Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 16: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ NGUYÊN PHÂN

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thời gian của một chu kì tế bào được xác định bằng:

  1. thời gian sống và phát triển của tế bào
  2. thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
  3. thời gian của quá trình nguyên phân
  4. thời gian phân chia của tế bào chất

Câu 2: Có các phát biểu sau về kì trung gian:

(1) Có 3 pha: G1, S và G2

(2) Ở pha G1, thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng

(3) Ở pha G2, DNA nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép

(4) Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào

Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

  1. (1), (2)
  2. (3), (4)
  3. (1), (2), (3)
  4. (1), (2), (3), (4)

Câu 3: Trật tự hai giai đoạn chính của nguyên phân là

  1. Tế bào phân chia → nhân phân chia
  2. nhân phân chia → tế bào chất phân chia
  3. nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc
  4. chỉ có nhân phân chia, còn tế bào chất thì không phân chia

Câu 4: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
  2. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân
  3. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào
  4. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau

Câu 5: Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là 

  1. Quá trình phân bào
  2. Phát triển tế bào
  3. Chu kỳ tế bào
  4. Phân chia tế bào

Câu 6: Nếu tế bào nhân thực phân bào theo hình thức trực phân thì có thể dẫn tới hậu quả nào sau đây?

  1. Tạo ra quá nhiều tế bào do thời gian phân chia ngắn
  2. Biến thành tế bào nhân sơ do bị mất màng nhân
  3. Tế bào con có bộ NST khác nhau và khác tế bào mẹ
  4. Các thế hệ tế bào con có sức sống giảm dần

Câu 7: Trong phân bào nguyên phân, nguyên nhân chủ yếu làm cho tế bào con luôn có bộ NST giống tế bào mẹ là do:

  1. Các kì diễn ra một cách tuần tự và liên tiếp nhau
  2. NST nhân đôi thành NST kép, sau đó chia cho hai tế bào con
  3. NST nhân đôi, sau đó phân chia đồng đều cho hai tế bào con
  4. Ở kì sau, các NST tách nhau ra và trượt về hai cực tế bào

Câu 8: Ở cơ thể người, phân bào nguyên phân có ý nghĩa như thế nào sau đây?

  1. Thay thế các tế bào đã chết và làm cho cơ thể lớn lên
  2. Giúp cơ thể tạo ra các giao tử để duy trì nòi giống
  3. Giúp cơ thể thực hiện việc tư duy và vận động
  4. Giúp cơ thể lớn lên và tạo giao tử để thực hiện sinh sản

Câu 9: Bệnh ung thư là 1 ví dụ về

  1. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể
  2. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể
  3. Chu kì tế bào diễn ra ổn định
  4. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi

Câu 10: Khi nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Mọi quá trình phân bào đều diễn ra theo chu kì tế bào
  2. Chu kì tế bào luôn gắn với quá trình nguyên phân
  3. Ở phôi, thời gian của một chu kì tế bào rất ngắn
  4. Trong chu kì tế bào, pha G thường có thời gian dài nhất

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

B

B

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

C

A

B

A

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi nói về phân bào, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Có hai hình thức phân bào là trực phân và gián phân
  2. Vi khuẩn phân bào trực phân nên tế bào con có bộ NST khác tế bào mẹ
  3. Thứ tự các pha trong một chu kì tế bào là: G → S → G2 → M
  4. Phân bào trực phân chỉ có ở tế bào nhân sơ (vi khuẩn)

 

Câu 2: Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là của

  1. Kì cuối
  2. Kỳ đầu
  3. Kỳ giữa
  4. Kỳ trung gian

 

Câu 3: Trong 1 chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia làm

  1. 1 pha
  2. 3 pha
  3. 2 pha
  4. 4 pha

Câu 4: Hoạt động xảy ra trong pha Gl của kỳ trung gian là

  1. Sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan, chuẩn bị các nguyên liệu để nhân dôi ADN, NST.
  2. Trung thể tự nhân đôi
  3. ADN tự nhân đôi
  4. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi

 

Câu 5: Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là

  1. G2, G2, S
  2. S, G2, G1
  3. S, G1, G2
  4. G1, S, G2

 

Câu 6: Hiện tượng các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra vào

  1. Kỳ cuối
  2. Kỳ trung gian
  3. Kỳ đầu
  4. Kỳ giữa

 

Câu 7: Trong nguyên phân khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc thể xếp thành:

  1. Một hàng
  2. Ba hàng
  3. Hai hàng
  4. Bốn hàng

 

Câu 8: Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào:

  1. Kỳ giữa
  2. Kỳ sau
  3. Kỳ cuối
  4. Kỳ đầu

 

Câu 9: Các nhiễm sắc thể dính vào thoi phân bào ở vị trí:

  1. Eo sơ cấp
  2. Tâm động
  3. Eo thứ cấp
  4. Đầu nhiễm sắc thể

 

Câu 10:  Những kỳ nào sau đây trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép?

  1. Trung gian, đầu và cuối
  2. Đầu, giữa, cuối
  3. Trung gian, đầu và giữa
  4. Đầu, giữa, sau và cuối

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

D

B

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

A

A

B

C

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Vì sao thời gian cần thiết để hoàn thành một chu kì tế bào là rất khác nhau?

Câu 2 (6 điểm). Nêu khái niệm và diễn biến tại điểm kiểm soát chu kì tế bào.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Thời gian cần thiết để hoàn thành một chu kì tế bào là rất khác nhau:

-       Chu kì tế bào của sinh vật nhân thực dài hơn và phức tạp hơn so với chu kì của tế bào nhân sơ do tế bào nhân thực có kích thước và số lượng NST lớn hơn nhiều so với kích thước và số lượng NST của tế bào nhân sơ.

-       Thời gian cần thiết để hoàn thành một chu kì tế bào là rất khác nhau giữa các loại tế bào của cùng một cơ thể.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Điểm kiểm soát chu kì tế bào: Điểm kiểm soát chu kì tế bào là các tín hiệu kích hoạt quá trình truyền tin tế bào đưa ra các đáp ứng đi tiếp hay dừng chu kì tế bào. Gồm:

-       Tại điểm kiểm soát G1/S, tế bào sẽ đưa ra “quyết định” nhân đôi DNA để sau đó bước vào phân bào hay không.

-       Tại điểm kiểm soát G2/M, hệ thống “rà soát” quá trình nhân đôi DNA xem đã hoàn tất chưa và mọi sai sót đã được sữa chữa hay chưa.

-       Tại điểm kiểm soát thoi phân bào, hệ thống kiểm soát chu kì tế bào “rà soát” xem tất cả các NST đã gắn với các vi ống của thoi phân bào hay chưa. Nếu chưa hoàn tất, chu kì tế bào cũng sẽ dừng lại.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Nêu khái niệm và các giai đoạn của quá trình nguyên phân.

Câu 2 (6 điểm). Những đối tượng nào thường có nguy cơ mắc ung thư cao hơn?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

-       Nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm) xảy ra đối với sinh vật nhân thực, ở các tế bào sinh dưỡng và các tế bào sinh dục sơ khai.

-       Gồm: phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Trong đó, phân chia nhân được chia thành 4 kì (kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối), thực chất là phân chia vật chất di truyền (DNA, NST) một cách đồng đều cho hai tế bào con.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

-       Người có chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, chẳng hạn như người lười vận động, thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng và mệt mỏi, nghiện rượu bia, thuốc lá,…

-       Những người mắc bệnh lý mạn tính, đặc biệt là các bệnh về gan, dạ dày và phổi: Những trường hợp bị viêm gan, viêm phổi hoặc viêm dạ dày,… không được điều trị triệt để, bệnh hay tái phát,… thì sẽ nguy cơ cao tiến triển thành ung thư.

-       Tiền sử bệnh gia đình: Nếu trong gia đình có người thân như cha mẹ, anh chị em ruột thịt bị ung thư, thì nguy cơ ung thư cũng cao hơn so với những người khác.

-       Người làm việc và sinh sống trong môi trường độc hại, nhiễm hóa chất thì nguy cơ ung thư của họ cũng sẽ cao hơn.

1,25 điểm

1,25 điểm

1,25 điểm

1,25 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong chu kỳ nguyên phân trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở

  1. Kỳ đầu và kì cuối 
  2. Kỳ sau và kỳ cuối 
  3. Kỳ sau và kì giữa 
  4. Kỳ cuối và kỳ giữa

 

Câu 2: Khi hoàn thành kỳ sau, số nhiễm sắc thể trong tế bào là

  1. 4n, trạng thái đơn
  2. 4n, trạng thái kép
  3. 2n, trạng thái đơn
  4. 2n, trạng thái đơn

 

Câu 3: Hiện tượng sau đây xảy ra ở kỳ cuối là

  1. Nhiễm sắc thể phân li về cực tế bào
  2. Màng nhân và nhân con xuất hiện
  3. Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn
  4. NST tiêu biến

 

Câu 4: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây?

  1. Phân li nhiễm sắc thể
  2. Nhân đôi nhiễm sắc thể
  3. Tiếp hợp nhiễm sắc thể
  4. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể

 

  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ như thế nào?

Câu 2 (4 điểm). Nêu ý nghĩa của nguyên phân.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

A

B

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Mối quan hệ giữa các giai đoạn của chu kì tế bào: Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác được hệ thống kiểm soát chu kì tế bào điều khiển một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho chu kì tế bào diễn ra bình thường.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

-       Đảm bảo duy trì ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào: Nhờ quá trình nhân đôi và phân li đồng đều các NST về hai cực của tế bào từ một tế bào mẹ tạo ra được hai tế bào con có bộ NST giống nhau và giống với tế bào mẹ.

-       Đối với cơ thể nhân thực đơn bào, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới.

-       Đối với cơ thể nhân thực đa bào:

+       Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, thay thế các tế bào già và tổn thương, giúp cơ thể lớn lên và tái sinh các bộ phận cơ thể.

+       Nguyên phân cũng là cơ chế tạo ra các cơ thể mới ở các loài sinh sản vô tính.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quá trình nguyên phân của một hợp tử ở đậu Hà lan đã tạo nên 8 tế bào con. Số NST trong các tế bào con ở kì sau của lần nguyên phân cuối trong quá trình trên là:

  1. 32
  2. 128
  3. 64
  4. 16

 

Câu 2: Trường hợp nào sau đây thuộc phân bào nguyên phân?

  1. Tế bào có bộ NST 3n tạo ra các tế bào con có bộ NST 3n
  2. Tế bào có bộ NST 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST n
  3. Tế bào có bộ NST 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n
  4. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn mới

Câu 3: Nói về sự phân chia tế bào chất, điều nào sau đây không đúng?

  1. Tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo
  2. Tế bào thực vật phân chia tế bào từ trung tâm mặt phẳng xích đạo và tiến ra hai bên
  3. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rất nhanh ngay sau khi phân chia nhân hoàn thành
  4. Tế bào chất được phân chia đồng đều cho hai tế bào con

 

Câu 4: Kì trung gian được gọi là thời kì sinh trưởng của tế bào vì:

  1. kì này nằm trung gian giữa hai lần phân bào
  2. nó diễn ra sự nhân đôi của NST và trung thể
  3. Nó diễn ra quá trình sinh tổng hợp các chất, các bào quan
  4. nó là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình phân chia của tế bào
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Tại sao tế bào cần có hệ thống kiểm soát chu kì tế bào?

Câu 2 (4 điểm). Trình bày cơ chế hình thành, phân loại và đặc điểm di truyền của khối u.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

D

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Tế bào cần có hệ thống kiểm soát chu kì tế bào vì điểm kiểm soát chu kỳ tế bào kiểm soát và điều hòa tiến triển chu kỳ tế bào, ngăn sự phát triển của chu kỳ tế bào tại các điểm đặc biệt, cho phép kiểm tra lại các pha cần thiết và sửa chữa sai sót DNA.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

-       Cơ chế hình thành khối u: Nếu các tín hiệu kích thích phân bào được sản sinh quá nhiều, trong khi tín hiệu kìm hãm phân bào lại sản sinh quá ít sẽ làm cho tế bào phân chia quá mức dẫn đến hình thành khối u.

-       Phân loại khối u: Khối u có hai loại là u lành tính và u ác tính (ung thư).

+       U lành tính: Khối u định vị ở một vị trí nhất định mà các tế bào của nó không phát tán đến các vị trí khác trong cơ thể.

+       U ác tính (ung thư): Tế bào của khối u có thêm đột biến khiến chúng ta có thể tách khỏi vị trí ban đầu, di chuyển đến vị trí mới tạo nên nhiều khối u.

-       Đặc điểm di truyền: Hầu hết các bệnh ung thư là do đột biến gene phát sinh trong các tế bào cơ thể nên không di truyền được. Chỉ khoảng hơn 10% bệnh ung thư là do gene đột biến được truyền từ bố mẹ.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

=> Giáo án sinh học 10 kết nối bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay