Đề thi cuối kì 1 công dân 9 cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 1 môn Công dân 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Mục đích của sống có lí tưởng là gì?
A. Tăng cường sức khỏe, kĩ năng sống.
B. Được xã hội công nhận, tôn trọng.
C. Đóng góp cho lợi ích cộng đồng, quốc gia.
D. Giúp bản thân giàu có và khá giả hơn.
Câu 2 (0,25 điểm). Điền vào chỗ chấm: “Truyền thống khoan dung được thể hiện qua cách ... của con người trong các mối quan hệ xã hội.”
A. ứng xử
B. nói chuyện
C. hành động
D. tâm tư
Câu 3 (0,25 điểm). Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?
A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên.
B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia.
C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội.
D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định.
Câu 4 (0,25 điểm). Thiếu khách quan và công bằng có thể đem lại hệ quả gì?
A. Gây ra tổn thất nặng nề, làm ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
B. Không nắm rõ được bản chất của vấn đề, sự việc.
C. Gây ra tổn thất nặng nề cho kinh tế đối với người bị ảnh hưởng.
D. Làm nảy sinh mâu thuẫn trong các mối quan hệ.
Câu 5 (0,25 điểm). Trái nghĩa với hòa bình là gì?
A. Tự chủ
B. Cô lập
C. Xung đột
D. Biểu tình
Câu 6 (0,25 điểm). Việc quản lí thời gian hiệu quả giúp chúng ta:
A. Tăng năng suất, hiệu quả làm việc, học tậo.
B. Tăng áp lực trong công việc, học tập.
C. Tốn nhiều thời gian và công sức hơn trong học tập và làm việc.
D. Cảm thấy không được tự do, thoải mái.
Câu 7 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây thể hiện quản lí thời gian chưa hiệu quả?
A. Lựa chọn biệp pháp hoàn thành công việc phù hợp với bản thân.
B. Đặt mức độ ưu tiên cho mỗi công việc.
C. Lập kể hoạch công việc theo từng ngày.
D. Các công việc dồn đến cuối ngày mới làm.
Câu 8 (0,25 điểm). Đâu là biện pháp để giải quyết mâu thuẫn, bảo vệ hòa bình?
A. Chiến tranh
B. Xung đột
C. Thương lượng
D. Lợi ích
Câu 9 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về công bằng?
A. Được biểu hiện ở việc đối xử bình đẳng, không thiện vị, không phân biệt đối xử.
B. Có vai trò trong việc xây dựng và duy trì một xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh.
C. Thiếu công bằng có thể tạo ra nhận thức sai lệch dẫn đến những quyét định sai lầm.
D. Để thực hiện công bằng, mỗi người cần thường xuyên rèn luyện thái độ, nhìn nhận, đánh giá sự vật theo ý kiến và quan điểm cá nhân.
Câu 10 (0,25 điểm). Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh ở miền Bắc Việt Nam là?
A. 30/4/1975.
B. 01/5/1975.
C. 02/9/1945.
D. 7/5/1954.
Câu 11 (0,25 điểm). Trường hợp nào sau đây không biết cách quản lí thời gian?
A. A thường xuyên thức khuya làm bài tập.
B. Bạn M luôn tự giác làm hết bài tập sau mới chơi game.
C. Chị M luôn phân bổ thời gian hợp lí để vừa đi làm và vừa chăm sóc gia đình.
D. Bạn T phân bổ thời gian hợp lí để vừa có thể ôn thi vừa có thời gian thư giãn.
Câu 12 (0,25 điểm). Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia là gì?
A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.
B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác.
C. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia.
D. Hoạt động nào có ích cho bản thân thì tham gia.
Câu 13 (0,25 điểm). Phương án nào sau đây là biểu hiện của khoan dung?
A. L thường xuyên nói xấu Q với các bạn trong lớp.
B. G luôn tận tình chỉ dạy học sinh và tha thứ những lỗi nhỏ cho các em.
C. V luôn tỏ ra cáu gắt khi người khác làm sai ý mình.
D. K che dấu lỗi lầm của M để bạn không bị phạt.
Câu 14 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên?
A. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.
B. Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.
C. Dễ làm, khó bỏ.
D. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Câu 15 (0,25 điểm). Tại sao thực hiện kế hoạch cần quyết tâm?
A. Để đảm bảo tính kỉ luật và tuân thủ kế hoạch.
B. Vì làm việc gì cũng cần quyết tâm.
C. Rèn luyện kĩ năng quản lí thời gian thuần thục.
D. Giảm áp lực, tạo động lực cho người thực hiện.
Câu 16 (0,25 điểm). Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?
A. 30/4/1975.
B. 01/5/1975.
C. 02/9/1945.
D. 30/4/1954.
Câu 17 (0,25 điểm). Biểu hiện nào không phải là khách quan, công bằng?
A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
B. Giao công việc cho nam và nữ ngang nhau.
C. Xử phạt những học sinh vi phạm quy định của nhà trường.
D. Đề cử người có tài làm cán bộ lãnh đạo.
Câu 18 (0,25 điểm). Tại sao cần bảo vệ hoà bình?
A. Vì hoàn bình giúp nhân dân được tự do làm theo ý thích của mình.
B. Vì hòa bình mang đến thảm họa cho loài người.
C. Vì hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại.
D. Vì hòa bình giúp các nước lớn có khả năng điều khiển các nước nhỏ hơn.
Câu 19 (0,25 điểm). Trong giờ làm việc M luôn rất mất tập trung dẫn tới hiệu quả công việc chưa cao. Nếu là bạn M em sẽ làm gì?
A. Khuyên M nên phân bổ thời gian hợp lí để cải thiện lại.
B. Khuyên M nên tìm một môi trường khác làm việc.
C. Không quan tâm vì đó không phải vấn đề của mình.
D. Khó mà điều chỉnh vì nó trở thành thói quen của M.
Câu 20 (0,25 điểm). Có một bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?
A. Đánh lại bạn nếu bạn đụng tới mình.
B. Hẹn bạn để hỏi rõ và nếu bạn không dừng hành vi này lại thì sẽ báo với cô chủ nhiệm.
C. Báo với công an để bắt giam xử lí bạn.
D. Báo với gia đình để đe dọa bạn.
Câu 21 (0,25 điểm). M và N mới tốt nghiệp được một thời gian, tình cờ gặp lại nhau. M hăng say kể về những công việc mình đã làm trong khoảng thời gian sau khi tốt nghiệp. Kể xong M quay ra hỏi N: “Bạn còn nhớ K hồi nghịch nhất lớp mình không? Mình thấy rằng những người như bạn ấy thường rất khó để thành công”. Em có suy nghĩ gì về cách ứng xử của M?
A. M không nên suy nghĩ như vậy. Vì thành công được tạo nên không chỉ từ kiến thức mà còn là trải nghiệm sống, cơ hội, may mắn,…
B. M suy nghĩ như vậy là đúng.
C. M không nên suy nghĩ như vậy vì M đâu phải bạn thân của K.
D. Suy nghĩ của M là đúng vì nhưng người như K ra xã hội không được tôn trọng và khó tìm được một công việc phù hợp.
Câu 22 (0,25 điểm). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?
A. Trung thành.
B. Thật thà.
C. Khách quan, công bằng.
D. Tiết kiệm.
Câu 23 (0,25 điểm). T và H tranh cãi nhau về đáp án bài toán rất nảy lửa. T có nặng lời nói H là tính sai rồi mà cứ cãi liều. Nếu em là H thì em sẽ làm gì để xử lí tình huống này?
A. Cãi bằng được với bạn T, vì bạn T rất bảo thủ.
B. Im lặng rời đi, từ sau không chơi với bạn T nữa.
C. Hạ giọng, xin lỗi bạn T, cùng nhau giải lại để tìm ra đáp án đúng của bài toán.
D. Bực tức vì bạn T không nể nang gì mình cả.
Câu 24 (0,25 điểm). H luôn có thói quen làm việc ngẫu hứng, gặp việc gì làm việc đó nên thường không hoàn thành bài tập trên lớp đúng hạn. Nếu em là bạn thân của H, em sẽ làm gì để giúp H?
A. Ủng hộ H vì đó là thói quen làm việc của H.
B. Khuyên H nên chỉ tập trung vào học thôi, nếu không sẽ sa sút.
C. Không nói gì với H, vì sợ tình bạn bị rạn nứt.
D. Khuyên H nên sắp xếp công việc theo thời gian biểu để tránh làm này quên kia.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Theo em, thế nào là quản lí thời gian hiệu quả? Tại sao phải quản lí thời gian hiệu quả?
b. Để quản lí thời gian hiệu quả chúng ta cần làm gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Vào dịp nghỉ hè, bạn M rất hay về quê. Ở quê có nhiều chỗ vui chơi, lại được ông bà chiều chuộng. Mỗi lần về, M rất thích chơi với chị họ cùng trạc tuổi. Tuy nhiên, thường chỉ chơi được một lục lại xảy ra mâu thuẫn, khi thì tranh giành đồ ăn, khi thì giành đồ chơi, chỗ chơi. Những lúc như vậy, bà M lại yêu cầu chị họ nhường cho M và giải thích: “Em ở xa, lâu ngày mới về, cháu là chị phải nhường cho em mới đúng”. Nếu em là chị họ của M em sẽ giải quyết như nào?
BÀI LÀM:
……………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 1. Sống có lí tưởng | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 2. Khoan dung | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0,5 | |
Bài 4: Khách quan và công bằng | 1 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 5 | 1 | 2,25 | |
Bài 5: Bảo vệ hoà bình | 2 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 7 | 0 | 1,75 | |
Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả | 2 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 6 | 1 | 4,5 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 10 | 0 | 6 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 3,0 | 2,5 | 0 | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 5,0 điểm 50% | 2,5 điểm 20% | 1,5 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1 | 1 | 0 | ||||
Sống có lí tưởng | Nhận biết | Nhận biết được mục đích của lí tưởng sống | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | Biết được những việc làm thể hiện lí tưởng sống cao đẹp | 1 | C14 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 2 | 2 | 0 | ||||
Khoan dung | Nhận biết | Nhận biết được khái niệm của khoan dung | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | Biểu hiện của khoan dung | 1 | C13 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao |
Bài 3 | 2 | 0 | ||||||||
Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | Nhận biết | Nhận biết được những cá nhân có thể tham gia hoạt động cộng đồng | 1 | C3 | ||||||
Thông hiểu | Những lưu ý khi tham gia hoạt động cộng đồng. | 1 | C12 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Vận dụng cao | ||||||||||
Bài 4 | 5 | 1 | ||||||||
Khách quan và công bằng | Nhận biết | Nhận biết được hệ quả của thiếu khách quan | 1 | C4 | ||||||
Thông hiểu | Biết được những nội dung không đúng khi nói về công bằng. Biết được những biểu hiện không khách quan | 2 | C9, 17 | |||||||
Vận dụng | Thể hiện được thái độ khách quan công bằng trong cuộc sống hằng ngày | 2 | C21, 22 | |||||||
Vận dụng cao | Vận dụng kiến thức đã học giải quyết tình huống. | 1 | C2 (TL) | |||||||
Bài 5 | 7 | 0 | ||||||||
Bảo vệ hoà bình | Nhận biết | Nhận biết được từ trái nghĩa với hoà bình. Những biện pháp giải quyết mâu thuẫn | 2 | C5, 8 | ||||||
Thông hiểu | Biết được vì sao cần bảo vệ hoà bình. Biết được những sự kiến đánh dấu hoà bình ở nước ta | 3 | C10, 16, 18 | |||||||
Vận dụng | Những biện pháp để bảo vệ hoà bình. | 2 | C20, 23 | |||||||
Vận dụng cao | ||||||||||
Bài 6 | 6 | 1 | ||||||||
Quản lí thời gian hiệu quả | Nhận biết | Nhận biết những việc làm quản lí thời gian chưa hiệu quả. Ý nghĩa của quản lí thời gian hiệu quả Trình bay được khái niệm, sự cần thiết và các cách quản lí thời gian | 2 | 1 | C6, 7 | C1 (TL) | ||||
Thông hiểu | Những trường hợp không quản lí thời gian hiệu quả. Biết được sự cần thiết của quản lí thời gian hiệu quả | 2 | C11, 15 | |||||||
Vận dụng | Nêu được những cách quản lí thời gian hiệu quả | 2 | C19, 24 | |||||||