Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 22: VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA VI SINH VẬT
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Sản phẩm được tạo ra từ quá trình lên men lactic là?
- Bia
- Dưa muối
- Dấm ăn
- Rượu vang
Câu 2: Acid lactic được tạo ra nhờ quá trình?
- hô hấp hiếu khí.
- hô hấp kị khí.
- lên men.
- hô hấp nhân tạo.
Câu 3: Lên men dấm được coi là ứng dụng của quá trình nào?
- Hô hấp hiếu khí không hoàn toàn
- Lên men kỵ khí
- Hô hấp kỵ khí.
- Hô hấp hiếu khí hoàn toàn
Câu 4: Trong quá trình làm kim chi, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?
- Phân giải protein, cellulose
- Lên men lactic đồng hình
- Lên men lactic dị hình
- Phân giải cellulose, lên men lactic
Câu 5: Quá trình lên men rượu etylic từ nguyên liệu tinh bột cần có sự tham gia của các vi sinh vật?
- nấm men rượu và vi khuẩn lactic.
- nấm men rượu và nấm mốc.
- nấm men rượu.
- nấm mốc và vi khuẩn lactic.
Câu 6: Protein của cá, đậu tương được phân giải tạo ra các acid amin nhờ enzyme?
- Amylase
- Nuclease
- Protease
- Lipase
Câu 7: Loài nào sau đây không phải vi sinh vật?
- Vi khuẩn lam
- Tảo đơn bào
- Nấm rơm
- Trùng biến hình
Câu 8: Nhóm nào sau đây không phải vi sinh vật?
- Vi khuẩn
- Tảo đơn bào
- Động vật nguyên sinh
- Rêu
Câu 9: Có mấy kiểu môi trường nuôi cấy vi sinh vật chính trong phòng thí nghiệm
- 3
- 4
- 5
- 6
Câu 10: Các môi trường nuôi cấy thường ở trạng thái lỏng, để tạo môi trường nuôi cấy đặc, ta có thể bổ sung thêm vào môi trường:
- Cao nấm men
- Thạch
- MgSO4
- NaCl
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
C |
A |
B |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
C |
C |
A |
B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Người ta chia các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật thành:
- 2 kiểu
- 3 kiểu
- 4 kiểu
- 5 kiểu
Câu 2: Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật?
- 4
- 2
- 1
- 3
Câu 3: Khi nói về vi sinh vật, đặc điểm nào sau đây là không đúng:
- Có kích thước nhỏ
- Phần lớn có cấu tạo đơn bào
- Đều có khả năng tự dưỡng
- Sinh trưởng nhanh
Câu 4: Điều nào sau đây không đúng khi nói về lên men ở vi sinh vật
- Cơ chất (ví dụ đường) bị oxy hoá từng phần.
- NADH bị khử thành NAD+ để cung cấp cho đường phân.
- Chất nhận electron là chất hữu cơ nội sinh.
- ATP được tạo thành nhờ phosphoryl hoá oxy hoá.
Câu 5: Ở vi sinh vật, liên kết glycerol và axit béo có thể tạo thành
- Glucose
- Protein
- Lipid
- Acid nucleic
Câu 6: Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu?
- ngô
- mật đường
- váng sữa
- nho
Câu 7: Nguyên liệu nào sau đây quan trọng để sản xuất axit glutamic?
- glycerol
- rượu mạnh ngô
- tryptone
- biotine
Câu 8: Vi sinh vật nào sau đây có hàm lượng vitamin cao?
- vi khuẩn
- nấm men
- tảo
- động vật nguyên sinh
Câu 9: Có hai loại lên men lactic là:
- Lên men lactic hóa dưỡng và lên men lactic quang dưỡng
- Lên men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình
- Lên men lactic tự dưỡng và lên men lactic dị dưỡng
- Lên men lactic chủ động và lên men lactic bị động
Câu 10: Tên đúng của BOD là gì?
- Nhu cầu oxy sinh hóa
- Nhu cầu oxy sinh học
- Bệnh sinh học
- Thiếu oxy sinh học
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
A |
C |
D |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
D |
B |
B |
A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Công nghệ vi sinh vật có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?
Câu 2 (6 điểm). Nêu vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
- Công nghệ vi sinh vật có thể được ứng dụng trong nông nghiệp, chế biến thực phẩm, y dược, xử lí chất thải. - Ngoài ra, công nghệ vi sinh vật cũng mở ra cuộc cách mạng trong ngành sản xuất bột giặt và các ngành công nghiệp thuộc da. |
2 điểm 2 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
- Phân giải các chất thải và xác vi sinh vật thành chất khoáng, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất. - Vi sinh vật tự dưỡng tạo ra O2 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng. - Cộng sinh với nhiều loài sinh vật, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các loài đó trong tự nhiên. |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm). Vi sinh vật được ứng dụng như thế nào trong y dược?
Câu 2 (6 điểm). Nêu vai trò của vi sinh vật đối với con người.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
- Các sản phẩm trao đổi chất ở vi sinh vật còn được ứng dụng trong lĩnh vực y dược để sản xuất thuốc kháng sinh, vaccine, các amino acid, protein đơn bào, hormone, probiotics và nhiều chế phẩm sinh học có giá trị khác. - Vi sinh vật còn được ứng dụng trong việc chuẩn đoán các bệnh hiểm nghèo, ung thư, bệnh mới phát sinh. |
2 điểm 2 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
- Phân giải các chất thải, đặc biệt là các chất thải độc hại như: nhựa, hóa chất nhân tạo, chất phóng xạ giúp làm giảm ô nhiễm môi trường. - Cộng sinh trong cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch, tiêu hóa; tổng hợp một số vitamin, amino acid không thay thế. - Sử dụng trong chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin,… trên quy mô công nghiệp. |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ai đã phát hiện ra rằng bia và sữa bơ được tạo ra do hoạt động của nấm men?
- Louis Pasteur
- Waksman
- Babes
- Joubert
Câu 2: Các rối loạn phát sinh do các vấn đề với chất nhầy có thể cho chúng ta biết rất nhiều về chức năng của nó. Trong một chứng rối loạn, chất nhầy trong đường hô hấp thiếu nước nên trở nên đặc và dính. Chất nhầy này không thể di chuyển và do đó vi khuẩn vẫn còn và nhiễm trùng phát triển. Những rối loạn nào trong số những rối loạn này đang được mô tả?
- Thiếu máu
- Bệnh xơ nang
- Hội chứng Turner
- Bệnh Crohn
Câu 3: Trong quá trình tổng hợp polysaccharide của vi sinh vật, chất khởi đầu là:
- acid amin.
- đường glucose.
- ADP.
- ADP – glucose.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật?
- Vi sinh vật có khả năng tổng hợp tất cả các chất thiết yếu cho tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid và lipid.
- Con đường hóa tổng hợp là con đường phổ biến và quan trọng nhất để tổng hợp glucose ở vi sinh vật.
- Tất cả các amino acid đều được vi sinh vật tổng hợp từ những sản phẩm của quá trình phân giải đường và nguồn nitrogen lấy từ môi trường.
- Ở vi sinh vật, lipid được tổng hợp từ các acid béo và glycerol còn nucleic acid được tổng hợp từ đơn phần là nucleotide.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn dựa trên các đặc điểm sinh học nào?
Câu 2 (4 điểm). Vi sinh vật được ứng dụng như thế nào trong nông nghiệp?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
B |
D |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn dựa trên các đặc điểm sinh học như: kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, hình thức dinh dưỡng đa dạng, quá trình tổng hợp và phân giải các chất tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng hoặc có ý nghĩa lớn trong đời sống con người. |
2 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
- Dựa vào khả năng cố định N2 trong không khí, biến lân khó tiêu thành lân dễ tiêu, phân giải mùn và các chất hữu cơ trong đất, tiết ra chất kích thích tăng trưởng, giữ ẩm cho đất và ức chế mầm bệnh cho cây trồng,… của vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh giúp tăng năng suất cho cây trồng, cải tạo đất,… - Dựa vào khả năng ức chế sự phát triển của sâu, bệnh gây hại cho cây trồng để sản xuất ra thuốc trừ sâu vi sinh thay cho thuốc trừ sâu hóa học vừa có thể diệt trừ sâu, bệnh hại hiệu quả vừa tránh tồn dư thuốc hóa học gây độc cho con người và vật nuôi. |
2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Những vi sinh vật dị dưỡng hoại sinh thường tiến hành phân giải chất hữu cơ có kích thước lớn bằng phương thức nào sau đây?
- Phân giải ngoại bào.
- Phân giải nội bào.
- Phân giải ngoại bào và phân giải nội bào.
- Không có phương thức phân giải.
Câu 2: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, sản phẩm chuyển hóa tăng lên sẽ dẫn đến hiện tượng
- tăng tốc độ sinh trưởng của vi sinh vât.
- số vi sinh vật sinh ra bằng số sinh vật chết đi.
- quần thể vi sinh vật bị suy vong.
- số vi sinh vật tăng lên theo cấp số nhân.
Câu 3: Trong nuôi cấy liên tục, không xảy ra pha suy vong vì
- thường xuyên được bổ sung chất kích thích sinh trưởng và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.
- thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và loại bỏ các protein do vi sinh vật tổng hợp được
- thường xuyên được bổ sung chất kích thích sinh trưởng và loại bỏ các protein do vi sinh vật tổng hợp được.
- thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.
Câu 4: Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 3 giờ 20 phút từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là
- 1024.
- 1240.
- 1420.
- 200.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Vì sao vi sinh vật sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh?
Câu 2 (4 điểm). Vi sinh vật được ứng dụng như thế nào trong xử lí chất thải? Lấy ví dụ.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
C |
D |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ diện tích/thể tích (S/V) cơ thể ở sinh vật lớn, làm tăng tốc độ trao đổi chất và sinh trưởng. Kích thước nhỏ còn có lợi trong việc nuôi cấy, lưu trữ và nghiên cứu vi sinh vật (một số lượng rất lớn tế bào có thể được nuôi cấy chỉ trong một khoảng không gian nhỏ). |
1 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
- Dựa vào khả năng hấp thụ và phân giải nhiều hợp chất, kể cả chất thải, chất độc hại và kim loại nặng của vi sinh vật, con người đã sử dụng chúng để xử lí ô nhiễm môi trường hiệu quả, ít tốn kém. - Ví dụ: Sử dụng các vi sinh vật “ăn” dầu như Alcanivorax borkumensis để xử lí các sự cố tràn dầu trên biển. |
2 điểm 2 điểm |
=> Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật