Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối Bài 4: Các nguyên tố hoá học và nước

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức Bài 4: Các nguyên tố hoá học và nước. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 4: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:

  1. C, H, O, N
  2. C, H, O, P
  3. O, P, C, N
  4. H, O, N, P

Câu 2: Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là:

  1. Fe, C, H
  2. C, N, P, Cl
  3. C, N, H, O
  4. K, S, Mg, Cu

Câu 3: Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào?

  1. C, H, O, N
  2. Ca, P, Cu, O
  3. O, H, Fe, K
  4. O, H, Ni, Fe

Câu 4: Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là?

  1. Hydro
  2. Cacbon
  3. Oxy
  4. Nito

Câu 5: Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể vì

  1. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều hệ enzim
  2. Chiếm khối lượng nhỏ
  3. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
  4. Cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất ấy

Câu 6: Oxy và hydro trong phân tử nước kết hợp với nhau bằng các liên kết

  1. Tĩnh điện
  2. Hiđrô
  3. Cộng hóa trị
  4. Este

Câu 7: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là?

  1. Liên kết cộng hóa trị
  2. Liên kết hidro
  3. Liên kết peptit
  4. Liên kết photphodieste

Câu 8: Điều gì xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh?

  1. Nước đóng bằng làm tăng thể tích và các tinh thể nước phá vỡ tế bào
  2. Nước bốc hơi lạnh làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa tế bào bên tế bào sinh sản nhanh
  3. Nước bốc hơi lạnh làm tế bào chết do mất nước
  4. Nước đóng băng làm giảm thể tích nên tế bào chết

Câu 9: Những chất nào sau đây thuộc loại đại phân tử?

  1. Đường đa, lipid, axit amin
  2. Fructose, protein và acid nucleic
  3. Đường đa, lipid, protein và acid nucleic
  4. Gluccose, protein và acid nucleic

Câu 10: Trong tế bào có 4 loại phân tử hữu cơ chính là:

  1. Carbohydrate, lipid, protein và acid nucleic
  2. Carbohydrate, lipid và glucose
  3. Carbohydrate, lipid, protein và acid nucleic
  4. Carbohydrate, glucose, protein và acid nucleic

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

A

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

A

C

A

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nguyên tố hoá học nào dưới đây có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ ?

  1. O
  2. C
  3. P
  4. N

 

Câu 2: Nguyên tố nào có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiều chất hữu cơ khác nhau?

  1. Hydro
  2. Nito
  3. Oxy
  4. Carbon

 

Câu 3: Các chức năng của cacbon trong tế bào là

  1. Cấu trúc tế bào, cấu trúc các enzim.
  2. Điều hòa trao đổi chất, tham gia cấu tạo tế bào chất.
  3. Dự trữ năng lượng, là vật liệu cấu trúc tế bào.
  4. Thu nhận thông tin và bảo vệ cơ thể.

Câu 4: Trong các nguyên tố đa lượng, cacbon được coi là nguyên tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì

  1. Là nguyên tố đa lượng, chiếm 18,5% khối lượng cơ thể.
  2. Vòng ngoài cùng của cấu hình điện tử có 4 electoron.
  3. Là nguyên tố chính trong thành phần hóa học của các chất cấu tạo nên cơ thể sống.
  4. Được lấy làm đơn vị xác định nguyên tử khối các chất (đvC).

 

Câu 5: Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước

  1. Có xu hướng liên kết với nhau.
  2. Có tính phân cực.
  3. Rất nhỏ.
  4. Dễ tách khỏi nhau.

 

Câu 6: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

  1. Nhiệt dung riêng cao.
  2. Tính phân cực.
  3. Lực gắn kết.
  4. Nhiệt bay hơi cao.

 

Câu 7: Tính phân cực của nước là do?

  1. Đôi electoron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía hydro.
  2. Xu hướng các phân tử nước.
  3. Khối lượng phân tử của ooxxi lớn hơn khối lượng phân tử của hydro.
  4. Đôi electoron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía hydro.

 

Câu 8: Trong chất khô của cây, nguyên tố Mo chiếm tỉ lệ 1 trên 16 triệu nguyên tử H, nếu thiếu Mo cây trồng sẽ xảy ra hiện tượng gì?

  1. Phát triển bình thường.
  2. Phát triển không bình thường, có thể dẫn đến bị chết.
  3. Phát triển nhanh lúc giai đoạn non, phát triển chậm lúc trưởng thành.
  4. Phát triển không bình thường, các cơ quan của cây có kích thước gấp ba lần cây bình thường.

 

Câu 9: Lá cây thường chuyển từ xanh sang vàng lục, phiến lá hẹp lại và uốn cong, khô dần đi… dẫn đến cây bị chết là đặc điểm của cây trồng thiếu nguyên tố gì?

  1. Ca
  2. Mo
  3. N
  4. K

 

Câu 10: Cơ thể chỉ cần các nguyên tố vi lượng với một lượng rất nhỏ là vì:

  1. phần lớn nguyên tố vi lượng đã có trong các hợp chất tế bào
  2. nguyên tố vi lượng đóng vai trò thứ yếu đối với cơ thể
  3. nguyên tố vi lượng chỉ cần cho một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định của cơ thể
  4. chức năng chính của nguyên tố vi lượng là hoạt hóa các enzyme

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

C

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

B

B

D

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày học thuyết tế bào hiện đại.

Câu 2 (4 điểm). Vì sao một số phân tử có cùng số lượng nguyên tử carbon nhưng lại có tính chất hoá học khác nhau?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Học thuyết tế bào hiện đại bao gồm ba nội dung sau:

-       Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. Sự sống được tiếp diễn do có sự chuyển hóa và sự di truyền xảy ra bên trong các tế bào.

-       Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.

-       Tế bào chỉ được sinh ra từ sự phân chia các tế bào có trước.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

-       Nguyên tử carbon có thể đồng thời tạo bốn liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử carbon khác ® bộ khung carbon đa dạng. 

-       Nguyên tử cacbon liên kết với nhau thành mạch cacbon, khi thứ tự liên kết thay đổi chúng sẽ tạo ra một chất khác.

-       Bộ khung hydrocacbon liên kết với các nhóm chức khác nhau ® hợp chất khác nhau.

-       Carbon tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau và có ái lực lớn để tạo ra liên kết với các nguyên tử nhỏ khác, có khả năng tạo ra liên kết phức tạp.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Các nguyên tố trong cơ thể sinh vật được chia thành mấy nhóm? Nếu cơ thể thiếu một số nguyên tố thì điều gì sẽ xảy ra?

Câu 2 (6 điểm). Carbon có vai trò gì trong cấu tạo tế bào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

-       Dựa vào tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể, các nguyên tố trong cơ thể sinh vật được chia thành hai nhóm: nguyên tố đại lượng (đa lượng) và nguyên tố vi lượng.

-       Cơ thể thiếu một số nguyên tố đại lượng và vi lượng có thể gây ra một số rối loạn về chuyển hóa và bệnh.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

-       Nguyên tử carbon có 4 electron hóa trị ở vòng ngoài nên có thể tạo nên bốn liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác hình thành nên bộ khung carbon đa dạng về kích thước, cấu hình không gian.

-       Bộ khung carbon liên kết với các nguyên tử hydrogen tạo khung hydrocarbon đa dạng. Từ bộ khung hydrocarbon liên kết với các nhóm chức khác nhau tạo nên các hợp chất hữu cơ đa dạng.

-       Ngoài ra, nguyên tử carbon linh hoạt có thể tạo nên các phân tử có cấu trúc và tính chất khác nhau từ cùng một số lượng nguyên tử (cùng công thức hóa học).

2 điểm

2 điểm

2 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố có đặc điểm nào sau đây? 

  1. Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn các nguyên tố khác.
  2. Có hàm lượng chiếm dưới 10-5 khối lượng khô của cơ thể
  3. Có hàm lượng chiếm dưới 10-4 khối lượng khô của cơ thể
  4. Có hàm lượng chiếm dưới 10-3 khối lượng khô của cơ thể

 

Câu 2: Trong chất khô của cây, nguyên tố Mo chiếm tỉ lệ 1 trên 16 triệu
nguyên tử H, nếu thiếu Mo cây trồng sẽ xảy ra hiện tượng gì?

  1. Phát triển bình thường.
  2. Phát triển nhanh lúc giai đoạn non, phát triển chậm lúc trưởng thành.
  3. Phát triển không bình thường, các cơ quan của cây có kích thước gấp ba lần cây bình thường.
  4. Phát triển không bình thường, có thể dẫn đến bị chết.

 

Câu 3: Cho các ý sau:

Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation.

Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.

Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.

Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.

Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.

Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?

  1. 4
  2. 3
  3. 2
  4. 1

 

Câu 4: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể.
  2. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
  3. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
  4. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzyme trong tế bào.

 

  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (1 điểm). Vì sao tế bào được coi là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống?

Câu 2 (5 điểm). Nêu cấu trúc và tính chất vật lí, hóa học của nước.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

A

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(1 điểm)

Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống vì: Mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. Đồng thời, tế bào là cấp độ tổ chức sống cơ bản thể hiện đầy đủ các hoạt động của một hệ sống.

1 điểm

Câu 2

(5 điểm)

-       Cấu trúc hóa học của nước: Mỗi phân tử nước có một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hóa trị.

-       Tính chất của nước:

+       Nước có tính phân cực: Nguyên tử oxygen có khả năng hút điện nhiều hơn so với hydrogen.Do vậy, trong phân tử nước, nguyên tử hydrogen sẽ tích điện (+), còn oxygen tích điện (-) tạo cho nước có tính phân cực.

+       Sức căng bề mặt lớn: Nhờ tính phân cực, các phân tử nước có thể liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen nên các phân tử nước ở nơi bề mặt tiếp xúc với không khí liên kết chặt với nhau tạo nên sức căng bề mặt.

+       Nhiệt dung riêng cao: Các phân tử nước liên kết với nhau bằng rất nhiều liên kết hydrogen nên phải cung cấp một lượng nhiệt lớn mới có thể làm tăng nhiệt độ của nước.

+       Nhiệt bay hơi cao: Nước bay hơi sẽ lấy đi một lượng lớn nhiệt độ từ cơ thể sinh vật giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể cũng như nhiệt độ của môi trường.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi bảo quản rau xanh trong tủ lạnh, người ta chỉ để trong ngăn mát mà không để trong ngăn đá. Nguyên nhân là vì: 

  1. Trên các lá rau có vi sinh vật nên nếu để trong ngăn đá thì rau sẽ làm hỏng tủ lạnh.
  2. Ngăn đá có nhiệt độ thấp nên các chất  dinh dưỡng ở trong rau dễ bị phân hủy, làm giảm chất lượng rau.
  3. Để trong ngăn đá sẽ làm cho vi sinh vật có trên bề mặt lá rau phát triển mạnh, làm cho rau nhanh hỏng.
  4. Ngăn đá có nhiệt độ thấp nên nước trong tế bào đóng băng, làm vỡ tế bào rau.

 

Câu 2: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ th
  2. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào
  3. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng
  4. Là những nguyên tố có trong tự nhiên

Câu 3: Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì:

  1. Phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật.
  2. Chức năng chính của chúng là điều tiết quá trình trao đổi chất.
  3. Chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.
  4. Chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định.

 

Câu 4: Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây?

  1. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào.
  2. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào.
  3. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
  4. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định.
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (1 điểm). Vì sao tế bào được coi là đơn vị chức năng cơ bản của mọi sinh vật sống?

Câu 2 (5 điểm). Nêu vai trò sinh học của nước đối với tế bào.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

C

C

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(1 điểm)

Tế bào là đơn vị chức năng cơ bản của mọi sinh vật sống vì: Các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, di truyền của cơ thể sinh vật đều diễn ra bên trong tế bào.

1 điểm

Câu 2

(5 điểm)

Nước có có trò đặc biệt quan trọng đối với tế bào:

-       Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

-       Là dung môi có khả năng hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào.

-       Là nguyên liệu và môi trường của các phản ứng chuyển hóa vật chất diễn ra trong tế bào.

-       Góp phần định hình cấu trúc không gian của nhiều phân tử hữu cơ trong tế bào, đảm bảo cho chúng thực hiện các chức năng sinh học.

-       Góp phần điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể nhờ có nhiệt dung đặc trưng cao và nhiệt bay hơi cao.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay