Đề thi giữa kì 2 công dân 9 cánh diều (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 2 môn Công dân 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

  CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu có nghĩa là gì?

A. Cần xác định sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống.

B. Trước những biến cố bất ngờ, cần biết kìm nén cảm xúc.

C. Giữ thái độ sợ hãi, lo lắng trước sự thay đổi.

D. Quyết định nhanh chóng để giải quyết thay đổi xảy ra.

Câu 2 (0,25 điểm). Có bao nhiêu cách để tiêu dùng thông minh?

A. Hai cách.

B. Ba cách.

C. Bốn cách.

D. Năm cách.

Câu 3 (0,25 điểm). Sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến là nội dung của:

A. Xác định nhu cầu chính đáng.

B. Tìm hiểu thông tin sản phẩm.

C. Sử dụng sản phẩm an toàn.

D. Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.

Câu 4 (0,25 điểm). Sự thay đổi nào không xảy ra trong cuộc sống?

A. Sức khỏe.

B. Điều kiện kinh tế.

C. Mặt trời mọc.

D. Môi trường sống.

Câu 5 (0,25 điểm). Tiêu dùng thông minh không có vai trò nào sau đây?

A. Xóa hoàn toàn bỏ các thói quen, tập quán tiêu dùng truyền thống của dân tộc.

B. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.

C. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.

D. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Câu 6 (0,25 điểm). Khi có một sự thay đổi đột ngột, bạn thường xử lý như thế nào?

A. Hoảng loạn và không biết phải làm gì.

B. Tìm kiếm thông tin và lên kế hoạch thích ứng.

C. Chờ đợi và xem xét tình hình trước khi hành động.

D. Sợ hãi và nhờ người khác giúp đỡ.

Câu 7 (0,25 điểm). Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” khuyên chúng ta điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thành.

C. Tự tin.

D. Tiết kiệm.

Câu 8 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tiêu dùng thông minh?

A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.

B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.

C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.

D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.

Câu 9 (0,25 điểm). Tại sao mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi?

A. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của mỗi người.

B. Việc thích ứng với sự thay đổi bắt buộc con người phải phát triển theo hướng mà người đưa ra kỷ luật mong muốn.

C. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân dễ dàng học tập và phát triển hơn.

D. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho xã hội không có sự phân biệt đối xử, phân cấp giai tầng.

Câu 10 (0,25 điểm). Thích ứng tốt với thay đổi là người như thế nào?

A. Nóng tính, quyết đoán.

B. Vội vàng, bộp chộp.

C. Điềm tĩnh, gan dạ.

D. Tiêu cực, bảo thủ.

Câu 11 (0,25 điểm). Tại sao phải xác định nhu cầu chính đáng?

A. Mua được đồ dùng cần thiết phù hợp nhu cầu.

B. Bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

C. Sử dụng đúng cách sản phẩm.

D. Chọn lọc thông tin chính xác.

Câu 12 (0,25 điểm). Biện pháp nào không phải thích ứng với thay đổi trong cuộc sống?

A. Gió chiều nào hướng theo chiều đó.

B. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.

C. Giữ sự bình tĩnh trong mọi hòan cảnh.

D. Chủ động tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.

Câu 13 (0,25 điểm). Là học sinh, chúng ta không nên làm gì để có thói quen tiêu dùng thông minh?

A. Tuân thủ cách tiêu dùng thông minh.

B. Mua những đồ dùng mình thích.

C. Khích lệ người thân tiêu dùng thông minh.

D. Rèn luyện thói quen tiêu dùng thông minh.

Câu 14 (0,25 điểm). Sử dụng sản phẩm an toàn có nghĩa là gì?

A. Sử dụng tiền để mua sản phẩm đắt tiền.

B. Sử dụng kế hoạch chi tiêu và mua đồ dùng thiết yếu.

C. Sử dụng đúng cách, đảm bảo chất lượng, an toàn sức khỏe.

D. Sử dụng đồ ngoại quốc có chất lượng cao.

Câu 15 (0,25 điểm). Việc làm quen được với bạn mới trong môi trường học tập mới, sẽ không giúp em:

A. Tạo dựng được nhiều mối quan hệ bạn bè.

B. Giúp đỡ trong học tập để cùng nhau tiến bộ.

C. Chia sẻ với nhau nhiều điều thú vị, bổ ích.

D. Tốn nhiều thời gian trong việc kết giao.

Câu 16 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây là cách sử dụng sản phẩm an toàn?

A. Sử dụng theo lời khuyên của những bài viết trên mạng xã hội.

B. Làm theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm.

C. Sử dụng theo kinh nghiệm của bản thân.

D. Hàng đã quá hạn sử dụng nhưng không có biểu hiện hư hỏng vẫn dùng được.

Câu 17 (0,25 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của người thích ứng tốt với thay đổi?

A. Y cảm thấy thật tự hào và hãnh diện về vẻ bề ngoài của mình.

B. L muốn lảng tránh người khác khi bạn có vết sẹo trên trán.

C. T thấy hạnh phúc khi anh trai của mình đã cưới vợ.

D. H luôn biết kiểm soát tiền ăn hàng tháng dù giá cả đã tăng.

Câu 18 (0,25 điểm). Em sẽ làm thế nào khi đối mặt với sự thất bại hoặc không thành công?

A. Nản lòng và từ bỏ.

B. Học từ kinh nghiệm và cố gắng lại.

C. Đổ lỗi cho người khác và hoàn toàn từ bỏ.

D. Nhờ sự trợ giúp của người khác để giúp mình vượt qua.

Câu 19 (0,25 điểm). Vì sao văn hóa tiêu dùng của Việt Nam lại có tính di động?

A. Vì người Việt chịu ảnh hưởng nhiều từ các nền văn hóa.

B. Vì văn hóa tiêu dùng của người Việt được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hóa song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới.

C. Vì người đặc trưng văn hóa của người Việt Nam là yếu tố dịch chuyển, thay đổi.

D. Vì người Việt thường có các thay đổi nhanh chóng trước các trào lưu mới.

Câu 20 (0,25 điểm). Đâu là cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi?

A. Sống khép kín, xa lánh bạn bè.

B. Rủ rê các bạn tham gia các hội nhóm không lành mạnh trên không gian mạng.

C. Thay đổi cách suy nghĩ luôn theo hướng tích cực.

D. Cho bạn xem bài, nhắc bài bạn trong giờ kiểm tra.

Câu 21 (0,25 điểm). Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, người tiêu dùng cần phải:

A. Thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.

B. Ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.

C. Ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.

D. Cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

Câu 22 (0,25 điểm). Hoàng đang học và làm việc ở nước Anh. Gần đây, Hoàng nghe tin mẹ ốm nặng và phải nhập viện. Hoàng rất nhớ và thương mẹ nhưng không thể về nhà với mẹ vì Hoàng đang dở dang công việc”. 

Nếu là bạn thân của Hoàng, em sẽ làm gì để giúp Hoàng?

A. Khuyên Hoàng gác công việc lại và đặt vé bay về với mẹ.

B. Để Hoàng tự sắp xếp và giải quyết vì Hoàng đã lớn.

C. An ủi Hoàng và khuyên Hoàng nên bình tĩnh lại, hỏi thăm tình hình của mẹ để giải quyết tiếp vì ở nhà vẫn có người thân chăm sóc mẹ.

D. Ủng hộ cho Hoàng về quê thăm mẹ, công việc giao lại cho mình.

Câu 23 (0,25 điểm). H rất thích ăn các món ăn chế biến từ hải sản. Một hôm, H và G đi chợ thấy có người bán hộp thịt cua, ghẹ rẻ hơn hẳn mua hàng tươi sống nên H quyết định mua dù không rõ nguồn gốc”. 

Nếu em là G, em sẽ làm gì?

A. Ủng hộ H mua để tiết kiệm tiền.

B. Để cho H mua nhưng mình sẽ không ăn.

C. Gọi cho mẹ H để báo rằng H mua đồ ăn không rõ nguồn gốc.

D. Ngăn H mua vì thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Câu 24 (0,25 điểm).Chị H thường mua các đồ ăn uống có xuất xứ hữu cơ được để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà”. 

Theo em, việc làm của chị H mang lại các lợi ích gì?

A. Tạo ra được sự tăng trưởng trong kinh tế.

B. Tạo ra được thói quen tiêu dùng lành mạnh, giữ gìn được sức khỏe của cả nhà.

C. Thói quen của chị H giúp tiết kiệm tiền cho gia đình.

D. Theo xu hướng của mạng xã hội, không bị lỗi thời.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Hãy nêu những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống đối với mỗi cá nhân và gia đình.

b. Hãy nêu biện pháp thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.

Câu 2 (1,0 điểm). Đọc tình huống và trả lời câu hỏi sau:

Bạn Hoa có thói quen mua sắm các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trước khi mua bất kì món đồ nào, Hoa thường tìm hiểu thông tin về sản phẩm và cân nhắc lựa chọn dựa trên các tiêu chí về chất lượng, giá cả, thành phần của sản phẩm,… Bạn Thành thì có thói quen mua các sản phẩm theo cảm xúc, hễ thấy những món hàng bắt mắt hoặc được giảm giá là Thành lại mua ngay mà không cần suy nghĩ”.

Em hãy nhận xét về cách tiêu dùng của bạn Hoa và Thành. 

BÀI LÀM

        …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………


 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

BỘ CÁNH DIỀU

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 7: Thích ứng với thay đổi

2

1

6

0

4

0

0

0

12

1

6,0

  

Bài 8: Tiêu dùng thông minh

2

0

6

0

4

0

0

1

12

1

4,0

  

Tổng số câu TN/TL

4

1

12

0

8

0

0

1

24

2

10,0

  

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 


 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

BỘ CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

BÀI 7

12

1

Thích ứng với thay đổi

Nhận biết

- Nêu được định nghĩa của việc chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.

- Chỉ ra được sự thay đổi không xảy ra trong cuộc sống.

- Nêu được những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống đối với mỗi cá nhân và gia đình.

- Nêu được biện pháp thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.

2

1

C1,

C4

C1 ýa

(TL),

C1 ýb

(TL)

Thông hiểu

- Nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.

- Nêu được các tố chất của người thích ứng tốt với thay đổi.

- Chỉ ra được biện pháp không phải thích ứng với thay đổi trong cuộc sống.

- Chỉ ra được việc làm quen được với bạn mới trong môi trường học tập mới sẽ không giúp ích cho em.

- Chỉ ra được nội dung không phải là biểu hiện của người thích ứng tốt với thay đổi.

- Chỉ ra được cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

6

C7,

C10,

C12,

C15,

C17,

C20

Vận dụng

- Nêu được cách xử lý khi có một sự thay đổi đột ngột.

- Nêu được lí do mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi.

- Nêu được cách xử lí khi đối mặt với sự thất bại hoặc không thành công.

- Nêu được cách giải quyết tình huống nếu là bạn thân của Hoàng.

4

C6,

C9,

C18,

C22

BÀI 8

12

1

Tiêu dùng thông minh

Nhận biết

- Nêu được số cách để tiêu dùng thông minh.

- Nêu được khái niệm sử dụng sản phẩm an toàn.

2

C2,

C14

Thông hiểu

- Nêu được nội dung của việc sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến.

- Chỉ ra được vai trò không phải tiêu dùng thông minh.

- Chỉ ra được nhận định đúng khi bàn về vấn đề tiêu dùng thông minh.

- Nêu được lý do phải xác định nhu cầu chính đáng.

- Chỉ ra được thói quen chúng ta không nên làm để tiêu dùng thông minh.

- Chỉ ra ý thể hiện cách sử dụng sản phẩm an toàn.

6

C3,

C5,

C8,

C11,

C13,

C16

Vận dụng

- Nêu được lý do văn hóa tiêu dùng của Việt Nam lại có tính di động.

- Nêu được cách để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

- Nêu được cách xử lý giúp bạn G trong tình huống.

- Nêu được lợi ích mà việc làm của chị H mang lại.

4

C19,

C21,

C23,

C24

Vận dụng cao

Nêu được nhận xét về cách tiêu dùng của bạn Hoa và Thành trong tình huống.

1

C2

(TL)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công dân 9 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay