Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối Bài 8: Tế bào nhân thực

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức Bài 8: Tế bào nhân thực. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 8: TẾ BÀO NHÂN THỰC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bào quan ribosome không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Bên ngoài được bao bọc bởi một màng phospholipid kép.
  2. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé.
  3. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rRNA và protein.
  4. Làm nhiệm vụ sinh học tổng hợp protein cho tế bào.

Câu 2: Tế bào không có bào quan nào?

  1. Ti thể.
  2. Nhân.
  3. Lục lạp.
  4. Trung thể.

Câu 3: Cho các ý sau:

Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài.

Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.

Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan.

Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ.

Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm DNA và protein.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của tế bào nhân thực?

  1. 4
  2. 3
  3. 2
  4. 5

Câu 4: Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là

  1. Có màng nhân, có hệ thống các bào quan.
  2. Có thành tế bào bằng peptidoglycan.
  3. Các bào quan có màng bao bọc.
  4. Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt.

Câu 5: Tế bào ở các sinh vật nào là tế bào nhân thực:

  1. Động vật, thực vật, nấm.
  2. Động vật, thực vật, vi khuẩn.
  3. Động vật, thực vật, virus.
  4. Động vật, nấm, vi khuẩn.

Câu 6: Tế bào nhân thực không có ở:

  1. Người
  2. Thực vật
  3. Vi khuẩn
  4. Động vật

Câu 7: Tế bào chất ở sinh vật nhân thực chứa

  1. Hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung xương tế bào.
  2. Các bào quan không có màng bao bọc.
  3. Chỉ chứa ribosome và nhân tế bào.
  4. Chứa bào tương và nhân tế bào.

Câu 8: Cholesterol có chức năng gì trong màng sinh chất?

  1. Tăng tính ổn định cho màng.
  2. Tạo nên các lỗ nhỏ trên màng giúp hình thành nên các kênh vận chuyển qua màng.
  3. Tăng độ linh hoạt tỏng mô hình khảm động.
  4. Tiếp nhận và xử lý thông tin truyền đạt vào tế bào.

Câu 9: Tế bào của cùng 1 cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” là nhờ?

  1. “Dấu chuẩn” là glycoprotein.
  2. Các protein thụ thể.
  3. Mô hình khảm động.
  4. Roi và lông tiêm trên màng.

Câu 10: Khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan “lạ” và đào thải các cơ quan đó là nhờ

  1. Carbohydrate.
  2. Glycoprotein.
  3. Phospholipid.
  4. Cholesterol.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

A

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

A

A

B

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân.
  2. Nhân chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng.
  3. Nhân chứa chất nhiễm sắc gòm DNA liên kết với protein.
  4. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép.

 

Câu 2: Lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?

  1. Tổng hợp bào quan peroxisome.
  2. Tổng hợp lipid, phân giải chất độc.
  3. Vận chuyển nội bào.
  4. Tổng hợp protein.

 

Câu 3: Trong thành phần của nhân tế bào có:

  1. acid nitric
  2. acid hydrochloric
  3. acid phosphoric
  4. acid sulfuric

Câu 4: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?

  1. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào.
  2. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào.
  3. Sản xuất enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp lipid.
  4. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.

 

Câu 5: Thành phần chính cấu tạo màng sinh chất là:

  1. Phospholipid và protein.
  2. Carbohydrate.
  3. Glycoprotein.
  4. Cholesterol

 

Câu 6: Màng sinh chất của tế bào nhân thực được cấu tạo bởi

  1. Các phân tử protein và acid nucleic.
  2. Các phân tử protein và phospholipid.
  3. Các phân tử phospholipid và acid nucleic.
  4. Các phân tử protein.

 

Câu 7: Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì

  1. Được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau.
  2. Phải bao bọc xung quanh tế bào.
  3. Gắn kết chặt chẽ với khung tế bào.
  4. Các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng.

 

Câu 8: Màng tế bào điều khiển các chất ra vào tế bào

  1. Một cách tùy ý.
  2. Một cách có chọn lọc.
  3. Chỉ cho các chất vào.
  4. Chỉ cho các chất ra

 

Câu 9: Đặc tính không thuộc về màng sinh chất:

  1. Thấm tự do các phân tử nước.
  2. Không cân xứng.
  3. Có chứa nhiều loại protein.
  4. Thấm tự do các ion hòa tan trong nước.

 

Câu 10: Lớp kép phospholipid của các màng tế bào?

  1. Thấm dễ dàng mọi phân tử tích điện và các ion.
  2. Không thể thấm tự do các phân tử tích điện và ion.
  3. Thấm chọn lọc các phân tử tích điện và các ion.
  4. Thấm tự do các ion nhưng không thấm các phần tử tích điện.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

C

A

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

B

D

C

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (5 điểm). Nêu đặc điểm chung của tế bào nhân thực.

Câu 2 (5 điểm). Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(5 điểm)

-       Thường có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ: Tế bào nhân thực có kích thước khoảng 10 – 100 µm. Một số tế bào có kích thước lớn hơn nhiều như tế bào thần kinh, tế bào trứng, tế bào mạch gỗ,…

-       Có cấu tạo phức tạp hơn:

+       Đã có nhân chính thức với màng nhân ngăn cách chất nhân và tế bào chất.

+       Có khung xương tế bào.

+       Có hệ thống nội màng.

+       Có hệ thống các bào quan đa dạng từ không có màng đến có màng bao bọc.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(5 điểm)

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Có kích thước nhỏ hơn.

Có kích thước lớn hơn.

Chưa có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (vùng nhân).

Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (nhân hoàn chỉnh).

Chưa có hệ thống nội màng.

Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt.

Không có hệ thống các bào quan có màng bao bọc.

Có hệ thống các bào quan có màng và không có màng bao bọc.

Không có hệ thống khung xương tế bào.

Có hệ thống khung xương tế bào.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Bào quan nào đóng vai trò khử độc bảo vệ tế bào?

Câu 2 (6 điểm). Phân biệt tế bào thực vật và tế bào động vật.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Bào quan nào đóng vai trò khử độc bảo vệ tế bào là lyrosome và peroxysome.

-       Lyrosome: phân giải tế bào bị tổn thương, các tế bào và bào quan quá hạn sử dụng, lấy những chất gì có thể tái sử dụng, còn chất thải được xuất ra ngoài tế bào.

-       Peroxysome: chứa enzyme phân giải peroxide có tác dụng phân giải H2O2 . - một chất dễ phân giải thành các gốc oxy tự do làm tổn thương tế bào.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Tế bào thực vật

Tế bào động vật

Có thành cellulose bao quanh màng sinh chất

Không có thành cellulose bao quanh màng sinh chất

Có lục lạp

Không có lục lạp

Thường không có trung thể

Có trung thể

Có không bào trung tâm lớn

Không có không bào hoặc có không bào nhưng có kích thước nhỏ

Không có lysosome

Có lysosome

Chất dự trữ là tinh bột, dầu

Chất dự trữ là glycogen, mỡ

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chức năng nào sau đây không phải của màng sinh chất?

  1. Sinh tổng hợp protein để tiết ra ngoài.
  2. Mang các dấu chuẩn đặc trưng cho tế bào.
  3. Tiếp nhận và di truyền vào trong tế bào.
  4. Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.

 

Câu 2: Màng tế bào cơ bản:

  1. Cấu tạo chính là một lớp lipid kép được xen kẽ bởi những phân tử protein, ngoài ra còn có carbohydrate.
  2. Gồm hai lớp, phía trên các lỗ nhỏ.
  3. Gồm 3 lớp: lớp trong và lớp ngoài là protein, lớp giữa là lipid.
  4. Có cấu tạo chính là cellulose.

 

Câu 3: Dựa vào cấu tạo của màng sinh chất em hãy cho biết hiện tượng nào dưới đây có thể xảy ra ở màng tế bào khi lai tế bào chuột với tế bào người?

  1. Trong màng tế bào lai, các phân tử protein của người và của chuột nằm xen kẽ nhau.
  2. Trong màng tế bào lai, các phân tử protein của người nằm ở ngoài, các phân tử protein của chuột nằm ở trong.
  3. Trong màng tế bào lai, các phân tử protein của người và của chuột nằm riêng biệt ở 2 phía.
  4. Trong màng tế bào lai, các phân tử protein của người nằm ở trong, các phân tử protein của chuột nằm ở ngoài.

 

Câu 4: Vì sao gọi là tế bào nhân thực?

  1. Vì vật chất di truyền là DNA và protein.
  2. Vì nhân có kích thước lớn.
  3. Vì vật chất di truyền có màng nhân bao bọc.
  4. Vì có hệ thống nội màng.

 

  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Nếu khung xương tế bào gặp vấn đề thì điều gì sẽ xảy ra?

Câu 2 (4 điểm). Phân biệt lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

A

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Nếu khung xương tế bào bị tổn thương sẽ làm cho tế bào mất hình dạng ban đầu, các bào quan và enzyme có thể bị thoát ra ngoài tế bào hoặc mất chức năng, không thể hình thành trung thể làm cho quá trình phân bào bị gián đoạn. Ngoài ra khi khung xương tế bào bị tổn thương sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Lưới nội chất hạt

Lưới nội chất trơn

Gồm hệ thống các đường ống tạo nên bởi lớp kép phospholipid, một đầu liên kết với màng nhân, đầu kia liên kết với lưới nội chất trơn. Trên màng lưới nội chất có các hạt ribosome.

Gồm hệ thống màng dạng ống dẹp thông với lưới nội chất hạt, có ít hoặc không có ribosome, chứa các enzyme tổng hợp lipid, chuyển hoá đường, khử độc,...

Có chức năng tổng hợp protein, các protein sau khi được tổng hợp sẽ được đưa vào trong lưới nội chất để chuyển qua túi tiết và vận chuyển đến bộ máy Golgi.

Có chức năng tổng hợp lipid, chuyển hóa đường, khử độc, dự trữ Ca2+,…

2 điểm

2 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nếu xem tế bào là một thành phố hoạt động, thì nhân là:

  1. Hàng rào kiểm soát.
  2. Trung tâm điều khiển.
  3. Nhà máy tạo nguyên liệu.
  4. Nhà máy tạo năng lượng.

 

Câu 2: Khung xương trong tế bào không làm nhiệm vụ

  1. Giúp tế bào di chuyển.
  2. Vận chuyển nội bào.
  3. Nơi neo đậu của các bào quan.
  4. Duy trì hình dạng tế bào.

Câu 3: Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào?

  1. Ribosome, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
  2. Bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
  3. Lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
  4. Lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.

 

Câu 4: Nhân điều khiển mọi họa động trao đổi chất của tế bào bằng cách:

  1. ra lệnh cho các bộ phận, các bào quan ở trong tế bào hoạt động.
  2. thực hiện tự nhân đôi DNA và nhân đôi NST để tiến hành phân bào.
  3. điều hòa sinh tổng hợp protein, protein sẽ thực hiện các chức năng.
  4. thực hiện phân chia vật chất di truyền một cách đồng đều cho tế bào con.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Lông và roi thường tồn tại ở một số tế bào nhân thực nào?

Câu 2 (4 điểm). Nêu đặc điểm, cấu trúc và chức năng của bộ máy Golgi và không bào.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

D

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Tồn tại ở một số tế bào nhân thực: một số động vật đơn bào có lông và roi để bơi trong nước; tế bào niêm mạc khí quản, niêm mạc mũi có các lông rung; tinh trùng của động vật và người có roi để bơi đến thụ tinh cho trứng; tế bào niêm mạc của ống dẫn trứng có các lông giúp đưa trứng đã thụ tinh đến tử cung;…

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

-       Bộ máy Golgi

+       Cấu tạo: Gồm các túi màng dẹp nằm song song với nhau nhưng tách rời nhau.

+       Chức năng: Là nơi tập trung chế biến, lắp ráp, đóng gói và phân phối các phân tử protein và lipid đến những nơi cần thiết.

-       Không bào

+       Cấu tạo: Là bào quan có màng đơn, chứa dịch lỏng.

+       Chức năng:

o   Ở thực vật: điều hòa áp suất thẩm thấu trong tế bào; có thể chứa sắc tố, các chất dự trữ như carbohydrate, ion, các loại muối, chất phế thải, enzyme thủy phân,…

o   Ở động vật: Không bào co bóp giúp điều hòa áp suất thẩm thấu của tế bào, không bào tiêu hóa chứa các enzyme giúp chúng tiêu hóa thức ăn.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay