Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 20: SỰ ĐA DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Các dạng vi sinh vật giáp xác đầu tiên xuất hiện trong nuôi cấy bùn khô thường là gì?
- Tôm
- Cua
- Ostracods
- Copepod
Câu 2: Khuôn làm slime cũng tương tự như một loại protist khác. Điều này là do vòng đời và phương pháp lấy thức ăn của cả nấm nhầy và sinh vật nguyên sinh là tương tự nhau. So với loại nguyên liệu nào khác so với khuôn slime?
- tảo
- động vật nguyên sinh
- khuôn nước
- không ý nào đúng
Câu 3: Có bốn nhóm động vật nguyên sinh chính: amip, trùng roi, trùng roi và trùng roi. Plasmodium là một loại xoắn khuẩn gây bệnh. Bệnh plasmodium gây ra?
- bệnh sốt rét
- ung thư
- đậu mùa
- không ý nào đúng
Câu 4: Vi khuẩn nào sau đây là thuộc gram âm?
- Staphylococcus aureus
- Neisseria lactamica
- Listeria monocytogenes
- Klebsiella pneumoniae
Câu 5: Chất nào trong số này được sử dụng làm chất nhuộm màu Gram?
- iodine
- pha lê tím
- rượu
- safranin
Câu 6: Muối chua rau, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?
- Phân giải cellulose, lên men lactic
- Phân giải protein, cellulose
- Lên men lactic và lên men etylic
- Lên men lactic
Câu 7: Khi nói về hoạt động sản xuất rượu theo phương pháp thủ công, phát biểu nào dưới đây đúng?
- Trong quá trình ủ rượu, người ta luôn duy trì môi trường ở trạng thái yếm khí
- Khi ủ rượu người ta cho thêm nước vào để hòa loãng rượu
- Trong bánh men rượu chỉ có một loại vi sinh vật là nấm men
- Quá trình ủ rượu chỉ có 1 giai đoạn: người ta trộn bột bánh men vào cơm, xôi, ngô chín... rồi ủ, sau đó đưa ra chưng cất thành rượu
Câu 8: Quá trình hô hấp hiếu khí của vi sinh vật nhân sơ diễn ra ở bộ phận nào sau đây?
- Ti thể
- Màng tế bào và tế bào chất
- Chất nhân
- Tế bào chất và ribosome
Câu 9: Hiện nay trên thị trường có các loại bột giặt sinh học. Bột giặt sinh học được hiểu theo nghĩa nào sau đây?
- Có chứa chất tẩy rửa tổng hợp
- Chứa enzyme và nhiều chất tẩy rửa khác nhau
- Chứa một hoặc nhiều enzyme từ vi sinh vật
- Chứa một loại chất tẩy rửa đặc thù
Câu 10: Hiện nay con người thường sử dụng đối tượng nào sau đây để sản xuất sinh khối, acid amin, chất xúc tác sinh học, gôm sinh học?
- Động vật
- Thực vật
- Vi sinh vật
- Enzyme của vi sinh vật
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
B |
A |
D |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
B |
B |
C |
C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây phản ánh đúng bản chất của môi trường bán tổng hợp?
- Môi trường chứa các chất tự nhiên như: Cao thịt, nấm men, cơm,... vói số lượng và thành phần không xác thịt
- Môi trường chứa các chất đã biết rõ số lượng và thành phần
- Môi trường chứa một số chất tự nhiên với số lượng và thành phần không xác định và một số hợp chất khác với số lượng thành phần xác định
- Môi trường chứa một số chất tự nhiên với số lượng và thành phần không xác định và thạch
Câu 2: Yếu tố dây là một
- protein
- dẫn xuất aicd teichoic
- dẫn xuất acid mycolic
- carbohydrate
Câu 3: Axit teichoic có trong vi khuẩn Gram dương có thể liên kết với ion nào?
- Các ion Fe
- Các ion phospho
- Các ion Mg
- Các ion lưu huỳnh
Câu 4: Peptidoglycan được tạo thành từ
- N – acetyglucosamine
- acid N – acetylmuramic
- N – acetyglucosamine, acid N – acetylmuramic
- N – acetyglucosamine, acid N – acetylmuramic, các axit amin
Câu 5: Lớp Peptidoglycan hiện diện với số lượng lớn ở?
- Vi khuẩn Gram dương
- Vi khuẩn Gram âm
- Nấm
- Tảo
Câu 6: Kích thước gần đúng của tế bào vi khuẩn là bao nhiêu?
- Đường kính 2mm
- Đường kính 1mm
- Đường kính 2 micromet
- Đường kính 0,5 đến 1,0 micromet
Câu 7: Nhuộm Gram phân biệt giữa các vi khuẩn dựa trên thành phần cấu tạo của vi khuẩn?
- Nhân tế bào
- Thành tế bào
- Ti thể
- Màng tế bào
Câu 8: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về hô hấp ở vi sinh vật?
- Hô hấp hiếu khí là quá trình oxy hóa các phân tử hữu cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxy phân tử
- Hô hấp hiếu khí là quá trình oxy hóa các phân tử vô cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxy phân tử
- Hô hấp kị khí là quá trình phân giải carbohydrate mà chất nhận electron cuối cùng là một phân tử vô cơ không phải là oxy
- Hô hấp là một hình thức hóa dị dưỡng carbohydrate
Câu 9: Đặc điểm tiên quyết để xếp một loài sinh vật vào nhóm vi sinh vật là
- kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
- cấu tạo đơn giản, vật chất di truyền không được bao bọc bởi màng nhân.
- tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
- khả năng thích nghi cao với mọi loại môi trường sống.
Câu 10: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật?
- Vi khuẩn.
- Vi nấm.
- Động vật nguyên sinh.
- Côn trùng.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
C |
C |
D |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
B |
B |
A |
D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Lấy ví dụ về các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.
Câu 2 (6 điểm). Khuẩn lạc là một tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát được bằng mắt thường. Khuẩn lạc ở các vi sinh vật khác nhau có hình thái đặc trưng như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
- Quang tự dưỡng: vi khuẩn lam, trùng roi, tảo - Hóa tự dưỡng: vi khuẩn nitrate hóa, vi khuẩn oxy hóa hydrogen,... - Quang dị dưỡng: vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục và màu tía - Hóa dị dưỡng: nhiều vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
- Khuẩn lạc vi khuẩn thường nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc (trắng sữa, vàng, đỏ, hồng, cam,…), một số khuẩn lạc đặc biệt có dạng bột mịn. - Khuẩn lạc nấm men thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, khuẩn lạc thường có màu trắng sữa. - Khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành dạng sợi dài, xốp, khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh,… |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm). Vì sao vi sinh vật sinh có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn nhiều so với động vật và thực vật?
Câu 2 (6 điểm). Nhuộm gram là kỹ thuật nhuộm sử dụng nhiều loại hóa chất để phân biệt 2 nhóm vi khuẩn là Gram dương (+) và Gram âm (-). Tìm hiểu và trình bày nguyên lý của kỹ thuật nhuộm Gram.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn nhiều so với động vật và thực vật bởi vì: - Kích thước của vi sinh vật rất nhỏ (tỉ lệ S/V lớn) dẫn đến khả năng trao đổi chất với môi trường nhanh đáp ứng nhu cầu về vật chất và năng lượng để vi sinh vật sinh trưởng, sinh sản. - Ngoài ra, vi sinh vật cũng có cấu tạo đơn giản hơn cho với thực vật và động vật. |
2 điểm 2 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
- Vi khuẩn Gram dương và Gram âm có cấu tạo vách tế bào khác nhau, do đó khi thực hiện nhuộm thì chúng sẽ bắt màu các thuốc nhuộm khác nhau. Lớp vách tế bào mang tính quyết định đến tính chất bắt màu trong quá trình nhuộm. Màu sắc của hai loại vi khuẩn này như sau: + Vi khuẩn Gram (+): có màu tím. + Vi khuẩn Gram (-): có màu hồng. - Với vi khuẩn Gram dương: chúng có lớp vách tế bào peptidoglycan dày, dạng lưới có khả năng bắt màu tím của thuốc nhuộm tím gentian tinh thể. Cũng vì lớp vách dày nên việc tẩy cồn sẽ khó khăn hơn do đó vi khuẩn giữ được màu tím của thuốc nhuộm tím Gentian. - Với vi khuẩn Gram âm: lớp vách peptidoglycan mỏng hơn và nó có thêm lớp màng lipopolysaccharide phía ngoài, khi tẩy cồn cồn hòa tan lớp màng và do lớp vách mỏng bị cồn tẩy dễ dàng nên nó không giữ được màu tím của thuốc nhuộm mà sẽ bắt màu thuốc nhuộm sau là dung dịch Fushin kiềm. |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải của vi sinh vật?
- Kích thước cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
- Cơ thể đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào nhân sơ.
- Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh.
- Có nhiều kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng.
Câu 2: Số kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là
- 4 kiểu.
- 3 kiểu.
- 2 kiểu.
- 5 kiểu.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác nhau giữa quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng?
- Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các chất hữu cơ.
- Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các chất vô cơ.
- Quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là CO2còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là các chất hữu cơ.
- Quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là chất hữu cơ còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là CO2.
Câu 4: Khi nói về các kiểu dinh dưỡng của các vi sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
- Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng.
- Vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục và màu tía dinh dưỡng theo kiểu quang dị dưỡng.
- Vi nấm dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng.
- Vi khuẩn nitrate hóa dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Nêu khái niệm và phân loại vi sinh vật.
Câu 2 (3 điểm). Vi khuẩn lam sử dụng ánh sáng Mặt Trời để sinh trưởng. Em hãy cho biết kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn này và giải thích.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
A |
B |
D |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Khái niệm: Vi sinh vật là những kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. - Phân loại: Dựa vào thành phần cấu tạo, vi sinh vật được chia thành 2 nhóm: + Vi sinh vật nhân sơ: gồm Archaea và vi khuẩn. + Vi sinh vật nhân thực: gồm vi sinh vật nhân thực đơn bào (nấm đơn bào, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh) và vi sinh vật nhân thực đa bào (vi nấm, vi tảo và động vật đa bào kích thước hiển vi). |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
- Vi khuẩn lam là sinh vật quang tự dưỡng - Vì chúng thu năng lượng từ ánh sáng, thông qua quá trình quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và nước lấy từ không khí. |
1,5 điểm 1,5 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Một loại vi khuẩn chỉ cần amino acid loại methionine làm chất dinh dưỡng hữu cơ và sống trong hang động không có ánh sáng. Kiểu dinh dưỡng của loại vi khuẩn này là
- quang tự dưỡng.
- quang dị dưỡng.
- hóa dị dưỡng.
- hóa tự dưỡng.
Câu 2: Khi quan sát vi sinh vật thường phải làm tiêu bản rồi đem soi dưới kính hiển vi vì
- vi sinh vật có kích thước nhỏ bé.
- vi sinh vật có cấu tạo đơn giản.
- vi sinh vật có khả năng sinh sản nhanh.
- vi sinh vật có khả năng di chuyển nhanh.
Câu 3: Phương pháp nhuộm Gram được sử dụng để phân biệt 2 loại vi sinh vật nào sau đây?
- Vi sinh vật tự dưỡng và vi sinh vật dị dưỡng.
- Vi khuẩn Gr-và vi khuẩn G+.
- Vi khuẩn hóa dưỡng và vi khuẩn quang dưỡng.
- Vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
Câu 4: Khuẩn lạc là
- một tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát được bằng mắt thường.
- một tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và phải quan sát dưới kính hiển vi.
- một tập hợp các tế bào được sinh ra từ nhiều tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát được bằng mắt thường.
- một tập hợp các tế bào được sinh ra từ nhiều tế bào ban đầu trên môi trường thạch và phải quan sát dưới kính hiển vi.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Trong thực tế, vi sinh vật quang tự dưỡng được ứng dụng như thế nào?
Câu 2 (4 điểm). Khi bị thương, nên xử lý vế thương như thế nào để tránh bị nhiễm trùng?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
A |
B |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Vi sinh vật quang dị dưỡng được ứng dụng để sản xuất thu sinh khối làm thức ăn cho gia súc, tôm cá,…; xử lí nước ao nuôi trong nuôi trồng thủy sản;… |
2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
- Rửa sạch vết thương nhiễm trùng: sử dụng dung dịch sát khuẩn như Povidone, Betadine hoặc nước muối sinh lý để rửa sạch vết thương. - Loại bỏ vi khuẩn và mô hoại tử: ví dụ như dịch mủ, mô hoại tử,... - Dùng thuốc kháng sinh cho vết thương nhiễm trùng mưng mủ. - Băng vết thương. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
=> Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật