Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối Bài 12: Truyền tin tế bào
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức Bài 12: Truyền tin tế bào. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 12: TRUYỀN TIN TẾ BÀO
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cho các phát biểu sau:
- Giúp các tế bào trao đổi thông tin qua lại với nhau.
- Giúp các tế bào đáp ứng lại với các kích thích của môi trường ngoại bào.
- Giúp các tế bào truyền đạt, sao chép thông tin di truyền.
- Giúp các tế bào nhân lên, thay thế các tế bào bị thương, già chết.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của quá trình truyền tin tế bào ?
- 4
- 3
- 2
- 1
Câu 2: Chất truyền tin là:
- Các chất hóa học làm nhiệm vụ truyền tin mà đích của chúng là các tế bào liền kề.
- Các chất hóa học liên kết giữa các tế bào làm nhiệm vụ truyền tin mà đích của chúng là các tế bào liền kề.
- Các chất hóa học làm nhiệm vụ mà đích của chúng là các tế bào liền kề và ở xa.
- Các chất hóa học làm nhiệm vụ truyền tin mà đích của chúng là các tế bào liền kề và ở xa.
Câu 3: Chất truyền tin gồm 2 loại chính đó là
- Phân tử hữu cơ kích thước lớn.
- enzyme và một số muối hòa tan.
- hormone và nước.
- phân tử ưa nước và phân tử kị nước.
Câu 4: Con đường truyền tín hiệu là
- Là quá trình ở đó tín hiệu trên bề mặt tế bào được chuyển thành một đáp ứng tế bào đặc thù thường gồm một chuỗi các bước.
- Quá trình ở đó tín hiệu trên bề mặt tế bào được chuyển thành dạng thông tin hóa học.
- Quá trình chuyển đổi tín hiệu của tế bào.
- Quá trình tiếp nhận của tế bào với các phân tử truyền tin.
Câu 5: Loại phân tử nào tham gia vào việc đáp ứng các tín hiệu bên ngoài mà tế bào nhận được?
- Acid nucleic.
- Gene.
- Cơ quan tiếp nhận.
- Enzyme.
Câu 6: Một trong những chức năng chính của màng sinh chất là bao bọc:
- mô
- xương
- sinh vật
- tế bào
Câu 7: Chức năng quan trọng nhất của màng tế bào là:
- Cho phép nhập và xuất vật liệu mà không cần bất kỳ sự kiểm soát nào.
- Chỉ kiểm soát lối ra của vật liệu từ các tế bào.
- Chỉ kiểm soát việc nhập vật liệu vào tế bào.
- Kiểm soát việc ra vào của nguyên liệu từ các tế bào.
Câu 8: Các enzyme thuỷ phân (hydrolase) được bài tiết từ?
- Ribosome.
- Ty thể.
- Lysosome.
- Bộ máy golgi.
Câu 9: Đôi khi bạn phải làm việc để có được thứ bạn cần và điều này cũng đúng trong tế bào sống. Tế bào thực vật yêu cầu ATP để hấp thụ các ion khoáng cần thiết từ đất dựa vào gradient nồng độ. Tế bào thực vật nào tham gia vào quá trình hấp thụ tích cực các ion?
- Tế bào bảo vệ.
- Tế bào palisade.
- Tế bào xylem.
- Tế bào gốc lông.
Câu 10: Sự co cơ mà ATP tạo điều kiện cho phép động vật có vú duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. Một ví dụ rõ ràng là rùng mình, vì điều này giải phóng nhiệt. Hành động nào liên quan đến ATP là một ví dụ khác về cách động vật có vú tăng nhiệt độ cơ thể của chúng?
- Dựng lông.
- Giãn mạch.
- Tiết mồ hôi.
- Giảm nhịp tim.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
D |
D |
A |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
D |
C |
D |
A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Con đường truyền tin của phân tử gồm các bước chính
- Tiếp nhận ® Truyền tin ® Đáp ứng.
- Tiếp nhận ® Đáp ứng.
- Truyền tin ® Tiếp nhận ® Đáp ứng.
- Truyền tin ® Đáp ứng ® Tiếp nhận.
Câu 2: Truyền tin trực tiếp
- Theo hình thức trao đổi chéo, trong đó một tế bào tiết ra phân.tử truyền tin và liên kết trực tiếp với thụ thể của tế bào khác và ngược lại.
- Theo hình thức cho - nhận, trong đó một tế bào tiết ra phân.tử truyền tin và liên kết trực tiếp với thụ thể của tế bào khác.
- Theo hình thức trực tiếp, các tế bào liên kết trực tiếp thông tin thông qua các phân tử hóa học.
- Theo hình thức gián tiếp, các tế bào liên kết trực tiếp thông tin thông qua các phân tử hóa học.
Câu 3: Truyền tin cục bộ:
- Duy nhất một tế bào có thể đồng thời tiếp nhận và đáp ứng với nhiều phân tử truyền tin được tạo ra từ một tế bào duy nhất ở gần chúng.
- Nhiều tế bào có thể đồng thời tiếp nhận và đáp ứng với nhiều phân tử truyền tin được tạo ra từ nhiều tế bào.
- Nhiều tế bào có thể đồng thời tiếp nhận và đáp ứng với nhiều phân tử truyền tin được tạo ra từ một tế bào duy nhất ở gần chúng.
- Nhiều tế bào có thể tiếp nhận và đáp ứng duy nhất một phân tử truyền tin được tạo ra từ một tế bào duy nhất ở gần chúng.
Câu 4: Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng :
- Các protein thụ thể trên màng tế bào.
- Các kênh protein trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất.
- Các protein thụ thể trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất.
- Các protein thụ thể nằm trong tế bào chất.
Câu 5: Hai phần của màng tế bào đóng vai trò là nơi nhận biết tế bào là gì?
- glycolipid và glycoprotein của màng.
- các đầu ưa nước và kỵ nước của màng lipid.
- acid amin và lipid của màng.
- protein màng ngoại vi và tích hợp.
Câu 6: Bạn có thể tìm thấy một phân tử lớn có chứa nhóm photphat gắn với hai chuỗi axit béo ở đâu?
- màng tế bào
- tế bào chất
- DNA
- ribosome
Câu 7: Protein nằm trong màng tế bào có các đặc tính hóa học hỗ trợ các phân tử đi qua phía bên kia của màng trong quá trình:
- khuếch tán đơn giản.
- khuếch tán tích cực.
- tạo điều kiện khuếch tán.
- thẩm thấu.
Câu 8: Chọn số câu đúng. Điều nào sau đây áp dụng cho thụ thể nicotinic acetylcholin?
- a) Liên kết acetylcholin với thụ thể gây ra sự thay đổi cấu trúc kích hoạt protein G.
- b) Liên kết của acetylcholin với thụ thể gây ra sự thay đổi cấu trúc làm mở một lỗ xuyên màng cho phép Na+ và Ca2+ chảy vào tế bào.
- c) Thụ thể nicotinic acetylcholin là một pentamer bao gồm năm polypeptit không thể tách rời.
- d) Liên kết của acetylcholin với thụ thể gây ra sự thay đổi cấu trúc mở ra một lỗ xuyên màng cho phép Na+ và K+ chảy vào tế bào.
- 2
- 3
- 4
- 1
Câu 9: Chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng vào khớp thần kinh tại vị trí nào?
- Màng sau synap.
- Màng trước synap.
- Bộ máy Golgi.
- Trục.
Câu 10: Tế bào đích của một loại hormone hòa tan trong lipid như cortisol, có thể đáp ứng với nó là do nguyên nhân nào?
- Bộ gen của chúng bao gồm các yếu tố đáp ứng phiên mã thích hợp.
- Chúng có các thụ thể bề mặt tế bào liên kết màng.
- Chỉ các tế bào đích biểu hiện các thụ thể tế bào thích hợp.
- Phức hợp hormone-thụ thể kích thích quá trình phosphoryl hóa/dephosphoryl hóa của các protein tiếp theo trong con đường tín hiệu.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
B |
C |
C |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
B |
A |
B |
C |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Nêu khái niệm và vai trò của truyền tin tế bào.
Câu 2 (6 điểm). Kể tên một số phát minh khoa học và công nghệ được ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào? Lấy ví dụ về truyền tin giữa các tế bào (truyền tin nội tiết).
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
- Khái niệm: Truyền tin tế bào là sự phát tán và nhận các phân tử tín hiệu qua lại giữa các tế bào. - Vai trò: Truyền tin tế bào có thể thực hiện giữa các tế bào của cùng một cơ thể, hoặc giữa các tế bào của cá thể cùng loài cũng như khác loài. + Đối với cơ thể đơn bào, sự truyền tin tế bào có thể xảy ra khi môi trường bất lợi giúp các tế bào vi khuẩn tập hợp lại thành từng cụm, hỗ trợ lẫn nhau. + Đối với cơ thể đa bào, sự truyền tin tế bào tạo ra cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất của cơ thể. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
- Những phát minh của khoa học và công nghệ được ứng dụng vào đồ dùng hằng ngày là: tủ lạnh, điều hòa hai chiều, máy giặt,... - Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ khó khăn, thiếu thốn, mất nhiều thời gian và công sức lao động hơn, sinh hoạt hằng ngày cũng bị hạn chế hơn. - Ví dụ: Truyền tin qua hệ thần kinh, tín hiệu điện dọc tế bào thần kinh sau đó được chuyển hóa thành tín hiệu hóa học, khi các phân tử này được tiết ra và đi qua xinap để tới tế bào thần kinh khác. ở đây nó lại được chuyển thành tín hiệu điện. Theo cách đó, 1 tín hiệu thần kinh có thể di chuyển dọc trên chuỗi các tế bào thần kinh và lan nhanh trong khoảng cách xa. |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm). Lấy ví dụ về truyền tin trong tế bào (truyền tin cục bộ). Kể tên một số phân tử truyền tin phổ biến mà em biết.
Câu 2 (6 điểm). Các giai đoạn truyền tin trong tế bào diễn ra như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
- Ví dụ: Truyền tin qua xinap là phương pháp truyền tín hiệu cục bộ, tín hiệu điện dọc theo tế bào thần kinh kích hoạt tế bào tiết ra một loại tín hiệu hoạt hóa được vận chuyển bởi các phân tử dẫn truyền thần kinh. Các phân tử này sẽ khuếch tán qua màng xinap (khoảng cách gần). Chất dẫn truyền sẽ kích thích tế bào đích. - Một số phân tử truyền tin phổ biến: hormone, yếu tố tăng trưởng, các chất dẫn truyền thần kinh. |
2 điểm 2 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
- Tiếp nhận tín hiệu + Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích theo nguyên tắc chìa khóa với ổ khóa. + Có 2 loại thụ thể: thụ thể trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất. o Đối với thụ thể nằm trong tế bào chất, phân tử tín hiệu đi qua màng và liên kết với thụ thể tạo thành phức hợp tín hiệu – thụ thể. o Đối với thụ thể trên màng tế bào, phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể ở bên ngoài tế bào. - Truyền tín hiệu + Bản chất: Sự truyền tín hiệu bên trong tế bào thực chất là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong con đường truyền tin của tế bào. + Diễn biến: Khi phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu sẽ dẫn đến cấu hình của thụ thể bị biến đổi (thụ thể được hoạt hóa sang trạng thái hoạt động). Thụ thể hoạt động lại tác động tới phân tử liền kề gây hoạt hóa phân tử đó. Cứ như vậy, cho đến phân tử đích cuối cùng của chuỗi chuyển đổi tín hiệu trong tế bào được hoạt hóa. + Trong trường hợp thụ thể nằm ở bên trong tế bào chất, con đường chuyển đổi tín hiệu có thể dẫn tới phân tử đích gây ra đáp ứng tế bào là hoạt hóa gene nhất định. - Đáp ứng tín hiệu + Kết quả của quá trình truyền tín hiệu là sự đáp ứng tế bào trước thông tin mà nó nhận được. + Cùng một tín hiệu nhưng có thể gây nên những đáp ứng khác nhau. |
1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Thụ thể nào sau đây ở màng sinh chất thường kích hoạt các con đường truyền tín hiệu bằng cách hình thành các dimer phân tử dẫn đến phản ứng phosphoryl hóa protein khi liên kết với phối tử cụ thể của chúng?
- Các thụ thể hormone steroid.
- Các kênh ion phân tử phối tử.
- Thụ thể tyrosine kinase.
- Các thụ thể kết hợp với protein G.
Câu 2: Sự trao đổi chất của tế bào là một ví dụ về:
- chuyển hóa cân bằng.
- sự trao đổi chất ở trạng thái ổn định.
- một loạt các phản ứng xảy ra ở các điều kiện tiêu chuẩn.
- một loạt các phản ứng chống lại định luật thứ hai của nhiệt động lực học.
Câu 3: Trình tự tín hiệu xác định một protein sẽ được tổng hợp trên ribosome tự do hay ribosome gắn vào lưới nội chất nằm ở đâu?
- Đuôi ưa nước.
- Đuôi kỵ nước.
- Đầu C.
- Đầu N.
Câu 4: Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào gồm mấy giai đoạn?
- 1
- 2
- 4
- 3
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Tín hiệu truyền tin trong tế bào là gì?
Câu 2 (4 điểm). Khi tế bào thực vật ở trong môi trường nhược trương thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao người ta thường ngâm rau sống vào nước muối loãng trước khi ăn?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
B |
D |
D |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Tín hiệu truyền tin: Thông tin mà các tế bào truyền cho nhau rất đa dạng, trong đó chủ yếu là các tín hiệu hóa học. Tín hiệu có thể là amino acid, peptid ngắn, phân tử protein lớn, nucleotide, hormone, thậm chí chất khí như NO. |
2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
- Khi thụ thể tiếp nhận tín hiệu nằm trong tế bào chất thì phân tử tín hiệu thường là những chất có kích thước nhỏ hoặc có tính kị nước để có thể đi được qua màng sinh chất - Ví dụ: các hormone (insulin, testosterol...) |
2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở màng tế bào khi hạ nhiệt độ?
- biến tính.
- đường phân.
- khử bão hòa.
- đường hóa.
Câu 2: Mức độ không bão hòa cao hơn trong axit béo của màng tế bào?
- Tăng nhiệt độ chuyển tiếp.
- Giảm nhiệt độ chuyển tiếp.
- Không ảnh hưởng đến nhiệt độ chuyển tiếp.
- Tăng gấp đôi nhiệt độ chuyển tiếp.
Câu 3: Các phân tử cụ thể liên kết với thụ thể là?
- Đồng enzym.
- Chất nền.
- Enzyeme.
- Phối tử.
Câu 4: Sự truyền tín hiệu bên trong tế bào
- là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong tế bào với môi trường.
- là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong con đường truyền tin tế bào.
- là sự chuyển đổi thông tin di truyền giữa tế bào và tế bào.
- là sự chuyển đổi tín hiệu giữa tế bào với môi trường nội bào.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Truyền tin trong tế bào gồm mấy giai đoạn?
Câu 2 (4 điểm). Trình bày các hình thức truyền tin tế bào.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
B |
D |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Truyền tin trong tế bào gồm 3 giai đoạn: tiếp nhận tín hiệu, truyền tín hiệu và đáp ứng tín hiệu nhận được. |
2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
- Truyền tin trực tiếp: Các tế bào truyền tín hiệu trực tiếp cho nhau qua kết nối trực tiếp như cầu sinh chất ở các tế bào thực vật, mối nối ở các tế bào động vật. - Truyền tin cận tiết: Tế bào truyền tin cho các tế bào liền kề. - Truyền tin nội tiết: Tín hiệu hormone được tiết vào máu truyền tới các tế bào đích ở xa. - Truyền tin qua synapse: Tín hiệu là chất dẫn truyền xung thần kinh được truyền qua khe synapse giữa tế bào thần kinh và tế bào đích. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
=> Giáo án sinh học 10 kết nối bài 12: Truyền tin tế bào