Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối Bài 7: Tế bào nhân sơ

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức Bài 7: Tế bào nhân sơ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, người ta chia vi khuẩn ra thành 2 loại:

  1. Gram dương và Gram âm.
  2. có và không có thành tế bào.
  3. sống kí sinh và sống tự do.
  4. kị khí bắt buộc và hiếu khí.

Câu 2: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ, vì nguyên nhân nào sau đây?

  1. Tế bào vi khuẩn có cấu tạo rất thô sơ.
  2. Tế bào vi khuẩn có cấu trúc đơn bào.
  3. Tế bào vi khuẩn chưa có màng nhân.
  4. Tế bào vi khuẩn xuất hiện rất sớm.

Câu 3: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chung của tất cả các tế bào nhân sơ?

  1. Không có thành tế bào bằng peptidoglycan.
  2. Không có nhiều loại bào quan.
  3. Không có màng nhân.
  4. Không có hệ thống nội màng.

Câu 4: Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm

  1. Chứa một phân tử DNA mạch thẳng, xoắn kép.
  2. Chứa một phân tử DNA dạng vòng, đơn.
  3. Chứa một phân tử DNA dạng vòng, kép.
  4. Chứa một phân tử DNA liên kết với protein.

Câu 5: Trong môi trường đẳng trương có lysozyme. Tiến hành cho vi khuẩn Gram dương có hình dạng khác nhau vào trong môi trường này thì:

  1. Tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu.
  2. Một số tế bào có dạng hình cầu, một số tế bào bị vỡ.
  3. Tất cả các tế bào đều bị vỡ.
  4. Tất cả các tế bào đều giữ nguyên hình dạng ban đầu.

Câu 6: Cho các phát biểu sau:

  1. Các vi khuẩn được cấu tạo bằng tế bào nhân sơ.
  2. Tế bào nhân sơ có cấu trúc nhân chưa hoàn chỉnh.
  3. Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là các phân tử DNA vòng, trần.
  4. Tế bào nhân sơ chỉ có bào quan duy nhất là lysosome.
  5. Màng nhân của tế bào nhân sơ là loại màng kép.

Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tế bào nhân sơ? 

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 5

Câu 7: Vùng nhân của tế bào nhân sơ có chứa cấu trúc nào sau đây? 

  1. Một phân tử DNA dạng vòng, trần.
  2. Nhiều phân tử DNA dạng vòng, trần.
  3. Bộ NST 2n của loài.
  4. ADN và protein histon.

Câu 8: Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây là chung cho các vi khuẩn ?

  1. Chưa có nhân hoàn chỉnh.
  2. Đa số là sinh vật đơn bào, một số đa bào.
  3. Kích thước nhỏ, tỉ lệ S/V lớn, chuyển hóa vật chất nhanh chóng.
  4. Tế bào chất chưa bào quan duy nhất là ribosome.
  5. 3
  6. 4
  7. 2
  8. 1

Câu 9: Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng

  1. Tiêu tốn ít thức ăn.
  2. Xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ.
  3. Có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh và sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn.
  4. Tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện.

Câu 10: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho vi khuẩn ?

  1. Tỷ lệ S/V lớn nên trao đổi chất với môi trường nhanh
  2. Không bị bạch cầu tiêu diệt
  3. Kẻ thù khó phát hiện
  4. Dễ xâm nhập vào tế bào vật chủ do tế bào vật chủ có kích thước lớn hơn tế bào vi khuẩn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

A

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

A

C

A

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tế bào chất của tế bào nhân sơ có chứa cấu trúc nào sau đây?

  1. Hệ thống nội màng
  2. Ribosome và các hạt dự trữ
  3. Các bào quan có màng bao bọc
  4. Bộ khung xương tế bào

 

Câu 2: Tế bào vi khuẩn có chứa bào quan

  1. lysosome
  2. lưới nội chất
  3. trung thể
  4. ribosome

 

Câu 3: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì

  1. Vi khuẩn chứa trong nhân một phân tử ADN dạng vòng.
  2. Vi khuẩn có cấu trúc đơn bào.
  3. Vi khuẩn chưa có màng nhân.
  4. Vi khuẩn xuất hiện rất sớm.

Câu 4: Biết rằng S là diện tích bao quanh tế bào, V là thể tích tế bào. Vi khuẩn có kích thước nhỏ nên tỷ lệ S/V lớn. Điều này giúp cho vi khuẩn:

  1. dễ dàng trao đổi chất với môi trường.
  2. dễ dàng gây bệnh cho các loài vật chủ.
  3. dễ dàng tránh được kẻ thù, hóa chất độc.
  4. dễ dàng biến đổi trước môi trường sống.

 

Câu 5: Vi khuẩn  Bacillus subtilis là vi khuẩn thuộc nhóm Gram dương. Người ta tiến hành thí nghiệm sau: Cho vi khuẩn Bacillus subtilis vào 2 ống nghiệm A và B đều có lysozyme. Ống nghiệm A chứa nước cất, ống nghiệm B chứa dung dịch đường saccharose đẳng trương. Khi nói về thí nghiệm này, phát biểu nào sau đây là sai? 

  1. Dịch trong ống nghiệm A trở nên trong suốt rất nhanh.
  2. Lysozyme trực tiếp phá bỏ màng sinh chất của tế bào vi khuẩn.
  3. Dịch trong ống nghiệm B độ đục hầu như không thay đổi.
  4. Tế bào trong ống nghiệm B có dạng hình cầu.

 

Câu 6: Khi bị mất thành tế bào thì vi khuẩn thường bị chết. Nguyên nhân chủ yếu là vì:

  1. vi khuẩn mất khả năng chống lại sự xâm nhập của virut gây hại.
  2. vi khuẩn mất khả năng chống lại sức trương nước làm vỡ tế bào.
  3. vi khuẩn mất khả năng duy trì hình dạng, kích thước của tế bào.
  4. vi khuẩn mất khả năng trao đổi chất với môi trường xung quanh.

 

Câu 7: Cho các đặc điểm sau:

Không có màng nhân.

Không có nhiều bào quan.

Không có hệ thống nội màng.

Không có thành tế bào peptidoglycan.

Có mấy đặc diderm là chung cho tất cả các tế bào nhân sơ?

  1. 4
  2. 1
  3. 2
  4. 3

 

Câu 8: Các thành phần bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ

  1. thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy.
  2. màng sinh chất, tế bào chất vùng nhân.
  3. màng sinh chất, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bào chất.
  4. thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân và roi.

 

Câu 9: Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ gồm 3 thành phần chính là

  1. Thành tế bào, màng sinh chất, nhân.
  2. Màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân.
  3. Màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân.
  4. Thành tế bào, tế bào chất, nhân.

 

Câu 10: Roi của sinh vật nhân sơ không có đặc điểm nào sau đây

  1. Bản chất là polysaccharide.
  2. Là cơ quan vận động của tế bào.
  3. Bắt đầu từ màng sinh chất thò dài ra ngoài.
  4. Có thể chuyển động lượn song hoặc xoáy trôn ốc.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

C

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

B

D

A

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (5 điểm). Nêu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.

Câu 2 (5 điểm). Tế bào nhân sơ được ứng dụng trong nghiên cứu khoa học như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(5 điểm)

-       Có kích thước nhỏ (1 µm đến 5 µm), thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.

-       Có khả năng trao đổi chất với môi trường nhanh chóng, khả năng sinh trưởng và sinh sản cũng nhanh.

-       Chưa có nhân hoàn chỉnh, chưa có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất.

-       Chưa có hệ thống nội màng, chưa có các bào quan có màng bao bọc và bộ khung xương tế bào.

-       Tế bào nhân sơ có cấu trúc đơn giản, có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến nhất là hình cầu, hình que và hình xoắn.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(5 điểm)

-       Nghiên cứu vi sinh vật: Tế bào nhân sơ được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc và chức năng của vi sinh vật, cũng như để phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.

-       Nghiên cứu di truyền học: Tế bào nhân sơ được sử dụng để nghiên cứu quá trình nhân đôi DNA và chuyển gen, các quá trình di truyền cơ bản và phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.

-       Nghiên cứu sinh học phân tử: Tế bào nhân sơ được sử dụng để nghiên cứu các quá trình nhân đôi DNA và tổng hợp protein, các quá trình cơ bản của sinh học phân tử và phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.

-       Nghiên cứu sinh thái học: Tế bào nhân sơ được sử dụng để nghiên cứu nghiên cứu các quá trình sinh học cơ bản và phát triển các phương pháp bảo vệ môi trường.

-       Nghiên cứu y học: Tế bào nhân sơ được sử dụng trong nghiên cứu nghiên cứu các bệnh lý và phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Trình bày cấu tạo, chức năng của thành tế bào và màng tế bào.

Câu 2 (6 điểm). Phân biệt vi khuẩn Gram âm (-) và vi khuẩn Gram dương (+)

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

-       Thành tế bào

+       Cấu tạo:

o   Có độ dày từ 10 nm đến 20 nm.

o   Được cấu tạo từ peptidoglycan.

+       Chức năng:

o   Giữ ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.

o   Ảnh hưởng đến mức độ mẫn cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh.

-       Màng tế bào

+       Cấu tạo: Được cấu tạo bởi hai thành phần chủ yếu là lớp kép phospholipid và protein.

+       Chức năng:

o   Trao đổi chất có chọn lọc.

o   Là nơi diễn ra các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Gram âm

Gram dương

Lớp peptidoglycan mỏng.

Lớp peptidoglycan dày.

Có lớp màng ngoài nằm ngoài lớp peptidoglycan, được cấu tạo từ lớp kép phospholipid như màng tế bào nhưng giàu lipopolysaccharide. Lớp màng ngoài này có khả năng sinh nội độc tố.

Không có lớp màng ngoài.

Bắt màu đỏ khi nhuộm Gram.

Bắt màu tím khi nhuộm Gram.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Màng nhầy có bản chất là:

  1. Các protein
  2. Các lipid
  3. Các acid nucleic
  4. Carbohydrate

 

Câu 2: Một số loài vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó

  1. Dễ di chuyển.
  2. Dễ thực hiện trao đổi chất.
  3. Ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.
  4. Không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh.

 

Câu 3: Ở vi khuẩn, màng nhầy có tác dụng: 

  1. Giữ ẩm cho tế bào.
  2. Bảo vệ tế bào.
  3. Giảm ma sát khi chuyển động.
  4. Tăng khả năng thay đổi hình dạng tế bào.

 

Câu 4: Sinh vật nhân sơ bao gồm các nhóm:

  1. Vi khuẩn và khuẩn cổ.
  2. Vi khuẩn nấm đơn bào.
  3. Vi khuẩn và động vât nguyên sinh.
  4. Vi khuẩn và virus.

 

  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Vi khuẩn A có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn B. Vậy loại nào sẽ có tốc độ sinh sản nhanh hơn? Vì sao?

Câu 2 (4 điểm). Phân biệt lông và roi.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

C

B

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Theo lý thuyết, kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn dẫn đến tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh, nhờ đó tốc độ chuyển hoá vật chất, năng lượng và sinh sản nhanh. Do đó vi khuẩn A sẽ có tốc độ sinh sản nhanh hơn.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Lông

Roi

-       Lông ngắn hơn nhưng có số lượng nhiều roi hơn.

-       Lông giúp các tế bào vi khuẩn bám dính, tiếp hợp với nhau hoặc bám vào bề mặt tế bào của sinh vật khác.

-       Roi dài hơn, các tế bào vi khuẩn có thể có một hoặc một vài roi.

-       Roi là cơ quan vận động, có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển về phía trước.

2 điểm

2 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sinh vật dưới có cấu tạo tế bào nhân sơ là :

  1. Vi khuẩn lam
  2. Nấm
  3. Tảo
  4. Động vật nguyên sinh

 

Câu 2: Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn:

Có kích thước bé.

Sống kí sinh và gây bệnh.

Cơ thể chỉ có 1 tế bào.

Chưa có nhân chính thức.

Sinh sản rất nhanh.

Câu trả lời đúng là

  1. 1, 2, 3, 4
  2. 1, 2, 3, 5
  3. 1, 3, 4, 5
  4. 1, 2, 4, 5

Câu 3: Đặc điểm không có ở tế bào nhân sơ là

  1. Kích thước nhỏ nên sinh trưởng sinh sản nhanh.
  2. Thành tế bào cấu tạo chủ yếu là chitin.
  3. Chưa có hệ thống nội màng, chưa có màng nhân.
  4. Bào quan không có màng bao bọc.

 

Câu 4: Tế bào vi khuẩn không có thành phần nào sau đây?

  1. Vỏ nhầy.
  2. Thành tế bào.
  3. Mạng lưới nội chất.
  4. Lông.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Phương pháp nhuộm gram có ý nghĩa gì trong y học?

Câu 2 (4 điểm). Phân biệt DNA vùng nhân và plasmid.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

C

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Nhuộm gram là phương pháp xác định loại vi khuẩn nhanh hơn nuôi cấy, có ý nghĩa giúp phân biệt sớm các bệnh do nhiễm khuẩn để xác định hướng điều trị cũng như tiên lượng bệnh.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

DNA vùng nhân

Plasmid

-       Kích thước lớn hơn.

-       Thường chỉ có 1 phân tử DNA vùng nhân trong 1 tế bào.

-       Là thành phần bắt buộc phải có đối với tế bào vi khuẩn.

-       Vai trò: mang thông tin di truyền quy định toàn bộ hoạt động sống của tế bào.

-       Kích thước nhỏ hơn.

-       Thường có nhiều plasmid trong 1 tế bào.

-       Là thành phần không bắt buộc phải có đối với vi khuẩn.

-       Vai trò: thường mang thông tin quy định tính một số đặc tính của vi khuẩn như tính kháng thuốc kháng sinh; được sử dụng làm vector chuyển gene trong kĩ thuật di truyền.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay