Đề thi cuối kì 1 công dân 9 cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 1 môn Công dân 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Cơ quan, tổ chức quản lý các hoạt động của thanh niên trong cả nước được gọi là gì?
A. Đoàn xã.
B. Đoàn phường.
C. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
D. Tỉnh đoàn Thanh niên.
Câu 2 (0,25 điểm). Điền vào chỗ chấm: “Khoan dung là một ... tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.”
A. nét đẹp
B. truyền thống
C. yếu tố
D. biểu hiện
Câu 3 (0,25 điểm). Mục tiêu của hoạt động “Giọt hồng ước mơ” là gì?
A. Khám sức khỏe định kì.
B. Chữa bệnh.
C. Trao đổi, mua bán máu để chữa bệnh.
D. Hiến máu nhân đạo, tăng cường lưu trữ máu để cứu sống bệnh nhân.
Câu 4 (0,25 điểm). Biểu hiện của khách quan là gì?
A. Nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.
B. Nhìn nhận sự việc theo chiều hướng thiên vị.
C. Nhìn nhận sự vật một cách trung thực.
D. Nhìn nhận hiện tượng một cách định kiến.
Câu 5 (0,25 điểm). Cái gì được xem là khát vọng của toàn nhân loại?
A. Giàu có.
B. Hòa bình.
C. Chiến tranh.
D. Lợi nhuận.
Câu 6 (0,25 điểm). Việc làm nào sau đây thể hiện quản lí thời gian chưa hiệu quả?
A. Lựa chọn biện pháp hoàn thành công việc phù hợp với bản thân.
B. Nước đến chân mới nhảy.
C. Đặt mức độ ưu tiên cho mỗi công việc.
D. Lập kế hoạch công việc theo từng ngày.
Câu 7 (0,25 điểm). Khi thực hiện kế hoạch đặt ra, chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Chủ động trong cuộc sống.
B. Từng bước hoàn thiện bản thân.
C. Thực hiện “nước đến chân mới nhảy”.
D. Loại bỏ những yếu tố gây mất tập trung.
Câu 8 (0,25 điểm). Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng:
A. uy lực để giải quyết mâu thuẫn.
B. quân sự để giải quyết mâu thuẫn.
C. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.
D. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.
Câu 9 (0,25 điểm). Trường hợp nào dưới đây biết cách quản lí thời gian hợp lí?
A. Bạn A thường xuyên không làm bài tập về nhà vì mải chơi trò chơi điện tử.
B. Bạn B luôn tự giác làm bài tập ở nhà xong mới xem phim để giải trí.
C. Bạn T lo lắng vì phải ôn thi và có nhiều bài tập ở trường.
D. Bạn L vừa học bài vừa lướt mạng xã hội để giải trí.
Câu 10 (0,25 điểm). Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì...”.
A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.
C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
D. Hòa bình, độc lập và phát triển.
Câu 11 (0,25 điểm). Biểu hiện nào không phải là khách quan, công bằng?
A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
B. Giao công việc cho nam và nữ ngang nhau.
C. Xử phạt những học sinh vi phạm quy định của nhà trường.
D. Đề cử người có tài làm cán bộ lãnh đạo.
Câu 12 (0,25 điểm). Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh:
A. Trong một số trường hợp.
B. Vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
C. Để làm giàu cho gia đình mình.
D. Để chinh phục thiên nhiên.
Câu 13 (0,25 điểm). Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của khoan dung?
A. Giúp bản thân chúng ta cởi mở và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
B. Giúp cuộc sống và quan hệ với mọi người trở nên lành mạnh, thân ái.
C. Mọi người sẽ cảm thấy sợ hãi, hối hận khi bản thân mắc sai lầm.
D. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu quý và kính trọng.
Câu 14 (0,25 điểm). Ý nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của người sống có lí tưởng?
A. Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ giàu có về tâm hồn.
B. Người có lí tưởng sống cao đẹp luôn được mọi người tôn trọng.
C. Người có lí tưởng sống cao đẹp luôn có nhiều bạn.
D. Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ trở lên giàu có, được nhiều người biết đến.
Câu 15 (0,25 điểm). Vai trò của khách quan là gì?
A. Góp phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
B. Mang lại những cơ hội phát triển vượt bậc cho mỗi cá nhân.
C. Nâng cao quyền lực mỗi cá nhân.
D. Thể hiện ý chí của tập thế, của số đông.
Câu 16 (0,25 điểm). Công bằng được biểu hiện ở việc:
A. Hành động, đối xử trái với quy tắc chung.
B. Hành động phù hợp với quy luật, đạo lí.
C. Đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt đối xử.
D. Nhìn nhận sự việc, hiện tưởng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.
Câu 17 (0,25 điểm). Biểu hiện của lòng yêu chuộng hòa bình là ý nào dưới đây?
A. Giải quyết các mâu thuẫn bằng lực lượng vũ trang.
B. Kêu gọi đoàn kết, chống chiến tranh.
C. Tham gia các cuộc xung đột giữa các dân tộc.
D. Phân biệt chủng tộc, màu da của mỗi người.
Câu 18 (0,25 điểm). Việc quản lí thời gian hiệu quả giúp chúng ta có được điều gì dưới đây?
A. Tăng năng suất, hiệu quả làm việc, học tập.
B. Tăng áp lực trong công việc, học tập.
C. Tốn nhiều thời gian và công sức hơn trong học tập, làm việc.
D. Cảm thấy không được tự do và thoải mái.
Câu 19 (0,25 điểm). Trong gia đình, ông H luôn chiều chuộng con gái quá mức nhưng đối với con trai lại vô cùng nghiêm khắc và ông luôn yêu cầu con trai của mình phải luôn chiều chuộng em gái một cách tuyệt đối. Em có suy nghĩ gì về cách ứng xủ của nhân vật H?
A. Ông H làm vậy là đúng vì em gái còn nhỏ tuổi.
B. Ông H không nên làm như vậy vì ông H có hai người con nên đối xử công bằng, yêu thương với cả 2 đứa như nhau để các con cùng cảm thấy được quan tâm, chăm sóc.
C. Ông H làm như vậy là đúng vì con gái cần được yêu quý, chiều chuộng hơn con trai.
D. Ông H không nên làm như vậy vì con trai mới là người cần được quan tâm chăm sóc hơn con gái.
Câu 20 (0,25 điểm). Làm như nào để giữ được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân?
A. Đặt ra giới hạn thời gian làm việc cho bản thân.
B. Ưu tiên công việc trước hết.
C. Cái gì cần giải quyết trước thì thực hiện trước.
D. Đời sống cá nhân là cửa sổ tâm hồn, cần chủ trọng nhiều hơn.
Câu 21 (0,25 điểm). Trong tiết học ngoại khóa về chủ đề biện pháp cơ bản để bảo vệ hòa bình, bạn X cho rằng chỉ cần thể hiện tình yêu hòa bình khi đất nước có chiến tranh và quan điểm này bị bạn Y và B phản đối kịch liệt nhưng lại được G, S, T nhiệt tình ủng hộ và bảo vệ. Những ai đã hiểu không đúng nội dung thể hiện hòa bình?
A. Bạn X, T.
B. Bạn Y, B.
C. Bạn B, G, S, T.
D. Bạn X, G, S, T.
Câu 22 (0,25 điểm). Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về sự thiếu khách quan, công bằng?
A. Làm người ăn tối lo mai/Việc mình hồ dễ để ai lo lường.
B. Đừng ăn thoả đói, đừng nói thoả giận.
C. Thương nhau củ ấu cũng tròn/Ghét nhau đến hồ hòn cũng vuông.
D. Dù ai nói ngã nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Câu 23 (0,25 điểm). T rất hay mất tầm trung trong giờ làm việc và luôn không nộp deadline đúng thời hạn. Nếu em là bạn T em sẽ làm gì?
A. Khuyên T nên sắp xếp thời gian làm việc đúng cách để cải thiện sự phân tâm của mình.
B. Khuyên T tìm một môi trường yên tĩnh để làm việc.
C. Không quan tâm vì đó là không phải là vấn đề của mình.
D. Khó mà điều chỉnh vì đó là thói quen của T.
Câu 24 (0,25 điểm). Là học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm và lòng tự hào với những người lính đang đóng quân ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa?
A. Xin bố mẹ đến thăm những người lính ở hai quần đảo.
B. Gọi điện cho các chiến sĩ để gửi lời hỏi thăm.
C. Viết thư gửi lời hỏi thăm và động viên các chiến sĩ ở hai quần đảo.
D. Vận động bạn bè cùng phấn đấu trở thành những người lính.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Theo em, bảo vệ hoà bình là gì? Biểu hiện của hoà bình.
b. Hãy kể những biện pháp thúc đẩy và bảo vệ hoà bình mà em biết.
Câu 2 (1,0 điểm). Là quản đốc của một xưởng sản xuất, chị B phân công cho em gái công việc nhẹ nhàng mặc dù không đúng chuyên môn. Cuối năm, chị lập danh sách đề xuất khen thường những người thân thiết với mình, không dựa trên năng suất lao động, đóng góp của mỗi người. Nhiều người bức xúc trước cách quản lí của chị B nhưng không biết nên làm như thế nào.
Em có nhận xét gì về cách quản lí của chị B. Theo em, những người lao động trong phân xưởng đó nên làm gì?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 1. Sống có lí tưởng | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 2. Khoan dung | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 4: Khách quan và công bằng | 1 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 2,5 | |
Bài 5: Bảo vệ hoà bình | 2 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 | 1 | 4,5 | |
Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 | 0 | 1,5 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 10 | 0 | 6 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 3,0 | 2,5 | 0 | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 5,0 điểm 50% | 2,5 điểm 20% | 1,5 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1 | 2 | 0 | ||||
Sống có lí tưởng | Nhận biết | Nhận biết được những cơ quan quản lí của thanh niên | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | Biết được ý nghĩa của người sống có lí tưởng | 1 | C14 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 2 | 2 | 0 | ||||
Khoan dung | Nhận biết | Nhận biết được khái niệm khoan dung | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | Chỉ ra được đâu không phải ý nghĩa của khoan dung | 1 | C13 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao |
Bài 3 | 2 | 0 | ||||||||
Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | Nhận biết | Nhận biết được mục tiêu của một số hoạt động cộng đồng | 1 | C3 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được những người được sống trong công đồng | 1 | C12 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Vận dụng cao | ||||||||||
Bài 4 | 6 | 1 | ||||||||
Khách quan và công bằng | Nhận biết | Nhận biết được biểu hiện khách quan. | 1 | C4 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được những biểu hiện không phải khách quan. Biết được vai trò của khách quan. Chỉ ra được biểu hiện của công bằng. | 3 | C11, 15, 16 | |||||||
Vận dụng | Thể hiện được thái độ khách quan công bằng trong cuộc sống hằng ngày | 2 | C19, 22 | |||||||
Vận dụng cao | Vận dụng những kĩ năng đã học giải quyết tình huống | 1 | C2 (TL) | |||||||
Bài 5 | 6 | 1 | ||||||||
Bảo vệ hoà bình | Nhận biết | Nhận biết được biểu hiện khát vọng hoà bình. Nhận biết được các cách bảo vệ hoà bình Trình bày được khái niệm, biểu hiện, những biện pháp thúc đẩy và bảo vệ hoà bình | 2 | 1 | C5, 8 | C1 (TL) | ||||
Thông hiểu | Chỉ ra được các phương châm ngoại gia của nước ta. Chỉ ra được biểu hiện của lòng ưu chuộng hoà bình. | 2 | C10, 17 | |||||||
Vận dụng | Chỉ ra những trường hơp không đúng về bảo vệ hoà bình và biết lựa chọn và tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hoà bình | 2 | C21, 24 | |||||||
Vận dụng cao | ||||||||||
Bài 6 | 6 | 0 | ||||||||
Quản lí thời gian hiệu quả | Nhận biết | Nhận biết được việc quản lí thời gian chưa hiệu quả. Nhận biết được những lưu ý khi thực hiện kế hoạch | 2 | C6, 7 | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được các trường hợp quản lí thời gian hiệu quả. Ý nghĩa của quản lí thời gian hiệu quả. | 2 | C9, 18 | |||||||
Vận dụng | Nêu được cách quản lí thời gian hiệu quả | 2 | C20, 23 | |||||||