

Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào những điều nào trên đây?

  1. (1), (2), (3)
  2. (1), (2), (4)
  3. (1), (3), (4)
  4. (2), (3), (4)

 

Câu 5: Co nguyên sinh là hiện tượng

  1. Cả tế bào co lại.
  2. Khối nguyên sinh chất của tế bào bị co lại.
  3. Màng nguyên sinh bị dãn ra.
  4. Nhân tế bào co lại làm cho thể tích của tế bào bị thu nhỏ lại.

 

Câu 6: Khi ở môi trường ưu trương, tế bào bị co nguyên sinh vì

  1. Chất tan khuếch tán từ tế bào ra môi trường.
  2. Nước thẩm thấu từ tế bào ra môi trường.
  3. Nước thẩm thấu từ môi trường vào tế bào.
  4. Chất tan khuếch tán từ môi trường vào tế bào.

 

Câu 7: Mục đích của thí nghiệm co nguyên sinh là để xác định

(1) Tế bào đang sống hay đã chết.

(2) Kích thước của tế bào lớn hay bé.

(3) Khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu.

(4) Tế bào thuộc mô nào trong cơ thể.

Phương án đúng trong các phương án trên là:

  1. (1), (2)
  2. (2), (3)
  3. (3), (4)
  4. (1), (3)

 

Câu 8: Cho tế bào vảy hành vào dung dịch A và quan sát thấy có hiện tượng co nguyên sinh. Đối với tế bào hành, dung dịch A là:

  1. Có áp suất thẩm thấu nhỏ.
  2. Ưu trương.
  3. Nhược trương.
  4. Đẳng trương.

 

Câu 9: Ngâm tế bào thực vật vào môi trường A thấy có hiện tượng co chất nguyên sinh. Sau đó chuyển tế bào sang môi trường B thấy có hiện tượng phản co nguyên sinh. Xác định tên 2 môi trường A và B?

  1. A là môi trường nhược trương và B là môi trường ưu trương.
  2. A là môi trường ưu trương và B là môi trường nhược trương.
  3. A là môi trường đẳng trương và B là môi trường nhược trương.
  4. A là môi trường nhược trường và B là môi trường đẳng trương.

 

Câu 10: Trong môi trường ưu trương, tế bào sẽ:

  1. Không có sự trao đổi nước qua màng.
  2. Nước vào hay ra khỏi tế bào ở cùng tốc độ.
  3. Thu nước.
  4. Mất nước.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

C

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

D

B

B

D

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (5 điểm). Nêu khái niệm, vai trò, đặc điểm của trao đổi chất qua màng tế bào.

Câu 2 (5 điểm). Phân biệt khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(5 điểm)

-       Khái niệm: Trao đổi chất qua màng tế bào là quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua màng tế bào.

-       Vai trò: Tế bào không thể tồn tại nếu không có hoạt động trao đổi chất với môi trường bên ngoài.

+       Giúp tế bào lấy được các chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.

+       Giúp tế bào đào thải những chất thải phát sinh trong các hoạt động sống của tế bào.

-       Đặc điểm:

+       Tế bào chỉ cho những chất nhất định ra, vào tế bào.

+       Vật chất mà tế bào cần trao đổi với môi trường có thể rất nhỏ như các loại ion cho tới các đại phân tử sinh học, thậm chí cả một tế bào khác.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(5 điểm)

 

Thành phần (màng tế bào) tham gia khuếch tán

Đặc điểm chất khuếch tán

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán

Khuếch tán đơn giản

Lớp kép phospholipid.

Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ: các chất khí, các phân tử kị nước.

Phụ thuộc vào bản chất khuếch tán, sự chênh lệch nồng độ các chất bên trong và bên ngoài cùng thành phần hóa học của lớp phospholipid kép.

Khuếch tán tăng cường

Kênh protein chuyên biệt – protein xuyên màng.

Các chất không thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid của màng tế bào.

Phụ thuộc vào tốc độ khuếch tán và số lượng kênh protein đóng mở trên màng cùng với sự chênh lệch về điện thế giữa hai phía của màng.

2,5 điểm

2,5 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Tại sao các tế bào cần trao đổi chất với môi trường? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển qua màng tế bào?

Câu 2 (6 điểm). Phân biệt môi trường đẳng trưởng, ưu trương, nhược trương.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

-       Các tế bào cần trao đổi chất với môi trường để lấy các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình trao đổi chất và loại bỏ các chất thải. Các chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm các chất như glucose, axit amin, vitamin và khoáng chất. Các chất thải bao gồm các chất như carbon dioxide, nước và các sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất.

-       Màng tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: kích thước của phân tử, tính chất hoá học của phân tử đó, tình trạng của màng tế bào (như độ linh hoạt của màng và sự có mặt của các protein trong màng), cũng như điều kiện môi trường xung quanh tế bào.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Môi trường

Đặc điểm môi trường

Hình dạng tế bào thay đổi khi ở trong các môi trường

Tế bào động vật

Tế bào thực vật

Đẳng trương

Nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào.

Không thay đổi.

Không thay đổi.

Nhược trương

Nồng độ chất tan thấp hơn bên trong tế bào → Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào.

Tế bào trương lên và có thể bị vỡ ra.

Tế bào trương lên nhưng không vỡ ra do có thành tế bào vững chắc.

Ưu trương

Nồng độ chất tan lớn hơn bên trong tế bào → Các phân tử nước thẩm thấu ra ngoài tế bào.

Cả tế bào co lại.

Chất nguyên sinh cùng màng sinh chất co lại, tách khỏi thành tế bào (hiện tượng co nguyên sinh).

2 điểm

2 điểm

2 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong môi trường đẳng trương:

  1. Không có sự di chuyển của nước qua màng tế bào.
  2. Nước ra khỏi tế bào.
  3. Nước vào hay ra khỏi tế bào ở cùng tốc độ.
  4. Nước vào tế bào.

 

Câu 2: Điều kiện của vận chuyển chủ động là

  1. Không tiêu tốn năng lượng
  2. Tiêu tốn năng lượng.
  3. Cần “máy bơm”.
  4. Cả B, C.

 

Câu 3: Phát biểu  nào sau đây không đúng với hình thức vận chuyển chủ động?

  1. Cần ATP.
  2. Dùng để vận chuyển nước.
  3. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp về nơi có nồng độ cao hơn.
  4. Cần kênh protein đặc hiệu.

 

Câu 4: Các bơm đặc hiệu trong phương thức vận chuyển chủ động các chất có bản chất là

  1. Protein
  2. Polysaccharide.
  3. Lipid.
  4. RNA.

 

  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Lấy ví dụ minh họa cho vận chuyển chủ động.

Câu 2 (4 điểm). Khi tế bào thực vật ở trong môi trường nhược trương thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao người ta thường ngâm rau sống vào nước muối loãng trước khi ăn?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

B

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Ví dụ: Tế bào thận sử dụng tới 90 % năng lượng của tế bào để lọc máu và bơm các amino acid và glucose từ nước tiểu trở lại máu; các tế bào niêm mạc dạ dày phải bơm H+ và Cl- vào dạ dày tạo môi trường acid để tiêu hóa thức ăn và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh;…

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

-       Khi tế bào thực vật ở trong môi trường nhược trương (nồng độ chất tan thấp hơn tổng nồng độ chất tan trong tế bào), nhờ có thành tế bào, nước chỉ đi vào một mức độ nhất định làm trương tế bào tạo nên lực cản chống lại sự khuếch tán của các phân tử nước vào tế bào.

-       Nước muối loãng là dung dịch ưu trương. Khi ngâm rau vào, nước ở các tế vào vi khuẩn có trong rau sẽ đi từ trong tế bào đi ra ngoài khiến vi khuẩn mất nước gây co nguyên sinh nên vi khuẩn sẽ không phân chia được.

2 điểm

2 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong môi trường đẳng trương:

  1. Không có sự di chuyển của nước qua màng tế bào.
  2. Nước ra khỏi tế bào.
  3. Nước vào hay ra khỏi tế bào ở cùng tốc độ.
  4. Nước vào tế bào.

 

Câu 2: Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất là

  1. Xuất nhập bào.
  2. Vận chuyển thụ động.
  3. Vận chuyển chủ động.
  4. Khuếch tán trực tiếp.

Câu 3: Năng lượng được sử dụng chủ yếu trong sự vận chuyển chủ động các chất là năng lượng trong phân tử

  1. Na+.
  2. Protein
  3. ATP.
  4. RNA.

 

Câu 4: Các ion có thể qua màng tế bào bằng cách

  1. Có thể khuyếch tán qua kênh prôtein (theo chiều gradien nồng độ)
  2. Có thể vận chuyển (chủ động) qua kênh protein ngược chiều gradien nồng độ.
  3. Có thể nhờ sự khuyếch tán theo hiện tượng vật lý.
  4. A và B.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Tế bào rễ cây hút nước bằng cách nào?

Câu 2 (4 điểm). Nêu khái niệm và cơ chế thẩm thấu.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

C

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Tế bào rễ cây có thể hút được nước từ đất thông qua quá trình thẩm thấu. Sở dĩ, nước có thể thẩm thấu vào tế bào rễ cây vì tế bào của rễ cây có không bào trung tâm lớn, chứa nhiều chất tan nên có áp suất thẩm thấu cao hơn so với môi trường đất.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

-       Khái niệm thẩm thấu: Thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng tế bào.

-       Cơ chế thẩm thấu:

+       Nước di chuyển từ vùng có nhiều phân tử nước (còn gọi là vùng có nồng độ chất tan thấp hoặc vùng có thế nước cao) sang vùng có ít phân tử nước hơn (còn gọi là vùng có nồng độ chất tan cao hoặc vùng có thế nước thấp).

+       Tốc độ thẩm thấu của nước phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu của tế bào.

+       Dựa vào nồng độ chất tan trong dung dịch có dung môi là nước, người ta chia môi trường bên trong và bên ngoài tế bào thành các loại: ưu trương, đăng trương và nhược trương.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay