Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho các ý sau:

(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.

(3) Liên tục tiến hóa.

(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.

(5) Có khả năng cảm ứng và vận động.

(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 2: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là:

  1. Trao đổi chất và năng lượng.
  2. Sinh sản.
  3. Sinh trưởng và phát triển.
  4. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi.

Câu 3: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống như sau:

(1) Cơ thể.    (2) tế bào    (3) quần thể    (4) quần xã    (5) hệ sinh thái

Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là

  1. 2 → 3 → 4 → 5 → 1.
  2. 5 → 4 → 3 → 2 → 1.
  3. 1 → 2 → 3 → 4 → 5.
  4. 2 → 1 → 3 → 4 → 5.

Câu 4: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?

  1. Nguyên tắc thứ bậc. 
  2. Nguyên tắc mở.
  3. Nguyên tắc tự điều chỉnh. 
  4. Nguyên tắc bổ sung.

Câu 5: Khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các tổ chức sống, phát biểu nào sau đây đúng? 

  1. Các cơ thể còn non phải phục tùng các cơ thể trưởng thành.
  2. Kích thước của các tổ chức sống được sắp xếp từ nhỏ đến lớn.
  3. Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn.
  4. Tất cả các cấp tổ chức sống được xây dựng từ cấp tế bào.

Câu 6: Cho các ý sau:

  1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
  2. Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
  3. Liên tục tiến hóa.
  4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
  5. Có khả năng cảm ứng và vân động.
  6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 7: Sự đa dạng của thế giới sinh vật thể hiện ở những đặc điểm nào sau đây? 

  1. Đa dạng về loài, về nguồn gen.
  2. Đa dạng về lưới và chuỗi thức ăn.
  3. Đa dạng về hệ sinh thái.
  4. Đa dạng về sinh quyển.
  5. 1, 2, 4
  6. 1, 3, 4
  7. 2, 3. 4
  8. 1, 2, 3

Câu 8: Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây ?

  1. Liên tục tiến hóa.
  2. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
  3. Là một hệ thống kín.
  4. Có khả năng tự điều chỉnh.

Câu 9: Trong các cấp tổ chức sống dưới đây, cấp nào là lớn nhất ?

  1. Tế bào.
  2. Bào quan.
  3. Quần thể.
  4. Quần xã.

Câu 10: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là

  1. Cá thể sinh vật.
  2. Quần thể sinh vật.
  3. Cá thể và quần thể.
  4. Quần xã sinh vật.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

D

A

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

D

C

D

D

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho các nhận định sau đây về tế bào:

(1) Tế bào chỉ được sinh ra từ cách phân chia tế bào.

(2) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.

(3) Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.

(4) Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.

(5) Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.

Có mấy nhận định đúng trong các nhận định trên?

  1. 4
  2. 5
  3. 3
  4. 2

 

Câu 2: "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?

  1. Cá thể.
  2. Quần thể.
  3. Quần xã.
  4. Hệ sinh thái.

 

Câu 3: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là:

  1. Các đại phân tử.
  2. Mô.
  3. Tế bào.
  4. Cơ quan.

Câu 4: Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian nhất định vào một thời điểm xác định và có quan hệ sinh sản với nhau được gọi là:

  1. Quần xã.
  2. Nhóm quần thể.
  3. Quần thể.
  4. Hệ sinh thái.

 

Câu 5: Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Tại sao?

  1. Vì thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
  2. Vì thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh.
  3. Vì thường xuyên biến đổi và liên tục tiến hóa.
  4. Vì có khả năng sinh sản , cảm ứng và vận động.

 

Câu 6: Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tổ chức sống mà không có ở vật vô sinh? 

  1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
  2. Là hệ kín, có tính ổn định và bền vững.
  3. Liên tục tiến hóa.
  4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
  5. Có khả năng cảm ứng và vận động.
  6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
  7. 1, 3, 4, 6
  8. 1, 2, 3, 4
  9. 1, 3, 4, 5
  10. 2, 3, 5, 6

 

Câu 7: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:

  1. Hệ cơ quan.
  2. Mô.
  3. Cơ thể.
  4. Cơ quan.

 

Câu 8: Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao:

  1. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
  2. Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái.
  3. Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể.
  4. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã.

 

Câu 9: Tế bào nào sau đây là nhỏ nhất?

  1. Vi khuẩn Mycoplasma.
  2. Trứng đà điểu.
  3. Trứng người.
  4. Tế bào hồng cầu.

 

Câu 10: Trong cơ thể đa bào các tế bào được tổ chức hoạt động với nhau như thế nào?

  1. Hoạt động độc lập sau đó tích lũy kết quả hoạt động lại cung cấp cho cơ thể.
  2. Phối hợp hoạt động theo một số cấp tổ chức lớn trên cấp tế bào.
  3. Phối hợp hoạt động theo từng nhóm tế bào cùng hình dạng.
  4. Phối hợp hoạt động theo từng nhóm tế bào cùng kích thước.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

C

C

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

A

A

B

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Nêu khái niệm cấp độ tổ chức sống, cấp độ tổ chức bao gồm những gì?

Câu 2 (6 điểm). Phân biệt robot và vật sống.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

-       Cấp độ tổ chức sống là cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hóa vật chất và năng lượng,…

-       Cấp độ tổ chức sống bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

-       Giống nhau:

+       Có khả năng di chuyển.

+       Có thể phản ứng lại với các kích thích bên ngoài.

+       Có khả năng chuyển hoá các dạng năng lượng.

-       Khác nhau:

Robot

Vật sống

-       Không có khả năng sinh sản, lớn lên, phát triển theo thời gian

-       Các phản ứng của rôbốt là các chương trình, thuật toán được con người cài đặt sẵn.

-       Có khả năng lớn lên. sinh sản tạo ra các thế hệ sau.

-       Phản ứng bẩm sinh hoặc học được trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (3 điểm). Trình bày đặc điểm chung của thế giới sống.

Câu 2 (7 điểm). Trình bày mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

-       Được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

-       Là những hệ mở và tự điều chỉnh

-       Liên tục tiến hóa.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(7 điểm)

Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống được thể hiện thông qua mối quan hệ về cấu tạo và chức năng.

-       Về cấu tạo: Cấp độ tổ chức thấp làm nền tảng để cấu tạo nên cấp độ tổ chức cao hơn.

+       Tế bào được cấu tạo từ các cấp độ tổ chức nhỏ hơn là bào quan, phân tử, nguyên tử.

+       Tập hợp các tế bào giống nhau về hình dạng và chức năng sẽ tạo thành mô.

+       Tập hợp các mô cùng thực hiện một chức năng cấu tạo nên cơ quan.

+       Tập hợp các cơ quan cùng thực hiện một chức năng cấu tạo nên hệ cơ quan.

+       Tập hợp các hệ cơ quan cùng phối hợp hoạt động sẽ tạo nên cơ thể.

+       Tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong một khu vực địa lí vào thời điểm nhất định tạo nên quần thể.

+       Nhiều quần thể khác loài cùng tồn tại trong một khu vực địa lí vào thời điểm nhất định tạo nên quần xã.

+       Các quần xã tương tác với nhau và với môi trường tạo nên hệ sinh thái.

-       Về chức năng: Các cấp độ tổ chức hoạt động luôn thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống thông qua sự truyền năng lượng và vật chất giữa các cấp độ.

1 điểm

1 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phương án nào dưới đây không đề cập đến một trong những cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống ?

  1. Hệ sinh thái.
  2. Tế bào.
  3. Sinh quyển.
  4. Quần thể.

 

Câu 2: Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là:

  1. giới – ngành – lớp – bộ – chi – họ – loài.
  2. giới – ngành – lớp – bộ – họ – chi – loài.
  3. giới – ngành – bộ – lớp – họ – chi – loài.
  4. giới – họ – lớp – ngành – họ – chi – loài.

 

Câu 3: Giới Nguyên sinh có tên khoa học là:

  1. Fungi.   
  2. Plantae.  
  3. Monera.
  4. Protista.

 

Câu 4: Cho các nhận định sau đây về tế bào:

  1. Tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.
  2. Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.
  3. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.
  4. Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.
  5. Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.

Có mấy nhận định đúng trong các nhận định trên?

  1. 5
  2. 4
  3. 3
  4. 2

 

  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Nhờ đâu mà sinh vật trên Trái Đất đều có những đặc điểm chung?

Câu 2 (4 điểm). Em hiểu như thế nào về thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

D

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Nhờ sự kế thừa thông tin di truyền trong các phân tử DNA qua các thế hệ tế bào và cơ thể tương đối chính xác nên các sinh vật trên Trái Đất đều có những đặc điểm chung.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

-       Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc có nghĩa tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.

-       Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có. Đặc tính nổi trội là đặc điểm nổi bật riêng của một cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác giữa các bộ phận cấu tạo nên chúng, đặc điểm này không thể có được ở cấp tổ chức nhỏ hơn.

2 điểm

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi nói về động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng? 

  1. Tự tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho hệ sinh thái.
  2. Làm tăng lượng oxi của không khí.
  3. Cung cấp thực phẩm cho con người.
  4. Góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái.
  5. Nhiều loài có thể là tác nhân gây truyền bệnh cho con người.
  6. Khi tăng số lượng đều gây hại cho cây trồng.
  7. 5
  8. 2
  9. 4
  10. 3

 

Câu 2: Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là

  1. Chúng có cấu tạo phức tạp.
  2. Chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan.
  3. Là một hệ thống kín.
  4. Ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống.

Câu 3: Cấp độ tổ chức sống là

  1. cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.
  2. cấp độ tổ chức của tế bào có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.
  3. cấp độ tổ chức của cơ thể có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.
  4. cấp độ tổ chức của quần thể có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.

 

Câu 4: Các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm

  1. nguyên tử, phân tử, bào quan, mô, tế bào.
  2. phân tử, bào quan, mô, tế bào, cơ thể, quần thể.
  3. mô, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
  4. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Vì sao thế giới sống liên tục tiến hóa?

Câu 2 (3 điểm). Nêu một số cơ chế tự điều chỉnh trong cơ thể người. Khi khả năng tự điều chỉnh gặp trục trặc, cơ thể người sẽ gặp phải vấn đề gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

D

C

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Thế giới sống liên tục tiến hóa là do: Quá trình truyền đạt thông tin di truyền trong các phân tử DNA cũng thường phát sinh các đột biến kết hợp với điều kiện sống khác nhau lựa chọn ra những thể đột biến có kiểu hình thích nghi với môi trường dẫn đến hình thành nên thế giới sống đa dạng và phong phú.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Một số cơ chế tự điều chỉnh ở cơ thể người: duy trì thân nhiệt, pH, đường huyết, nồng độ ion,..

-       Khi khả năng tự điều chỉnh gặp trục trặc, cơ thể sẽ bị bệnh thậm chí là tử vong.

1,5 điểm

1,5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay